Tiết lộ bí mật mới của bức tranh Mona Lisa sau khi hợp chất hiếm được phát hiện
Theo một nghiên cứu mới, Leonardo da Vinci đã thực hiện nhiều thí nghiệm với tác phẩm nổi tiếng ‘Mona Lisa’ của ông nhiều hơn so với những gì mọi người đã biết.
Bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tán tia X-quang và quang phổ hồng ngoại, một nhóm nhà khoa học ở Pháp và Anh đã phát hiện một hợp chất khoáng hiếm trong bức tranh biểu tượng này. Theo nghiên cứu được công bố trong Tạp chí Hội Hóa học Hoa Kỳ, phát hiện đột phá này đã mang lại một góc nhìn mới về cách nhiều tác phẩm của thế kỷ 16 được vẽ.
Ngoài màu vẽ màu trắng pha trộn từ chì và dầu, hợp chất có tên plumbonacrite được phát hiện ở phần lớp cơ bản của lớp sơn. Một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 đã xác định khoáng chất này nằm trong một số tác phẩm của Rembrandt từ thế kỷ 17. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy hợp chất trên không xuất hiện trong phần lớn các tác phẩm của thời kỳ Phục hung tại Italy, cho đến khi phân tích mới này được thực hiện.
Plumbonacrite được tạo thành khi chì oxit kết hợp với dầu. Việc trộn hai chất này trên bảng màu là một kỹ thuật mà các họa sĩ như Rembrandt đã sử dụng để giúp sơn khô nhanh hơn. Việc phát hiện hợp chất hiếm này trong bức “Mona Lisa” cho thấy Leonardo da Vinci có thể là người tiên phong của phương pháp này. Điều này đã được giáo sư Gilles Wallez thuộc Đại học Sorbonne phỏng đoán.
“Mọi thứ đến từ Leonardo da Vinci đều rất thú vị, vì ông là một nghệ sĩ, nhưng ông cũng là một nhà hóa học và là một nhà vật lý. Ông có rất nhiều ý tưởng và luôn cố gắng cải thiện kiến thức của thời đại mình”, giáo sư Wallez cho biết.
Cũng theo giáo sư Wallez: “Mỗi khi chúng ta phát hiện ra điều gì đó về quy trình của ông, ta đều phát hiện ra rằng ông đã rõ ràng tiến xa hơn so với thời đại của mình”.
“Bữa ăn tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci cũng có dấu vết của hợp chất hiếm plumbonacrite. (Ảnh: Haltadefinizione)
Video đang HOT
“Mona Lisa”, giống như nhiều bức tranh khác từ thế kỷ 16, được tạo ra trên một tấm gỗ yêu cầu một lớp cơ bản dày. Các nhà nghiên cứu tin rằng Leonardo da Vinci đã tạo ra hỗn hợp từ bột chì oxit và dầu hạt lanh để tạo ra lớp sơn dày cho lớp màu đầu tiên, trong khi không biết rằng ông đã tạo ra hợp chất hiếm.
Được biết, “Mona Lisa” và “Bữa ăn tối cuối cùng” là hai bức tranh nổi tiếng có phủ hợp chất hiếm plumbonacrite mà Leonardo da Vinci đã làm trong cuộc đời mình. Các nhà nghiên cứu cũng hy vọng có thể khám phá thêm về con người, cũng như tác phẩm của ông theo thời gian.
Bức tranh trải qua 13 kiếp nạn
Tác phẩm 'Ghent Altarpiece' trải qua nhiều sóng gió khi từng bị lấy cắp, giả mạo, đốt cháy. Hiện bức tranh được trưng bày trong tủ chống đạn tại nhà thờ ở Bỉ.
Hầu hết mọi điều tồi tệ có thể xảy ra với một bức tranh đều đã đến với Sự tôn thờ con cừu thần bí (còn gọi là Ghent Altarpiece) của anh em họa sĩ người Bỉ Hubert và Jan van Eyck. Bức tranh suýt bị phá hủy trong hỏa hoạn, bị giả mạo, phân mảnh, đánh cắp...
Năm 1432, anh em họa sĩ Van Eyck đã hoàn thành Sự tôn thờ con cừu thần bí kích thước 4,4 x 3,5m gồm 12 tấm mô tả chi tiết nhiều nhân vật và sự kiện trong Kinh thánh. Sau đó, tác phẩm được trưng bày tại Nhà thờ St Bavo ở Ghent, Bỉ.
Theo Guardian, sáng tác này có nhiều giá trị quan trọng: Là một trong những bức tranh sơn dầu đầu tiên trên thế giới, đánh dấu bước chuyển đổi từ nghệ thuật Trung cổ sang Phục hưng. Một vị Hồng y người Italy đánh giá đây là "Bức tranh đẹp nhất trong Thiên Chúa Giáo".
