Tiết lộ về sức mạnh của lực lượng pháo binh Nga
Quân đội Nga hiện cũng sở hữu lực lượng pháo binh cực kỳ đông đảo với số lượng 13-14.000 khẩu pháo các loại, có tầm bắn từ vài km tới hàng chục và thậm chí là cả trăm km.
Là một trong những quân đội hùng mạnh, đông đảo nhất thế giới, cho nên yêu cầu hỏa lực của Quân đội Nga là rất rất lớn. Chính vì vậy, bên cạnh hàng nghìn xe tăng, Quân đội Nga hiện cũng sở hữu lực lượng pháo binh cực kỳ đông đảo với số lượng 13-14.000 khẩu các loại.
Trong đó, số lượng pháo xe kéo của lực lượng pháo binh Nga lên tới 4.000 khẩu các loại, nhưng chỉ có khoảng 1.500 khẩu pháo trong trạng thái trực chiến, số còn lại được niêm cất bảo quản lâu dài.
Trang bị pháo kéo của Quân đội Nga có đủ loại, lớn nhất là 152mm. Một số loại pháo kéo của Nga gồm: 2A18 D-30 122mm; 2A36 Giatsint-B 152mm; 2A65 Msta-B; Nona-K 120mm và MT-12 Rapira 100mm.
Ảnh binh sĩ Nga huấn luyện sử dụng pháo kéo.
Trang bị pháo tự hành chiếm số lượng lớn nhất của pháo binh Nga, lên tới 6.000 khẩu các loại.
Các loại pháo tự hành của Nga gồm: 2S1 Gvozdika 122mm; 2S3 Akatsiya 152mm; 2S4 Tyulpan 240mm; 2S5 Giatsint-S 152mm; 2S7 Pion 203mm; 2S19 Msta-S 152mm; 2S23 Nona-SVK 120mm; 2S34 Chosta 120mm.
Trong đó loại hiện đại nhất là 2S19 Msta-S.
Tuy có tới 6.000 khẩu, nhưng số trực chiến chỉ khoảng 2.000 khẩu.
Video đang HOT
Lực lượng pháo phản lực phóng loạt của Quân đội Nga hiện có khoảng 3.600 khẩu.
Tuy nhiên cũng chỉ có chừng 1.200 khẩu pháo phản lực trực chiến, chiếm số đông là loại BM-21 Grad.
Số trực chiến của tổ hợp pháo phản lực phóng loạt mạnh mẽ nhất BM-30 Smerch được cho là chỉ khoảng 30 khẩu, còn lại hơn 100 khẩu niêm cất.
Pháo binh Nga cũng được trang bị một số tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác và tự hành. Ví dụ như tổ hợp tên lửa Khrizantema-S có khả năng phá hủy mọi xe tăng tối tân trên thế giới.
Là một trong những quân đội hùng mạnh, đông đảo nhất thế giới, cho nên yêu cầu hỏa lực của Quân đội Nga là rất rất lớn. Chính vì vậy, bên cạnh hàng nghìn xe tăng, Quân đội Nga hiện cũng sở hữu lực lượng pháo binh cực kỳ đông đảo với số lượng 13-14.000 khẩu các loại.
Trong đó, số lượng pháo xe kéo của lực lượng pháo binh Nga lên tới 4.000 khẩu các loại, nhưng chỉ có khoảng 1.500 khẩu pháo trong trạng thái trực chiến, số còn lại được niêm cất bảo quản lâu dài.
Trang bị pháo kéo của Quân đội Nga có đủ loại, lớn nhất là 152mm. Một số loại pháo kéo của Nga gồm: 2A18 D-30 122mm; 2A36 Giatsint-B 152mm; 2A65 Msta-B; Nona-K 120mm và MT-12 Rapira 100mm.
Ảnh binh sĩ Nga huấn luyện sử dụng pháo kéo.
Trang bị pháo tự hành chiếm số lượng lớn nhất của pháo binh Nga, lên tới 6.000 khẩu các loại.
Các loại pháo tự hành của Nga gồm: 2S1 Gvozdika 122mm; 2S3 Akatsiya 152mm; 2S4 Tyulpan 240mm; 2S5 Giatsint-S 152mm; 2S7 Pion 203mm; 2S19 Msta-S 152mm; 2S23 Nona-SVK 120mm; 2S34 Chosta 120mm.
Trong đó loại hiện đại nhất là 2S19 Msta-S.
Tuy có tới 6.000 khẩu, nhưng số trực chiến chỉ khoảng 2.000 khẩu.
Lực lượng pháo phản lực phóng loạt của Quân đội Nga hiện có khoảng 3.600 khẩu.
Tuy nhiên cũng chỉ có chừng 1.200 khẩu pháo phản lực trực chiến, chiếm số đông là loại BM-21 Grad.
Số trực chiến của tổ hợp pháo phản lực phóng loạt mạnh mẽ nhất BM-30 Smerch được cho là chỉ khoảng 30 khẩu, còn lại hơn 100 khẩu niêm cất.
Pháo binh Nga cũng được trang bị một số tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác và tự hành. Ví dụ như tổ hợp tên lửa Khrizantema-S có khả năng phá hủy mọi xe tăng tối tân trên thế giới.
TheoTiền phong
Tiết kiệm tiền, Malaysia mua 30 pháo tự hành M109 Mỹ?
Nhằm hạn chế chi phí, nhiều khả năng Quân đội Malaysia sẽ mua 30 pháo tự hành M109 đã qua sử dụng từ Mỹ.
