Tiết lộ quy trình đỡ trẻ, trao con không thể nhầm ở BV phụ sản
Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, việc quản lý bằng số cả mẹ và con, đồng thời giao trách nhiệm từ nhân viên y đến và bảo vệ bệnh viện, nên việc trao nhầm con rất khó xảy ra.
Trong những ngày gần đây, liên tiếp các sự việc trao nhầm con tại các nhà hộ sinh cách đây 42 năm và sau đó là 29 năm khiến dư luận rất hoang mang lo lắng, nhiều ý kiến cho rằng, nến không kiểm soát chặt chẽ thì ngay tại các bệnh viện hiện nay cũng rất dễ xảy ra trường hợp trao nhầm con cho các bà mẹ.
Để hiểu rõ hơn về quy trình sinh con, tiếp nhận, chăm sóc từ khi sản phụ vào nhập viện cho đến khi “mẹ tròn, con vuông”, phóng viên đã có mặt tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nơi mỗi năm có khoảng 40.000 em bé ra đời.
Sản phụ và trẻ sơ sinh cùng mã số (Ảnh: Nam Nguyễn)
Trao đổi với phóng viên, bà Trương Thị Mỹ Hà (Điều dưỡng trưởng Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) khẳng định: “Hơn 20 năm làm việc tại bệnh viện, tôi chưa thấy có một ca nào trao nhầm con cho sản phụ cả, ở đây chúng tôi có những quy định rất cụ thể và chặt chẽ giữa việc giao, nhận trẻ sơ sinh cũng như giữa bà mẹ và nhân viên y tế.
Không chỉ có vậy, chúng tôi còn gắn tránh nhiệm của từng cá nhân, người có trách nhiệm từ nhân viên y tế cho đến bảo vệ bệnh viện”.
Theo bà Hà, để tránh việc trao nhầm trẻ, các nhân viên y tế phải chuẩn bị đầy đủ các cặp số đánh dấu sơ sinh cho mẹ và con, các số đánh dấu đó phải giống nhau. Số đeo không trùng nhau giữa các trẻ và các mẹ và phải theo thứ tự liên tục.
Những số này phải được công khai và đeo theo từng cặp ngay tại bàn đẻ, bàn đón mổ. Đồng thời, việc thực hiện đeo số, kiểm tra để đánh dấu trẻ và ghi vào hồ sơ bệnh án phải do một người thực hiện, còn người đỡ đẻ có tránh nhiệm đọc to giờ sinh, ngày sinh, công khai giới tính của trẻ ngay tại bàn mổ.
Điều dưỡng trưởng Bệnh viện Phụ sản Trung ương Trương Thị Mỹ Hà đang ân cần hỏi thăm, kiểm tra mã số của sản phụ và trẻ sơ sinh
Video đang HOT
Bài liên quan:
Còn người làm hồ sơ bệnh án có trách nhiệm nhìn, kiểm tra lại giới tính, số mẹ, số con trước khi ghi vào hồ sơ bệnh án. Đồng thời trong ca trực cần phải thường xuyên đi kiểm tra để đảm bảo việc chăm sóc trẻ, hướng dẫn sản phụ và gia đình phối hợp chăm sóc, theo dõi, kịp thời phát hiện và cảnh giác với những hiện tượng nghi ngờ, mất an ninh để có biện pháp xử lý.
Cũng theo vị điều dưỡng trưởng này, khi bàn giao trẻ tại giường bệnh, nhân viên y tế chỉ bàn giao con cho bà mẹ, không giao cho bất kỳ ai, đối chiếu số mẹ, số con trùng khớp và kiểm tra thêm giới tính của trẻ. Các trường hợp đặc biệt khác phải do cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc, khi sản phụ chưa đủ sức khỏe để nhận biết trẻ thì không được bàn giao cho con cho sản phụ.
Còn khi nhân viên y tế nhận trẻ từ mẹ, cần phải thông báo cho sản phụ biết lý do đón trẻ tách mẹ như: cho đi tắm, tiêm hoặc điều trị bệnh lý. Đồng thời, đối chiếu hồ sơ bệnh án tên mẹ, tên con, mã số con và số mẹ đeo khớp với bệnh án sơ sinh…
Để tránh tình trạng nhầm lẫn và sử dụng lại số, khi ra viện bệnh viện yêu cầu sản phụ tự giữ lại số để không có tình trạng người khác lấy nhầm. Thậm chí, ngay cả lực lượng bảo vệ cũng có trách nhiệm trong việc kiểm soát này, đó là kiểm soát giấy ra viện, giấy chứng sinh cũng như số trẻ ra viện…
“Bằng tất cả những biện pháp trên, tôi khẳng định khó có thể xảy ra trường hợp trao nhầm trẻ cho sản phụ. Còn riêng về việc tráo đổi thì với lương tâm người thầy thuốc, các nhân viên bệnh viện phụ sản Hà Nội sẽ không bao giờ làm như vậy”, bà Hà nói.
