Tiết lộ thú vị về ông vua bán lẻ trên internet
Amazon.com vẫn còn rất nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết.
Là một trong những gã khổng lồ vẫn bám trụ vững vàng sau cuộc khủng hoảng Dotcom, trang bán hàng trực tuyến Amazon.com được coi như một biểu tượng trên mạng internet, giống như tháp Eiffel tại thủ đô Paris vậy. Tuy nhiên không nhiều người biết rằng người sáng lập trang web, Jeff Bezos đã khởi nghiệp bằng việc bán máy tính cũ trong ga-ra để có được cơ nghiệp toàn cầu gồm 12 trang web bán hàng trực tuyến khổng lồ như ngày nay.
Với hơn 30% tổng giá trị hàng hoá bán trực tuyến toàn nước Mỹ, cùng hơn 33.000 nhân viên làm việc khắp mọi nơi trên thế giới, cái tên Amazon đã đứng ngang hàng với những tên tuổi của mạng toàn cầu như IMDB, Zappos.com hay LOVEFiLM.
Tuy nhiên bên cạnh đó, Amazon.com vẫn còn rất nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết. Những ví dụ dưới đây chỉ là một phần nhỏ trong rất nhiều bí mật thú vị đã tồn tại kể từ khi Amazon.com bắt đầu đi vào hoạt động cho tới nay.
1. Cái tên
Đã có lúc Amazon suýt bị gọi là “Cadabra” trong cụm từ “Abracadabra”. Tuy nhiên ngay lập tức, Bezos đã thay đổi nó vì ông đã nghe nhầm thành “Cadaver” (tiếng Anh nghĩa là xác chết).
Nhà sáng lập đổi tên công ty của mình theo tên một dòng sông vì hai lý do, thứ nhất là để minh chứng khối lượng sách khổng lồ mà họ bán (sẽ nói thêm ở dưới). Thứ hai, cái tên bắt đầu bằng ký tự &’A’ sẽ dễ được người sử dụng ghé thăm hơn.
2. Cuốn sách bán ra đầu tiên
Ban đầu, Amazon.com là một trang web chuyên bán những cuốn sách đủ nội dung và thể loại. Cuốn sách đầu tiên mà trang web này bán ra có tựa đề “Fluid Concepts & Creative Analogies”. Nó được bán vào tháng 7 năm 1995. Trong tháng làm việc đầu tiên, Amazon.com đã nhận được đơn đặt hàng từ 50 bang của nước Mỹ, cũng như 45 nước trên toàn thế giới.
3. Khủng hoảng Dotcom và tầm nhìn lạc quan của Bezos
Video đang HOT
Amazon đã sống sót sau “Bong bóng Dotcom”, nhưng thiệt hại mà nó phải gách chịu cũng vô cùng nặng nề. Đã có lúc giá một cổ phiếu của công ty này tụt giảm từ 100 USD xuôgsn chỉ còn vỏn vẹn… 6 USD. Thực chất, Amazon.com đã thua lỗ hơn 3 tỉ USD trong những năm đầu tiên và không có báo cáo lợi nhuận cho đến quý 1 năm 2001, 6 năm sau khi đi vào hoạt động. Đến năm 2003, trang web này mới có được năm làm việc thành công thực sự đầu tiên khi tạo ra lợi nhuận trong cả năm. Tuy nhiên ông chủ của trang web lại chẳng hề bi quan một chút nào về tình hình công ty.
4. Những chiếc “Bàn cửa”
Bạn đã đọc đúng rồi đấy! Đó là một trong những lý do khiến cho Amazon có thể giảm chi phí phát sinh, từ đó trụ vững qua cuộc khủng hoảng đã hiến rất nhiều ông lớn lĩnh vực internet phải gục ngã đầu thế kỷ XXI.
Dẫn lời của cựu nhân viên Amazon.com, Greg Linden: “Mua một cánh cửa gỗ, tốt nhất là chọn những cánh cửa chưa bị khoan cắt gì. Sau đó cưa hai thanh gỗ dài khoảng 1 mét 8 ra làm đôi, và đóng 4 thanh gỗ này vào cánh cửa. Vậy là chúng ta đã có một chiếc “bàn cửa” cho những lập trình viên của Amazon”. Được biết hiện tại vẫn còn một số chiếc bàn theo kiểu này được sử dụng.
5. Ý nghĩa của logo
Ban đầu, Amazon sử dụng hình ảnh một dòng sông làm logo. Đến năm 2000, thiết kế của Turner Duckworth đã được chọn làm logo mới của Amazon, thứ được dùng làm hình ảnh của công ty này đến tận bây giờ.
