Tiết lộ những bữa ăn tối siêu đẳng cấp của Obama tại Nhà Trắng
Singapore trở thành quốc gia thứ 5 ở châu Á và là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á được mời tiệc tối đẳng cấp hiếm hoi tại Nhà Trắng.
Theo kế hoạch, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chủ trì bữa tiệc tối cấp nhà nước tại Nhà Trắng mời Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long vào tháng Tám tới- đây là một sự kiện ngoại giao hiếm hoi, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của mối quan hệ song phương.
Trước đó, những nước khác được mời bữa tiệc tối hiếm hoi này là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nhà Trắng và Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết, chuyến thăm này là một minh chứng cho sự phát triển vượt bậc trong quan hệ song phương, trong suốt nhiệm kỳ của Tổng thống Obama.
Bữa ăn tối cấp nhà nước tại Nhà Trắng là vấn đề lớn và được coi là một trong những danh hiệu ngoại giao cao nhất của chính phủ Mỹ có thể cung cấp.
Các nhà phân tích Washington nói với tờ The Straits Times rằng, quyết định tổ chức một bữa ăn tối nhà nước dành cho Thủ tướng Lý Hiển Long là một dấu hiệu mạnh mẽ, sự coi trọng đặc biệt của Mỹ dành cho đảo quốc sư tử.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Lý Hiển Long được vinh danh trong một sự kiện quan trọng như vậy. Trước đó, cố thủ tướng Lý Quang Diệu là khách mời danh dự tại bốn bữa ăn tối cấp nhà nước tại Nhà Trắng, dưới thời của Tổng thống Lyndon Johnson năm 1967, Tổng thống Richard Nixon năm 1973, Tổng thống Gerald Ford vào năm 1975 và Tổng thống Ronald Reagan vào năm 1985.
Tiến sĩ Joseph Liow tại Viện Brookings cho biết, trong suốt 2 nhiệm kỳ với 8 năm làm tổng thống Mỹ, ông Obama đã tổ chức khoảng hơn 10 buổi tiệc tối cấp nhà nước tại Nhà Trắng.
Trong khi đó, Tổng thống Johnson đã tổ chức 54 bữa ăn tối cấp nhà nước chỉ trong vòng 5 năm.
Video đang HOT
Các bữa tiệc tối trang trọng thường có khoảng 120 người tham dự, gồm cả những người nổi tiếng và các nhà lãnh đạo kinh doanh Theo hãng tin CBS, năm bữa ăn tối nhà nước đầu tiên của chính quyền Obama có chi phí từ 200.000 USD đến 570.000 cho mỗi bữa.
Ông Murray Hiebert, Phó giám đốc của chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, cho biết bữa tiệc tối đẳng cấp sắp tới của Nhà Trắng đón tiếp Thủ tướng Lý Hiển Long là một sự công nhận vị thế đáng kể của Singapore trong chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á.
“Chuyến thăm sẽ đặt một viên gạch quan trọng trong nền tảng của Mỹ tái cân bằng châu Á trong một năm mà Tổng thống Obama đã đến thăm Việt Nam và Nhật Bản và sẽ đến thăm Trung Quốc và Lào trong tháng 9,” ông Murray Hiebert nói.
Một trong những nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau sẽ là thỏa thuận thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương.
Theo Danviet
Siêu hạm USS Zumwalt: Yếu kém về phòng thủ lẫn tàng hình
Dù Mỹ tung hô Zumwalt là siêu hạm bất khả xâm phạm nhưng chuyên gia Nga đã chứng minh lớp tàu này yếu kem về tàng hình lẫn khả năng phòng thủ.
Chuyên gia quân sự Viktor Baranets phân tích trên trang Sputnik rằng việc Mỹ tuyên bố chiến hạm lớp Zumwalt của nước này có khả năng vô hình là điều "lố bịch". Mỹ đã chi tới 4,4 tỷ USD cho 1 chiếc tàu khu trục. Trong khi đó, 1 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia loại mới nhất có chi phí 2,2 tỷ USD. Như vậy, Mỹ đã dùng nguồn ngân sách dành cho 2 tàu ngầm hạt nhân để đóng 1 tàu khu trục Zumwalt.
Người Mỹ thích những dự án hoành tráng mà đôi lúc vượt khỏi lý trí. Vị chuyên gia Nga đồng thời nhấn mạnh rằng, công nghệ tàng hình của Zumwalt về cơ bản không đủ làm suy yếu khả năng phát hiện tàu đối phương của những cường quốc quân sự lớn.
Mỹ thử nghiệm khu trục hạm USS Zumwalt.