Cũng theo bà Hà, hiện nay bệnh viện vẫn đang áp dụng số đeo đánh dấu theo thứ tự và ép bằng nhựa mica, nên việc nhòe hoặc mờ số là không thể xảy ra. Hơn nữa, việc đeo dây giữ số vào cổ trẻ và đeo vào cổ tay sản phụ cũng khó có thể xảy ra tình trạng tuột, vì trẻ sơ sinh và sản phụ là những người cần được nâng niu, chăm sóc đặc biệt nhẹ nhàng.
“Hiện chúng tôi cũng đang áp dụng số đeo tay cho mẹ và con bằng cách bấm cố định, không thể tháo ra được (sau khi ra viện sẽ cắt). Nếu thấy phù hợp chúng tôi sẽ áp dụng trong toàn viện trong thời gian tới, phương pháp này sẽ an toàn tuyệt đối và không bao giờ có chuyện nhầm lẫn”, điều dưỡng trưởng Hà cho biết.
Theo_Eva
Thủy điện giữ nước, hạ du khát: Làm sai lệnh Thủ tướng
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Đăk My thừa nhận Thủy điện ĐăkMy 4 đã ăn gian, không xả nước đúng quy trình
Theo dự báo, đầu mùa khô năm nay, mực nước các hồ thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đều thấp hơn mực nước dâng tối thiểu được quy định trong quy trình vận hành liên hồ chứa. Đặc biệt, đối với Thủy điện A Vương từ cuối năm 2015, thiếu hơn 18 m nước so với mực nước dâng bình thường.
Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia đã phải tách Thủy điện A Vương ra khỏi thị trường bán điện để tích nước từ ngày 8.12.2015.
Tuy nhiên đến thời điểm này, Thủy điện A Vương vẫn còn thiếu cả trăm triệu m3 nước. Lưu lượng dòng chảy trung bình về các hồ thủy điện Sông Tranh 2, Sông Bung 4, Đắk Mi 4 cũng suy giảm nghiêm trọng.
Trong khi nguồn nước khan hiếm thì Thủy điện Đăk My 4 chỉ biết lo cho lợi ích của mình mà không trả nước về hạ du đúng Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn khiến hạ du thiếu nước.
Thân đập Thủy điện Đăk My 4.
Như VOV đã nhiều lần phản ánh, Nhà máy thủy điện ĐăkMi4 được thiết kế chuyển toàn bộ nước từ sông ĐăkMi qua sông Thu Bồn để tối ưu hóa lợi ích phát điện mà không trả nước về sông Vu Gia đúng với dòng chảy tự nhiên. Từ đây làm ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt, sản xuất của hơn 1,7 triệu dân vùng hạ du sông Vu Gia, đặc biệt là nước sinh hoạt cho gần 1 triệu dân thành phố Đà Nẵng.
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt, xâm nhập mặn... ngày càng nghiêm trọng, nhất là trong mùa khô.
Ông Hoàng Thanh Hòa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT thành phố Đà Nẵng cho biết: từ đầu năm đến nay tất cả các sông của Đà Nẵng đều bị nhiễm mặn: "Đến nay đã có 24 ngày nhiễm mặn. Làm ảnh hưởng đến việc cấp nước sinh hoạt và ảnh hưởng đến gần 800 ha đất nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng. Qua kiểm tra quy trình vận hành chúng tôi thấy một số thủy điện trên thượng nguồn chưa vận hành theo đúng quy trình vận hành. Trong đó đặc biệt là thủy điện Đăk My 4 một số tháng vừa qua, lượng nước xả về qua cống xả sau về phía sông Vu Gia, về phía Đà Nẵng chưa đáp ứng được theo quy trình".
Ông Đinh Hữu Tấn - TGĐ Công ty Thủy điện Đăk My thừa nhận có ăn gian khi xả nước về hạ du.
Những năm trước đây, chính quyền thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam nhiều lần phản đối, kiến nghị các bộ, ngành Trung ương và Thủ tướng Chính phủ giải quyết tình trạng này.
Tháng 9 năm ngoái, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Theo đó, yêu cầu Thủy điện Đăk My 4 phải vận hành xả nước về hạ lưu sông Vu Gia. Quy trình này cũng quy định cụ thể, khi mực nước tại trạm Thủy văn Ái Nghĩa ở mức bao nhiêu thì thủy điện Đăk My4 phải xả nước với lưu lượng tương ứng. Tuy nhiên, Thủy điện Đăk My 4 đã vi phạm quy trình này khiến thành phố Đà Nẵng ở hạ du sông Vu Gia liên tục nhiễm mặn.