Nhằm hạn chế chi phí, nhiều khả năng Quân đội Malaysia sẽ mua 30 pháo tự hành M109 đã qua sử dụng từ Mỹ.
Tờ Malaysian Defence đưa tin cho hay, Quân đội Malaysia đang nhắm tới việc mua lại khoảng 30 pháo tự hành M109 Paladin đã qua sử dụng của Quân đội Mỹ theo chương trình bán các thiết bị quân sự thừa (EDA) của nước này. Được biết tất cả những chiếc M109 trên của Mỹ đều sẽ được nâng cấp lên biến thể M109A5 trước khi được chuyển giao cho Quân đội Malaysia nếu như hợp đồng này được thông qua.
Quá trình nâng cấp pháo tự hành M109 Paladin có thể sẽ được thực hiện ở Mỹ hoặc Malaysia tùy theo các điều khoản do hai nước này thảo thuận. Tuy nhiên chỉ có khoảng 20 chiếc M109 được nâng cấp lên biến thể M109A5 trong khi đó số còn lại được sử dụng như kho phụ tùng thay thế.
Pháo tự hành M109A5 của Quân đội Đài Loan.
Theo dữ liệu của EDA, Malaysia chưa từng tham gia vào các hợp đồng mua lại vũ khí đã qua sử dụng của Mỹ, do đó nhiều khả năng hợp đồng khó có thể được Quốc hội Mỹ thông qua. Trong khi đó một số quốc gia khác như Australia, Canada và cả Singapore đều sử dụng chương trình EDA của Mỹ như một nguồn cung phụ tùng trang thiết bị quân sự của họ
Nếu được nâng cấp lên biến thể M109A5, Paladin sẽ được trang bị pháo tiêu chuẩn M284 155mm với tầm bắn hiệu quả tới 23,5km và có thể đạt tới 30km với đạn tăng tầm.
Biến thể M109A5 còn có thể mang theo 36 viên đạn pháo 155mm với hệ thống cơ diesel Detroit Diesel 8V71T có công suất lên tới 440 mã lực. Bên cạnh đó pháo tự hành M109A5 của Malaysia cũng có thể được nâng cấp hệ thống điều khiển hỏa lực hoặc các nâng cấp bổ sung khác. Hiện tại các biến thể pháo tự hành M109 Paladin hiện đại nhất của Quân đội Mỹ là M109A6 và M109A7.
Việc đưa vào trang bị pháo tự hành M109A5 được xem là bước tiến lớn của lực lượng Lục quân Malaysia khi các đơn vị tăng thiết giáp của nước này có thể thành lập Lữ đoàn tăng thiết giáp đầu tiên. Trong đó nhiều khả năng Trung đoàn tăng thiết giáp số 11 (11 Kor Armor DiRaja) của Malaysia sẽ được trang bị M109A5, hiện tại trung đoàn này chỉ được trang bị các xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91M và một số loại xe bọc thép.
Xe tăng chiến đấu chủ lực PT-91M thuộc trung đoàn tăng thiết giáp số 11 của Quân đội Malaysia.
Tuy nhiên, có nguồn tin cho rằng, Bộ Quốc phòng Malaysia vẫn chưa thể chắc chắn về việc mua lại pháo tự hành M109 từ Mỹ. Thậm chí các pháo tự hành này nhiều khả năng sẽ không được biên chế cho Trung đoàn tăng thiết giáp số 11 khi mà trung đoàn này không được tổ chức để hoạt động theo cấp lữ đoàn. Và vấn đề cuối cùng là ngân sách dành cho việc mua những chiếc M109 chỉ có thể được giai ngân trong giai đoạn 2017-2018.
Một số nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Malaysia còn cho rằng, hợp đồng mua những chiếc M109A5 từ Mỹ cũng có thể bị đe dọa khi nó phải cạnh tranh trực tiếp từ mẫu pháo tự hành PzH2000 của Đức. Khi mà Quân đội Đức đang có kế hoạch cắt giảm số lượng nhất định siêu pháo tự hành này.
Xét về mặt công nghệ PzH2000 hoàn toàn vượt trội M109A5 với pháo chính Rheinmetall 155 mm L52 có tầm bắn từ 30-35km và có thể lên tới 40km với đạn tăng tầm.
Siêu pháo tự hành PzH2000 của Quân đội Đức.
Rào cản lớn nhất của PzH2000 là nó giá thành khá đắt so với M109A5, điển hình như Quân đội Croatia vừa chi hơn 40 triệu USD cho mỗi hệ thống pháo tự hành PzH2000 mua từ Đức với số lượng khoảng 12 chiếc. Bên cạnh đó còn có cả chi phí hiện đại hóa, bảo dưỡng, phụ tùng đi kèm và huấn luyện đào tạo.
Trong năm 2011, Quân đội Chile chỉ phải chi khoảng 15,8 triệu USD cho 12 pháo tự hành M109A5 mua theo chương trình EDA của Mỹ với giá khoảng 700.000 USD cho mỗi hệ thống. Đó đã là bao gồm chi phí sửa chữa, nâng cấp, đào tạo và tiền vận chuyển.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Nga ồ ạt triển khai pháo hạng nặng ở Syria Nhiều nguồn tin chia sẻ với trang mạng tình báo Debkafile rằng, Nga ồ ạt triển khai pháo hạng nặng ở Syria trong những ngày qua. Nhiều nguồn tin chia sẻ với trang mạng tình báo Debkafile rằng, Nga ồ ạt triển khai pháo hạng nặng ở Syria trong những ngày qua. Sau nhiều vụ tấn công (trong đó có cả việc các...