Baranets nói về khả năng tàng hình của siêu hạm Mỹ rằng, chẳng qua đó chỉ là một câu chuyện cổ tích dành cho những kẻ khù khờ.
"Với khả năng của những loại vũ khí sử dụng hệ thống trinh sát trên không và trong không gian hiện nay, kết hợp với khả năng của các UAV, cỗ máy khổng lồ này không còn là mục tiêu khó phát hiện trên mặt biển" - ông Baranets nói.
Trong khi đó, Mikhail Lukanin - một chuyên gia phân tích quân sự khác nhận định rằng, Zumwalt là mẫu tàu thú vị với nhiều giải pháp sáng tạo, song, năng lực chiến đấu của nó vẫn là một dấu hỏi. Thực chất, đây chỉ là một siêu máy tính nổi mang tên lửa, không thể làm thay đổi cán cân lực lượng.
Cũng theo Lukanin, mức chi phí 4,4 tỷ USD cho Zumwalt bằng với chi phí đóng 1 tàu sân bay, trong khi đây lại là phương tiện chiến đấu quan trọng hơn nếu xét từ góc độ quân sự. Mỹ có thể đóng thêm 3 tàu khu trục lớp Arleigh Burke được vũ trang mạnh hơn với 4,4 tỷ USD. Nếu Zumwalt có 80 ống phóng thì Arleigh Burke có tới 96 ống phóng.
Ngoài ra, theo vị chuyên gia, công nghệ tàng hình được tung hô trên chiếc tàu mới "thực ra đã trở nên khá phổ biến, thậm chí còn được ứng dụng trên các tàu chiến Nga với lượng giãn nước nhỏ hơn".
Trong khi coi thường về khả năng tàng hình và chê Mỹ đốt tiền một cách thiếu hiệu quả cho chiến hạm Zumwalt, một tạp chí khác là Russia & India Report (RIR) dẫn phân tích của chuyên gia Kazianis Harry rằng chiến hạm thế hệ mới này của Mỹ chỉ mạnh về dàn vũ khí tấn công thế hệ mới, trong khi lại không mạnh về phòng thủ.
Vì vậy, Nga hoàn toàn có thể dùng tên lửa diệt hạm nhấn chìm con tàu đắt tiền này của Mỹ chỉ bằng 1 phát bắn duy nhất. Theo vị chuyên giua này, người Mỹ đã đi trước thời đại khi tích hợp dàn vũ khí công nghệ cao lên chiến hạm Zumwalt như: pháo laser, pháo hạm AGS 155mm, pháo điện từ...
Tuy nhiên, tính năng khi thực chiến của nó đến nay vẫn chưa thực sự rõ ràng. Theo những thông tin được Mỹ công khai, pháo AGS 155mm có tầm bắn tối đa lên tới 190km, trong khi đó loại pháo ray điện từ trên siêu hạm này cũng có sức tấn công mục tiêu tới trên 100km.
Tuy nhiên, Kazianis Harry cho rằng những vũ khí này chỉ hiệu quả khi tấn công chiến hạm đối phương và có thể là cả những mục tiêu mặt đất nhưng chúng gần như không thể làm gì nếu Nga dùng tên lửa hành trình diệt hạm tấn công với cấp tập.
Theo vị chuyên gia này, Nga - cường quốc vĩ đại mà Lầu Năm Góc coi là thách thức chính của quân đội Mỹ đang phát triển các hệ thống tên lửa tầm xa có khả năng tấn công ồ ạt vào chiến hạm Mỹ từ nhiều hướng cùng một lúc, từ nhiều phương tiện phóng khác nhau.
Các loại vũ khí như vậy, kết hợp với các phương tiện phát hiện mục tiêu tầm xa trên đại dương có nguy cơ biến siêu hạm của Mỹ thành "bia tập bắn" và chúng sẽ trở thành những "nấm mồ" khổng lồ trên biển.
Một số hình ảnh Mỹ thử nghiệm USS Zumwalt
Dùng uranium nghèo làm giáp, tăng Mỹ vẫn bị RPG-7 xé nát
Thùy Dung
Theo NTD
Thú chơi siêu xe của đại gia Campuchia Toyota Camry mua cả chục, Lexus LX570 chỉ là xe "thường thường bậc trung" là thực tế đang diễn ra tại Campuchia. Ở Campuchia, giá xe rẻ tới mức những người giàu không bao giờ nghĩ tới chuyện sẽ ngồi những mẫu xe như Camry. "Hãy cho tôi một chiếc xe đủ sức mạnh và tốc độ", đó là câu mà những nhân...