Tiết lộ cực bất ngờ về các đại dương trên sao Hỏa
Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature, sao Hỏa cổ đại đã già và nông hơn nhiều so với trước đây. Trong phat hiên mới, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một mô hình giúp giải thích cách nước lần đầu tiên đến Hành tinh Đỏ.
Nghiên cứu này xuất phát từ các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Berkeley, người đã kết nối sự tồn tại của các đại dương sao Hỏa với sự trỗi dậy của hệ thống núi lửa lớn nhất hệ mặt trời của chúng ta, Tharsis.
Liên kết đó rất quan trọng vì nó cho thấy sự nóng lên toàn cầu cho phép nước lỏng tồn tại trên Hành tinh Đỏ.
Nguôn anh: Phys.
Trong phat hiên mới, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một mô hình giúp giải thích cách nước lần đầu tiên đến Hành tinh Đỏ. Họ tin rằng các đại dương hình thành cách đây 3,7 tỷ năm, cho thây chúng co ngay trước hoặc cùng thời điểm với nui lưa Tharsis.
Khi đó, những ngọn núi nhỏ hơn nhiều, chúng không lam phá vỡ hành tinh nhiều như sau này. Điều đó có nghĩa là biển sẽ tương đối nông, chỉ bằng một nửa lượng nước ước tính trước đó.
Đồng tác giả nghiên cứu Michael Manga, giáo sư tại Đại học California, Berkeley cho biết: “Chúng tôi nghi rằng, các đại dương có trước và kèm theo các dòng dung nham tạo ra tư Tharsis”.
Nghiên cứu của nhóm cho thấy Tharsis phun khí vào khí quyển, một quá trình gây ra sự nóng lên toàn cầu băt đâu tạo ra nước lỏng. Các vụ phun trào núi lửa cũng tạo ra các kênh dân cho phép nước ngầm tiếp cận bề mặt và lấp đầy các đồng bằng phía bắc.
Trong khi một số người hoài nghi rằng sao Hỏa từng c ó đại dương, nghiên cứu này đưa ra bằng chứng thuyết phục cho các khối nước. Ngoài nghiên cứu, các nhà khoa học cũng tìm thấy một loạt các bờ biển không đều cho thấy hệ thống núi lửa bị suy thoái và làm biến dạng vùng đất, khi nó phat triên.
Quá trình như vậy có thể đã tạo ra sự bất thường tự nhiên về chiều cao đá, đặc biệt là nếu các đại dương hình thành trong những năm đầu của hê thông nui lưa Tharsis.
Huỳnh Dũng
Theo kienthuc.net.vn
Chân dung loài cá voi lớn nhất hành tinh ngay trước mắt
Ảnh chụp cận cảnh loài cá voi lớn nhất hành tinh bơi lội dưới nước, với chiều dài lên tới 32m khiến bất kỳ ai cũng phải choáng ngợp.
Hình ảnh cận cảnh loài cá voi lớn nhất hành tinh được nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ Franco Banfi chụp trong chuyến thám hiểm ở miền nam Sri Lanka. Nhiếp ảnh gia có cơ hội tiếp cận gần con cá voi xanh có chiều dài lên tới 32m.
Cá voi xanh là loài động vật có vú lớn nhất hành tinh. Khi được chiêm ngưỡng cận sinh vật khổng lồ, không chỉ nhiếp ảnh gia mà bất kỳ ai cũng sẽ đứng tim trước sự hoành tráng của nó.
Nhiếp ảnh gia Franco chia sẻ đây là một trải nghiệm tuyệt diệu và nói rằng đây là cuộc gặp gỡ anh sẽ nhớ suốt cuộc đời.
Những khung hình chụp cận loài cá voi khổng lồ của đại dương của nhiếp ảnh gia khiến người xem mãn nhãn.
Cá voi xanh thường có chiều dài hơn 30m và nặng 170 tấn, là loài sinh vật lớn nhất thế giới còn tồn tại đến ngày nay.
Sinh vật khổng lồ này sống ở tầng nước sâu, thường lặn xuống 500m để tìm kiếm thức ăn là các sinh vật phù du và giáp xác nhỏ.
Lưu Thoa
Theo Kiến thức
Thả rùa con về biển Người dân địa phương, khách du lịch cùng các nhà bảo tồn thả rùa con về với đại dương trên bãi biển Monterrico của Guatemala. Trại giống rùa Monterrico giúp bảo tồn các loại rùa da, rùa olive ridley và rùa biển xanh bằng cách giải cứu chúng từ những kẻ săn trộm. Mùa hè năm ngoái, họ đã thả khoảng 75.000 con...