Theo Duckworth, đường cong hình nụ cười tượng trưng cho việc Amazon “rất vui khi được chuyển bất cứ món đồ gì tới bất cứ đâu”. Không chỉ có vậy, &’nụ cười’ này còn giống như một mũi tên, chỉ từ A tới Z, với ý nghĩa “Amazon có tất cả mọi thứ, từ A tới Z”.
6. Cơ hội gặp CEO qua đường dây nóng
Để hiểu thêm quá trình trợ giúp khách hàng, cứ 2 năm một lần, mọi nhân viên của Amazon.com đều phải bỏ ra 2 ngày để làm công việc trực điện thoại để làm nhiệm vụ trợ giúp khách hàng. Kể cả CEO Jeff Bezos cũng không phải ngoại lệ.
Trao đổi với tờ Business Week, Bezos cho biết: “Nó vừa vui vừa hữu ích. Có một lần tôi nhận được một cuộc điện thoại của khách hàng. Anh ta đặt mua 11 món đồ từ 11 nhà cung cấp khác nhau, và rồi anh ta… ghi nhầm địa chỉ người nhận”.
7. Chiếc đĩa CD trị giá… 3 tỉ USD!
Vào năm 2010, anh chàng Brian Klug đã phát hiện ra một món đồ đắt bất thường trên trang web của Amazon: Một chiếc đĩa CD-ROM với cái giá 2.904.980.000 USD! Vô cùng tò mò, anh chàng này đã cố thử đặt mua chiếc đĩa, và Amazon.com cũng thông báo lại rằng tác vụ giao dịch đã được thực hiện! Tuy nhiên sau đó Amazond dã phải gửi một bức thư điện tử tới cho Klug với nội dung rằng vụ mua bán nói trên không thể thực hiện. Chưa dừng lại tại đó, Amazon đã phải gọi điện lại cho Brian Klug để xác nhận việc huỷ bỏ vụ mua bán chiếc đĩa CS với giá “trên trời” này.
8. Sản phẩm phá vỡ kỷ lục đặt hàng trên Amazon
Đó chính là album mang tên “I Dreamed a Dream” của nữ ca sĩ Susan Boyle. Đánh bại những tên tuổi nghệ sĩ lớn như Norah Jones, U2 hay Coldplay, album đầu tay của nữ thí sinh tham gia cuộc thi Britain’s Got Talent này đã trở thành album được đặt hàng nhiều nhất trên Amazon.com.
9. Chiếc đồng hồ 10.000 năm của Jeff Bezos
Thoạt nghe thì có vẻ điên khùng, nhưng hiện tại CEO của Amazon đang tham gia một dự án chế tạo ra một chiếc đồng hồ 10 nghìn năm! Chiếc đồng hồ này sẽ tích tắc 1 năm một lần, cây kim sẽ di chuyển sau 100 năm, và sẽ đổ chuông cứ sau 1 thiên niên kỷ!
10. Những nhãn hiệu riêng của Amazon
Bên cạnh nhãn hiệu Amazon Basics và Kindle, Amazon.com còn sở hữu 3 thương hiệu riêng nữa, đó là Pike Street, Pinzon và Strathwood. Nếu như Pike Street và Pinzon là hai thương hiệu dụng cụ nhà bếp và đồ dùng gia đình, thì Strathwood là thương hiệu đồ ngoại thất sân vườn của ông trùm mua bán trực tuyến.
Theo BĐVN
"Lê Cát Trọng Lý có gì đâu mà dám kiêu?!!"
Phát hành Album đầu tay mang chính tên mình cách đây ít ngày, Lê Cát Trọng Lý một lần nữa lại khiến làng nhạc xôn xao với sản phẩm của mình. Sau khi phát hành ra thị trường theo nhiều kênh khác nhau, trong đó có sử dụng dịch vụ bán hàng trực tuyến, Lê Cát Trọng Lý cho biết đã nhận được những phản hồi rất tốt từ phía công chúng yêu nhạc. Những comment, những cái "like" để lại chính là động lực lớn nhất để Lê Cát Trọng Lý quyết tâm đi theo lựa chọn âm nhạc của mình.
Năm 2008, cái tên Lê Cát Trọng Lý bất ngờ nổi lên như một hiện tượng khi ca khúc Chênh vênh do Lý sáng tác và tự trình bày cùng cây đàn guitar giành được giải thưởng Ca khúc của năm trong khuôn khổ chương trình Bài hát Việt (BHV) của VTV - Đài Truyền hình Việt Nam. Lý đồng thời được tôn vinh là Tác giả trẻ triển vọng cùng với Nguyễn Duy Hùng tại sân chơi này. Trước đó, trong cuộc thi Hát cho niềm đam mê, Lý cũng đã vượt qua nhiều đối thủ khác để giành giải ba...
