Tiết lộ gây sốc về an ninh Mỹ khi theo dõi người dùng di động
Theo một bài báo trên trang The Guardian, Cơ quan an ninh Mỹ (NSA) đang thu thập gần 200 triệu tin nhắn SMS trên toàn cầu mỗi ngày nhằm thực hiện nhiệm vụ mà Mỹ cho là nhằm chống các hoạt động khủng bố.
Gần 200 triệu tin nhắn trên toàn cầu đang bị NSA theo dõi mỗi ngày.
Theo đó, chương trình do thám của Mỹ có mật mã là Dishfire đang thu thập và lưu trữ gần 200 triệu tin nhắn SMS mỗi ngày. Thông tin này được trích từ tài liệu mật do cựu nhân viên tình báo nổi tiếng Edward Snowden cung cấp.
Bài báo trên trang The Guardian của Anh bình luận chương trình do thám của Mỹ dường như đã vượt ra ngoài mục tiêu theo dõi của mình và thu thập “tất cả mọi thứ có thể”.
Video đang HOT
NSA đã thu thập cả những thông tin, như “kế hoạch du lịch của mọi người, danh bạ liên lạc, giao dịch tài chính, và nhiều hơn thế nữa, kể cả những cá nhân không thuộc diện nghi ngờ có những hoạt động bất hợp pháp”, trang The Guardian hợp tác cùng kênh truyền hình Channel 4 News của Anh thực hiện phóng sự điều tra về những sự thật gây sốc xung quanh chương trình an ninh quốc gia Mỹ.
Trang tin tức hàng đầu của xứ sở sương mù nhận thấy Cơ quan tình báo Anh GCHQ cũng sử dụng cơ sở dữ liệu tin nhắn thu thập được của NSA nhằm tìm kiếm những lối liên hệ “không có mục đích và không đáng tin tưởng” tại Anh.
Ngoài việc lưu trữ tin nhắn, NSA còn phát triển một chương trình có tên là Prefer để phân tích tự động các tin nhắn. Theo báo The Guardian, trung bình mỗi ngày, NSA có thể thu thập được hơn 5 triệu cuộc gọi nhỡ để phân tích các mối quan hệ liên lạc, tức những người nào liên lạc với ai, khi nào.
NSA thu thập 1,6 triệu cuộc gọi vượt biên giới, từ những thông báo của dịch vụ chuyển vùng quốc tế. Ngoài ra, cơ quan này cũng thu thập được hơn 110.000 tên người từ các danh thiệp liên lạc điện tử, trong đó có khả năng trích xuất và lưu trữ hình ảnh. Chương trình an ninh quốc gia Mỹ còn giám sát hơn 800.000 phiên giao dịch tài chính thông qua hệ thống thanh toán tin nhắn hoặc liên kết thẻ tín dụng với người dùng di động.
Trong một phát biểu trên báo The Guardian, phát ngôn viên của NSA khẳng định Dishfire xử lý và lưu trữ dữ liệu tin nhắn thu thập hoàn toàn hợp pháp. “Như chúng tôi từng nói, mọi ám chỉ về việc thu thập thông tin của NSA là tùy tiện và không có giới hạn là một điều sai lầm. Các hoạt động của NSA đều có trngj tập và được thực hiện chỉ nhằm chống lại các hoạt động tài tình báo nước ngoài”.
Tờ The Guardian hiện GCHQ không phản hồi trước các câu hỏi liên quan đến Dishfire, nhưng cơ quan này cho biết “chương trình này thực hiện theo một khung pháp lý nghiêm ngặt, đảm bảo mọi hoạt động của chúng tôi đều phải được cho phép, đó là điều cần thiết và phù hợp”.
Những vấn đề liên quan đến Dishfire cùng một báo cáo đầu tuần này cho biết NSA đang sử dụng sóng radio để thâm nhập vào những máy tính không kết nối mạng sẽ gây áp lực với Tổng thống Obama khi ông này vừa tuyên bố sẽ cải cách NSA.
Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ tuyên bố cải cách NSA trong ngày thứ 6 này dựa trên những kiến nghị từ ban cố vấn của NSA. Ban cố vấn này do Obama lựa chọn ngay sau khi các tiết lộ của Cựu tình báo Edward Snowden công bố những tiết lộ gây sốc nhằm xây dựng những quy chuẩn nghiêm ngặt hơn với việc tìm kiếm dữ liệu của NSA.
Theo VNE
Blackphone sẽ là smartphone đầu tiên NSA không thể xuyên thủng
Là dòng smartphone Android đầu tiên trên thế giới tập trung vào sự riêng tư và bảo mật thông tin cá nhân, Blackphone hứa hẹn sẽ là chiếc điện thoại tiên phong trong chiến dịch "đánh bật" những tai mắt rình mò theo dõi của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA).
Có vẻ vụ bê bối gián điệp và thu thập thông tin bất hợp pháp của chính quyền Mỹ đã thúc đẩy các nhà sản xuất điện thoại không ngừng nỗ lực tạo ra dòng sản phẩm có hệ thống hàng rào đủ mạnh để ngăn chặn những vị khách không mong muốn này. Theo Time, Blackphone - niềm hy vọng của người dùng điện thoại - là kết quả của sự hợp tác giữa hãng chuyên cung cấp các dịch vụ thư điện tử của Mỹ Silent Circle và hãng điện thoại Tây Ban Nha Geeksphone cùng sự hỗ trợ của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật máy tính như Phil Zimmermann, tác giả của giao thức mã hóa dữ liệu PGP (Pretty Good Privacy).
Được phát triển với "định hướng bảo mật", Blackphone hứa hẹn sẽ cho phép người dùng thực hiện các cuộc gọi điện, nhắn tin, chat video, giao dịch trực tuyến, lưu trữ và chia sẻ file... một cách an toàn nhất. Máy sử dụng hệ điều hành Android nhưng có giao diện tùy biến riêng mang tên PrivatOS, giao diện được thiết kế để tăng tính bảo mật tối đa cho thiết bị.
Hiện các thông số kỹ thuật của chiếc điện thoại này vẫn chưa được công bố chính thức song CEO của Silent Circle Mike Janke khẳng định đây là dòng smartphone cao cấp. Trong khi đó, Zimmermann nhấn mạnh: "Ưu tiên hàng đầu của Blackphone là bảo vệ sự riêng tư của người dùng chứ không phải là các thông số kỹ thuật". Dự kiến, máy sẽ có mặt tại MWC 2014 sắp diễn ra tới đây.
Mặc dù vẫn chưa có gì có thể kiểm chứng lời quảng cáo dành cho Blackphone là điện thoại Android bảo mật nhất thế giới, song rõ ràng việc tung ra một mẫu smartphone mới tập trung với các tính năng bảo mật, chống tin tặc của Geeksphone vẫn tạo được sức hút lớn không chỉ đối với người dùng mà còn cả các tổ chức và các vị nguyên thủ quốc gia. Sau bê bối nghe lén của NSA bị "người thổi còi" Edward Snowden tiết lộ hồi tháng 6/2013, nhiều báo cáo gần đây đã trình bày chi tiết hoạt động gián điệp ngày càng gia tăng của NSA trên thế giới, bao gồm cả việc tấn công mạng cáp quang Á-Âu, truy cập thông tin được lưu trữ trên các thiết bị di động.
Theo VNE
NSA do thám hàng trăm triệu tin nhắn SMS mỗi ngày AFP đưa tin, Tiết lộ mới nhất từ các tài liệu của cựu nhà thầu tình báo Mỹ Edward Snowden cho biết Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã thu thập gần 200 triệu tin nhắn điện thoại di động (SMS) mỗi ngày trên khắp thế giới. NSA do thám hàng trăm triệu tin nhắn SMS mỗi ngày. Ảnh minh họa....