Tiết lộ kế hoạch mới của Mark Zuckerberg với Facebook
Mark Zuckerberg đã trình bày quan điểm của mình trong một bài viết dài đăng trên trang cá nhân vào đầu tuần này về tiềm năng thay đổi của Facebook và tương lai của internet. Vậy ý mà Mark muốn nói này là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này!
Sau khi xây dựng doanh nghiệp có giá trị hàng tỷ USD dựa trên ý tưởng chia sẻ và cởi mở, Mark Zuckerberg cho rằng Facebook đã sẵn sàng để trở thành một mạng xã hội riêng tư và thân mật hơn. Dưới đây là những sự thay đổi quan trọng được đề cập trong bài viết do chính CEO Facebook chia sẻ.
1. Tập trung vào tin nhắn và chia sẻ
Trước nhất, Facebook sẽ tập trung phát triển vào các cuộc trò chuyện riêng tư như các phiên bản trong tương lai của ứng dụng Messenger.
Khi người dùng muốn chia sẻ một thứ gì đó trên Facebook thì họ sẽ đăng lên bảng thông báo cho bạn bè và gia đình cùng xem. Tuy nhiên những tin đồn xấu gần đây cho thấy hậu quả của việc chia sẻ công khai.
Do đó, Facebook sẽ có kế hoạch để khiến việc chia sẻ trở nên nhanh hơn, dễ dàng hơn và an toàn hơn khi tương tác riêng tư với bạn bè, xã hội hay đồng nghiệp.
2. Mã hóa mọi thứ
Video đang HOT
Người dùng mong muốn cuộc trò chuyện riêng tư của họ được an toàn và chỉ có thể được nhìn thấy bởi những người họ đã gửi – không phải là hacker, tội phạm, chính quyền hay thậm chí là những người điều hành Facebook.
Để thực hiện điều này, Facebook cần phải mã hóa đầu cuối cho toàn bộ các dịch vụ. Tuy vậy, việc mã hóa như vậy sẽ khiến việc bắt kẻ xấu trở nên khó hơn. Vì thế để có thể mã hóa, công ty đang tìm cách để phát hiện các mô hình hoạt động hoặc sử dụng các phương tiện khác để bắt các hành động vi phạm.
Nhưng Zuckerberg đã thừa nhận rằng họ sẽ không bao giờ tìm thấy tất cả những hiểm họa tiềm tàng. Thế nên để mã hóa tất cả mọi thứ, Facebook cần phải tìm được cách ngăn chặn các hành động vi phạm.
3. Bài viết sẽ biến mất sau một thời gian nhất định
Bài viết có thể tự động biến mất sau một tháng hoặc một năm để giúp người dùng tránh những tình huống khó đỡ trong tương lai. Người dùng cũng có thể tùy chỉnh thời gian bài viết sẽ lưu lại trong bao lâu.
Ngoài ra, Facebook đang tìm cách để có thể ẩn những bài viết cũ chứ không xóa hẳn vì sẽ có người muốn xem lại ảnh cũ của họ.
4. Làm cho các ứng dụng nhắn tin tương tác với nhau
Có người sử dụng WhatsApp, cũng có người chỉ dùng Messenger, những người khác lại chỉ nhắn tin hay Instagram Direct. Zuckerberg muốn tất cả những ứng dụng này hoạt động với nhau. Ví dụ như người dùng có thể đăng một câu chuyện lên Facebook và Instagram sau đó nhận được tất cả phản hồi ở cùng một nơi.
5. Tránh các quốc gia vi phạm nhân quyền
Facebook sẽ không xây dựng các trung tâm dữ liệu tại các quốc gia có hồ sơ về việc vi phạm nhân quyền như quyền riêng tư hay quyền tự do ngôn luận. Zuckerberg thừa nhận phương pháp này sẽ khiến ứng dụng Facebook sẽ bị chặn ở một số quốc gia tuy nhiên họ sẵn sàng đánh đổi điều này.