Ông Đinh Hữu Tấn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Đăk My thừa nhận Thủy điện ĐăkMy 4 đã ăn gian, không xả nước đúng quy trình. Bởi theo ông Tấn, xả nước trả lại sông Vu Gia đồng nghĩa với nhà máy xả nước ra biển mà không lấy được tiền!!!. Ông Đinh Hữu Tấn cho biết, Nhà máy Thủy điện Đăk My 4 xả nước theo mực nước tại trạm Thủy văn Ái Nghĩa mà mực nước ở đó lên xuống bất thường, nên Đà Nẵng phải thông cảm là việc trả nước về cho thành phố rất khó khăn.
Ông Đinh Hữu Tấn cho biết, khi Thủy điện A Vương và Sông Bung 4 dừng chạy máy thì Đăk My 4 vẫn phải trả nên phải cân đối ở mức độ tương đối: "Chúng tôi tuân thủ hàng ngày nhưng rõ ràng là có ăn gian một tý. Ví dụ như là đáng lý xả 5m3/s thì chỉ xả 3m3/s hay như là đáng lý xả 8 thì chúng tôi chỉ xả 5. Bởi vì A Vương với Sông Bung mà không chạy máy thì rõ ràng chúng tôi phải dốc hết nước về cho Ái Nghĩa. Thế cho nên rõ ràng đối với nhánh Vu Gia về Đà Nẵng thì phải thông cảm một phần cho chúng tôi. Bởi vì chúng tôi xả là xả nước ra là nước ra biển, không lấy được tiền".
Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn quy định lấy mực nước ở Ái Nghĩa lúc 7 giờ làm chuẩn, nếu mực nước ở trạm Thủy văn Ái Nghĩa mà nhỏ hơn 2,67m thì Thủy điện Đăk My 4 phải xả nước liên tục với lưu lượng 25m3/s; từ 2,67m đến hơn 2,80m thì xả ít hơn. Ông Hoàng Xuân Bẩy, Cục trưởng Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các Nhà máy Thủy điện tuân thủ nghiêm Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Vu Gia- Thu Bồn mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành: "Anh bảo anh khó, không khó gì cả, dao động đấy nhưng 7 giờ sáng thì có một giá trị. Và anh cứ vận hành đúng như thế.
Đối với Đăk My, quan điểm đầu tiên và tính toán ở đây là ưu tiên xả nước về sông Vu Gia cho Đà Nẵng là chính, chứ có quy định phải xả về sông Thu Bồn bao nhiêu đâu?. Sông Thu Bồn thì thủy điện Sông Tranh lãnh trách nhiệm chính. Đăk My 4 căn cứ tình hình lượng nước còn lại để chủ động tính toán xả về sông Thu Bồn, còn với sông Vu Gia thì phải theo quy tắc. Quy định xả 3 mà xả 2,99 thì còn châm chước, chứ chỉ xả 2,1 thì không được".
Ông HOàng Quốc Vượng - Thứ trưởng Bộ Công thương.
Với tỉnh Quảng Nam, nhu cầu chủ yếu là phục vụ tưới tiêu. Vì thế, ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị, từ ngày 15/4 đến 15/5, các hồ thủy điện chỉ phát điện vừa phải, không có sự chênh lệch lớn để đảm bảo nước tưới cho hạ du trong mùa cao điểm nắng hạn: "Từ những năm 1975- 1976, hiện tượng nhiễm mặn đã có rồi nhưng từ khi có thủy điện thì tần suất và thời gian nhiều hơn.
"Thời điểm này, tôi đề nghị 2 nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 và Đăk My 4 có kế hoạch phối hợp xả nước qua phát điện để khống chế mực nước tại trạm thủy văn Giao Thủy không nhỏ hơn cao trình 1 mét để đảm bảo không có tình trạng nhiễm mặn".
Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công thương yêu cầu các bên liên quan cần tuân thủ nghiêm Quy trình vận hành liên hồ chứa do Thủ tướng Chính phủ ban hành nhằm đảm bảo nước cho sinh hoạt, sản xuất vùng hạ du.
Tuy nhiên, Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn do Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành có lẽ đã bộc lộ một số điểm bất hợp lý, cần xem xét điều chỉnh phù hợp với thực tiễn và tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay./.
Thanh Hà
Theo_VOV
Cần Thơ: 5 bé chào đời trong dịp Tết nhờ thụ tinh trong ống nghiệm Có lẽ đây là dịp Tết hạnh phúc nhất đến với bốn sản phụ thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ với năm em bé khỏe mạnh chào đời. Từ ngày Tết Nguyên đán đến nay, Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ đã chào đón rất nhiều tin vui đến từ các...