Bức tranh 12 tấm đang được đặt trong tủ chống đạn của nhà thờ St Bavo ở Ghent (Bỉ). Ảnh: Artnet
Tác phẩm đã phải trải qua số lượng kiếp nạn nhiều chưa từng có trong lịch sử hội họa. Dưới đây là một số vụ việc tiêu biểu.
Thoát khỏi sự tàn phá trong bạo loạn vào thế kỷ 8 và 9, Ghent Altarpiece được nhận định có ý nghĩa lịch sử quan trọng. Năm 1566, một nhóm người theo làn sóng bài trừ thánh tượng cố gắng đánh cắp bức tranh để thiêu đốt. Tuy nhiên, lính canh đã phá vỡ được âm mưu đó.
Vào thời điểm Cách mạng Pháp, Napoléon Bonaparte cũng từng để mắt tới tác phẩm. Năm 1794, Napoléon cử quân đi lấy 4 tấm của bức tranh đang đặt tại nhà thờ St Bavo. Người Pháp đã trưng bày 4 phần đó tại bảo tàng Louvre ở trung tâm Paris. Sau thất bại của Napoléon trong trận Waterloo, các mảng tranh trên được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp.
Năm 1815, người quản lý bức tranh đã bán 6 tấm để trả nợ với lý do các phần đó đã cũ và hư mục dù thực tế vẫn còn nguyên vẹn. Sau khi qua tay nhiều người, các tấm tranh thuộc về vua Phổ và được trưng bày ở Berlin, Đức 100 năm tiếp theo.
Bức tranh miêu tả lại hình ảnh quan trọng của Thiên Chúa Giáo
Trong Thế chiến thứ nhất, người Đức cố gắng đánh cắp phần còn lại của bức tranh. Nhưng một người trông coi Nhà thờ St Bavo đã giấu tranh giữa các bức tường và sàn nhà của dinh giám mục trước khi đưa đến một địa điểm an toàn ở vùng nông thôn.
Chiến tranh kết thúc, 6 tấm tranh ở Berlin đã quay trở lại nhà thờ St Bavo. Toàn bộ tác phẩm được tái hợp sau một thế kỷ. Sự bình yên không kéo dài lâu. Tháng 4/1934, một trong 12 tấm đã bị đánh cắp.
Antoine Luysterborghs, ủy viên cảnh sát thành phố Ghent, được mời tới để ghi nhận vụ việc. Tên trộm đòi khoản tiền chuộc một triệu franc Bỉ nhưng giới chức không chấp nhận trả.
Sau đó, nhà môi giới chứng khoán tên là Arsène Goedertier lên cơn đau tim tại một cuộc biểu tình. Ông ta gọi luật sư của mình, Georges de Vos, đến giường bệnh. Vị luật sư khẳng định Goedertier đã thì thầm trước khi chết: "Chỉ mình tôi biết Con cừu thần bí ở đâu. Thông tin nằm trong phong bì ở ngăn kéo bên phải bàn viết của tôi".
Luật sư tìm thấy bản sao của tờ giấy đòi tiền chuộc cùng và ghi chép manh mối của phần tranh bị đánh cắp: "Nó nằm ở một nơi tôi hay bất kỳ ai đều không thể lấy đi mà không gây ra sự chú ý".
Nỗ lực tìm kiếm vô vọng. Nhà sao chép người Bỉ Jef Van der Veken đã vẽ một bản sao để thay thế phần bị đánh cắp.
Tác phẩm đã trải qua quá trình phục chế tốn cả triệu USD. Ảnh: The Art
Cả hai nhân vật sừng sỏ của Đức Quốc Xã là Adolf Hitler và Hermann Goering đều muốn sở hữu Ghent Altarpiece. Các quan chức Bỉ tìm cách chuyển bức tranh đến Vatican. Nhưng Đức Quốc Xã chặn họ trên đường đi, tịch thu tác phẩm và đưa tới Pau ở miền Nam nước Pháp. Chúng mang tranh đến lâu đài Neuschwanstein ở Đức vào năm 1942. Kế tiếp, Đức Quốc Xã cất giữ tranh trong nhà kho ở mỏ muối Altaussee (Áo) cùng với nhiều kho báu khác.
Năm 1945, quân đội Mỹ thu hồi Ghent Altarpiece cùng với 400 tấn tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp. Bức tranh của anh em nhà Van Eyck quay trở lại nhà thờ St Bavo vào tháng 10/1945. Sau thời gian dài phục chế, tác phẩm được đặt trong tủ chống đạn của nhà thờ.
Lý giải cách thức cây cối giao tiếp với nhau khi gặp nguy hiểm Các nhà khoa học phát hiện khi gặp nguy hiểm như sâu bệnh, cây cối có khả năng phát tán ra xung quanh một loại hợp chất dễ bay hơi để cảnh báo cho các cây khỏe mạnh kích hoạt cơ chế phòng vệ. Cây bị thương có thể phát tán một hợp chất đóng vai trò như tín hiệu cảnh báo ra...