Tiết lộ những con số gây sốc trong thảm họa chìm tàu Titanic
Ngày 10/4/1912 trở thành ‘ngày đen tối’ trong lịch sử thế giới khi xảy ra vụ chìm tàu Titanic huyền thoại. Thảm kịch hàng hải này cướp đi sinh mạng của hơn 1.500 người. Những con số ‘khủng’ về Titanic và vụ chìm tàu khiến công chúng nhói lòng.
Vụ chìm tàu Titanic vào ngày 10/4/1912 là một trong những sự kiện bi thương nhất trong lịch sử nhân loại. Trước khi gặp thảm kịch kinh hoàng này, tàu Titanic được mệnh danh là “không thể chìm”.
Tuy nhiên, ngay trong chuyến hải hành đầu tiên khởi hành từ Southampton, Anh đến Thành phố New York, Mỹ, tàu Titanic đâm vào tảng băng trôi ở Đại Tây Dương.
Sau 2 giờ 40 phút, tàu Titanic chìm hoàn toàn xuống đáy biển. Theo đó, con tàu được mệnh danh là “không thể chìm” gặp thảm kịch đắm tàu mà không ai có thể ngờ. Vì vậy, chuyến hải hành đầu tiên cũng là chuyến đi cuối cùng của tàu Titanic.
Không chỉ được mệnh danh là “không thể chìm”, trước khi gặp nạn, tàu Titanic được ca ngợi là một trong những con tàu lớn nhất, xa hoa và sang trọng bậc nhất thế giới. Chi phí đóng con tàu này của hãng White Star Line vào khoảng 7,5 triệu USD.
Khoảng 3.000 công nhân làm việc liên tục trong 3 năm để hoàn thành tàu Titanic tại xưởng đóng tàu Harland and Wolff ở Belfast, Ireland.
Đội ngũ công nhân sử dụng đến 3 triệu đinh tán trong quá trình đóng tàu Titanic. Theo đó, tàu có kích thước và trọng lượng “khủng”.
Tàu Titanic được thiết kế chở tối đa 3.300 người. Trong chuyến hải hành đầu tiên, khoảng 2.200 người có mặt trên tàu (gồm khoảng 900 thành viên thủy thủ đoàn và hơn 1.300 hành khách).
Để phục vụ nhu cầu của hành khách, tàu Titanic mang theo số hàng hóa trị giá 420.000 USD (khoảng 11 triệu USD ngày nay). Trong số hàng hóa trên tàu có 1.000 chai rượu, 40.000 quả trứng, 36.000 quả cam.
Vào ngày 14/4/1912, tàu Titanic nhận được 6 cảnh báo về tảng băng trôi. Dù vậy, con tàu vẫn đâm vào tảng băng trôi đó khiến nó bị chìm. Vụ chìm tàu khiến 1.517 người thiệt mạng. Số hành khách còn lại được tàu RMS Carpathia giải cứu.
73 năm sau thảm kịch chìm tàu, con tàu xấu số mang tên Titanic được tìm thấy ở độ sâu hơn 3.600m dưới mặt biển.
Mời độc giả xem video: Bão số 9 Molave giật cấp 17, Tàu cá chìm trên biển khi chạy bão, 12 ngư dân mất tích. Nguồn: VTV TSTC.
Nghiên cứu hé lộ nguyên nhân thật sự đằng sau thảm kịch đắm tàu Titanic
Một thế kỷ sau thảm kịch đắm tàu Titanic lịch sử, các nhà khoa học bất ngờ công bố nguyên nhân thật sự phía sau: Mặt Trăng.
Câu chuyện về con tàu Titanic đã trở thành một trong những thảm họa hàng hải nghiêm trọng nhất lịch sử và từng nhiều lần được đưa ra nghiên cứu. Theo đó, các nhà khoa học đã công bố tiết lộ gây "sốc" về nguyên nhân thật sự đằng sau thảm kịch này: đó là Mặt Trăng.