Thế nhưng, trái với kỳ vọng của nhiều người yêu nhạc, Lý vẫn chỉ ôm đàn hát ở các quán cà phê, nơi khán giả luôn rất hạn chế. Lẽ ra, với khả năng và những cơ sở sẵn có, Lý hoàn toàn có thể thành công hơn. Hỏi, Lý chỉ cười: "Lý không thể sống khác mình, cũng không thể phồng lên quá mức so với nội lực của bản thân". Lý kể sau khi chiến thắng ở BHV cô gần như lạc lối - không biết mình phải làm gì. Cũng đã có một số lời đề nghị Lý tham gia dự án này kia, nhưng tất cả chỉ hoàn không khi Lý phát hiện ra chúng không thuần túy vì nghệ thuật, vì âm nhạc. Cuối cùng Lý quyết định trở lại với bản thân mình - chỉ làm điều mình muốn. Những sân khấu nho nhỏ tỏ ra phù hợp với Lý hơn. Ở đó, Lý có thể hát, kể chuyện cho những con tim đồng điệu và có được ít tiền trang trải cuộc sống, dành dụm thực hiện album như một cách đánh dấu sự nghiệp của mình.
"Điều quan trọng nhất là mình vui với công việc, với cảm xúc của bản thân. Trong từng đêm diễn, nhìn thấy khán giả vui khi nghe tôi hát, đó là phần thưởng rất lớn không dễ gì có được. Không làm cái gì đó quá lớn, Lý có nhiều thời gian hơn để sáng tác, để trải nghiệm cuộc sống riêng. Có nhiều tiền cũng thích, nhưng nếu được chọn, tôi vẫn chọn sống như bây giờ" - Lý nhẹ nhàng nói.
Hơn hai năm cho một album Lê Cát Trọng Lý là khoảng thời gian đủ để Lý trưởng thành hơn trong cả cách hát lẫn kỹ năng sáng tác. Hỏi sao Lý không phát hành online như nhiều đồng nghiệp trẻ, Lý cho biết: "Phát hành album qua mạng hay qua đĩa đều có những cái lợi riêng. Trong phần lớn trường hợp, album online như một sự quảng bá, giới thiệu bản thân để từ đó ta có show diễn, có thể nâng được giá thù lao. Khán giả của Lý hơi khác một chút. Họ là những người thích nghe đĩa. Đi diễn ở Trung tâm văn hóa Pháp, ở Na Uy, nhiều bạn nước ngoài hỏi Lý có đĩa không để họ mua. Ba mẹ của các bạn Lý cũng không thường vào mạng nghe nhạc. Có người nhắc Lý về chuyện đĩa lậu. Đó là điều đáng quan tâm, nhưng Lý biết công chúng của mình là ai nên rất tự tin vào khả năng thành công của đĩa nhạc mới".
Quyết tâm "chống lại gia đình" bằng cách xin thi vào trường nhạc học viola và dự định sẽ tiếp tục học lên cao học, hành trình tương lai của Lê Cát Trọng Lý vẫn còn dài mà như Lý nói - chỉ cần có quyết tâm, không có điều gì là không làm được.
Hỏi Lý về chuyện nhiều người nói cô rất kiêu, Lý cười: "Lý không nghĩ là mình kiêu, mà có thể vì Lý không giỏi trả lời phỏng vấn, không giỏi nói dài. Bên cạnh đó cũng có một số anh chị đến gặp Lý mà không biết phải hỏi gì càng khiến Lý không biết trả lời sao. Lý có nghe ai đó nói "Tôi trẻ, tôi đẹp, tôi có quyền kiêu" nhưng Lý không nghĩ vậy. Tuổi trẻ, nhan sắc không tồn tại mãi, chỉ có tài năng ở lại. Nhưng ngay cả những người tài năng nhất còn không dám tỏ ra kiêu ngạo thì Lê Cát Trọng Lý có gì đâu để mà kiêu".
Theo Phụ nữ Online
Lee Hyori bị kiện 500 triệu won vì "tội" làm hỏng hình ảnh đẹp Mới đây, theo tờ Seoul Metropolitan Newspaper của Hàn Quốc đưa tin, Interpark - một trong những trang web bán hàng trực tuyến lớn nhất Hàn Quốc mà "nữ hoàng gợi cảm" Lee Hyori làm người đại diện đã đệ đơn kiện công ty giải trí Mnet Media, yêu cầu đòi bồi thường 490 triệu won (422.000 USD) vì Lee Hyori đã làm...