Tất cả những quyết định trên đều đang trong giai đoạn sơ khai nhưng người dùng vẫn hoài nghi vào sự thay đổi này của Facebook. Công ty hiện có ít hơn 15 triệu người dùng ở Mỹ so với số lượng người dùng trong năm 2017. Vì sự nghi ngờ ngày càng gia tăng nên người dùng không còn đặt niềm tin vào Facebook.
Có thể Facebook thật sự muốn thay đổi để trở nên tốt hơn nhưng không thể phủ nhận là sau tất cả những sai lầm thì Facebook vẫn có sức ảnh hưởng đến tương lai của internet.
Nguồn: TheNextWeb
Đáp trả Tim Cook, Mark Zuckerberg nói sẽ không xây dựng trung tâm dữ liệu ở những nước vi phạm quyền riêng tư
Tuyên bố này cũng đồng nghĩa với việc Facebook gần như không còn cách nào để xâm nhập vào thị trường Trung Quốc.
Thứ 6 tuần trước, trong cuộc họp thường niên với các nhà đầu tư của Apple, ông Tim Cook đã thêm một lần nữa "đá đểu" Facebook khi cho rằng, bất cứ ai cũng không có quyền thu thập thông tin người dùng và sử dụng nó để chống lại họ. Dù ông không nói thẳng, nhưng mọi người đều hiểu những lời này ám chỉ Facebook.
Nhưng đến hôm qua, trong bài viết dài về tương lai của Facebook, CEO Mark Zuckerberg cũng tận dụng cơ hội này để trả đũa ông Cook. Nhà sáng lập Facebook cho biết, công ty sẵn sàng bị cấm ở những quốc gia phản đối trọng tâm mới hướng vào quyền riêng tư của họ, đặc biệt đối với việc lưu trữ dữ liệu an toàn.
Bài viết của Zuckerberg cho biết: " Có một sự khác biệt quan trọng giữa việc cung cấp dịch vụ trong một quốc gia và lưu trữ dữ liệu của mọi người tại đó. Khi chúng tôi xây dựng các hạ tầng dữ liệu trên khắp thế giới, chúng tôi sẽ chọn không xây các trung tâm dữ liệu ở những quốc gia có vi phạm về quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận."
Zuckerberg cũng không chỉ đích danh Apple ở đây, nhưng mọi người đều hiểu ông đang nói kháy tới các hãng công nghệ không sống bằng dữ liệu - và Apple là một trong những công ty nắm giữ nhiều dữ liệu người dùng nhất trong số các hãng đó, dựa trên sự phổ biến của iPhone trên thế giới và tại Trung Quốc.
Trước đó, vào năm 2017, theo yêu cầu của chính phủ Trung Quốc, Apple cùng hàng loạt công ty công nghệ nước ngoài đã phải liên kết với các công ty địa phương để đưa dữ liệu tới các máy chủ do công ty mạng nhà nước China Telecom quản lý. (Nhưng Apple cho biết, họ vẫn bảo đảm vững chắc quyền riêng tư người dùng.)
Trong khi đó, với lời tuyên bố như trên, rõ ràng cánh cửa tiến vào thị trường Trung Quốc của Facebook đã gần như đóng lại trong tương lai. Mạng xã hội này bị chặn tại Trung Quốc từ năm 2009, và từ đó đến nay, Zuckerberg đã nhiều lần nỗ lực thuyết phục các nhà lãnh đạo quốc gia này đổi ý nhưng đều thất bại. Năm ngoái, Facebook đã mở một lồng ấp startup tại Trung Quốc, nhưng giấy phép nhanh chóng bị rút lại chỉ sau một ngày.
Tham khảo The Verge
Facebook cảnh báo trước việc có thể bị cấm tại một số quốc gia CEO Mark Zuckerberg khẳng định: "Facebook sẽ trở thành một nền tảng mạng xã hội tập trung vào bảo mật và sự riêng tư". Theo báo cáo của Business Insider, Facebook cho biết sẽ thay đổi một số chính sách của mình. Trong đó gồm có cơ chế mã hóa, tự động xóa tin nhắn trên các dịch vụ của Facebook và không...