Cụ thể, ông Donald Olson, nhà vật lý học tại học bang Texas, cho biết: "Mặt Trăng có mối liên quan đặc biệt tới số lượng các tảng băng lớn trôi bất thường và va phải con tàu Titanic".
Con tàu Titanic trong lịch sử từng được giới thiệu là con tàu vững chắc nhất. Ảnh: The Wire
Được biết, vào ngày 15/4/1912, con tàu hơi nước lớn thứ 2 lịch sử, vốn được quảng cáo là vững chắc, đã va phải một tảng băng và chìm xuống đáy đại dương khiến 1.517 người tử vong. Khi ấy, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về trách nhiệm của thuyền trưởng con tàu Titanic Edward Smith cho rằng ông đã phớt lờ các cảnh báo về băng trôi gần khu vực tàu di chuyển.
Ông Smith là một trong những thuyền trưởng giàu kinh nghiệm nhất và đã nhiều lần điều khiển tàu thuyền tới các tuyến đường biển Bắc Đại Tây Dương. Ông được nhận định là một người cẩn thận và hiểu biết. Điều này khiến nhiều người tranh cãi về việc tại sao một thuyền trưởng gạo cội như vậy lại có thể gây ra tai nạn nghiêm trọng.
Tảng băng khổng lồ đã gây ra vụ tai nạn hàng hải nghiêm trọng nhất lịch sử. Ảnh: The Wire
Được biết, các tảng băng lớn mà tàu Titanic va phải đến từ hòn đảo Greenland, thường bị mắc kẹt ở vùng nước nông ngoài khơi Labrador và Newfoundland. Những tảng băng này không thể di chuyển về phía Nam (hướng đi của Titanic) cho tới khi chúng tan chảy bớt hoặc có thủy triều dâng lên đẩy những tảng băng trôi đi.
Trước đó, vào tháng 1/1912, nhà hải dương học quá cố Fergus Wood từng suy đoán về sự tác động của Mặt Trăng đối với việc thủy triều dâng cao dẫn tới việc các tảng băng lớn từ Greenland được đẩy tới khu vực phía nam một cách bất bình thường.
Theo ông Olson, một sự kiện đặc biệt đã xảy vào đêm 4/1/1912, khi ấy, Mặt Trăng và Mặt Trời đã xếp thẳng hàng nhau và gia tăng lực hấp dẫn. Ngoài ra, đó cũng là thời điểm Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất trong 1.400 năm. Qua nghiên cứu, nhà khoa học Mỹ khẳng định những hiện tượng trên đã dâng mực nước thủy triều lên cao.
Các nhà khoa học tiết lộ Mặt Trăng là nguyên nhân chính gây ra vụ chìm tàu Titanic. Ảnh: Asia Times
Ông chia sẻ: "Những điều trên đã tối ưu hóa lực hút của Mặt Trăng, khiến mực nước thủy triều dâng lên cao. Đây là một hiện tượng vô cùng đặc biệt".
Nhà vật lý Olson cho biết thêm, để di chuyển được tảng băng lớn tới phía Nam Newfoundland, nơi nó va chạm với tàu Titanic, nhiều khả năng các tảng băng này đã tách khỏi Greenland từ tháng 1, trùng khớp với thời điểm xảy ra hiện tượng Mặt Trăng đặc biệt. Việc thủy triều dâng cao đủ sức để khiến khối băng lớn ở Greenland tách ra và trôi tới nhiều nơi.
Hé lộ ảnh chụp rõ nét tảng băng trôi đã gây thảm họa chìm tàu Titanic Bức ảnh đen trắng về tảng băng trôi đã được một thuyền trưởng tàu chở khách vượt Đại Tây Dương tình cờ chụp lại hai ngày trước khi thảm họa Titanic xảy ra. Bức ảnh thuyền trưởng W Wood chụp về tảng băng được cho là nguyên nhân khiến tàu Titanic bị chìm. (Nguồn: BNPS) Một bức ảnh đáng chú ý về "tảng...