Tiết kiệm hàng tỷ đồng/năm nhờ đổi mới công nghệ
Nhờ mạnh dạn đầu tư và đổi mới công nghệ, Công ty nhựa Tân Phú đã tiết kiệm được 6,8 tỷ đồng chi phí năng lượng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Công ty nhựa Tân Phú (TPP) là một đơn vị hàng đầu trong việc cung ứng các sản phẩm nhựa như thiết bị máy móc ngành công – nông nghiệp, xây dựng, sản phẩm bao bì, chai nhiều lớp và chai PET phục vụ ngành thực phẩm, y tế,… Nhà máy của TPP có tổng công suất lên tới 2.000 tấn/tháng, nằm trong Top 5 về thị phần nhựa công nghiệp tại Việt Nam. Sản phẩm của Công ty hiện đang được phân phối trên thị trường miền Bắc, miền Trung, miền Nam và xuất khẩu sang nước ngoài.
Những năm qua, Công ty đã mạnh dạn đầu tư thay thế các thiết bị chiếu sáng cũ bằng bóng đèn hiệu suất cao; đầu tư mới và thay thế dây chuyền máy móc thiết bị cũ bằng dây chuyền máy móc thiết bị thế hệ mới; nâng cấp và cải tiến các máy cũ bằng việc lắp biến tần cho các động cơ có phụ tải thay đổi. Dự án này đã giúp công ty tiết kiệm được hơn 1,2 tỷ đồng tiền điện/năm.
Bên cạnh đó, Công ty đầu tư 1 máy ép đùn, 1 máy cắt nắp có công suất tiêu thụ điện thấp hơn máy thế hệ cũ. Kết quả đã tiết kiệm hàng năm hơn 250 triệu đồng tiền điện và 170 triệu đồng từ việc tái sử dụng phế liệu; giảm phát thải 121,2 tấn CO2/năm, giảm chất thải rắn 56,52 tấn/năm.
Ngoài ra, công ty cũng đã đầu tư 3 máy ép 700T, 800T và 1.000T thủy lực dùng servo tiết kiệm điện 40% so với thế hệ máy ép thủy lực cũ. Lợi ích từ việc tiết kiệm điện của dự án này là hơn 700 triệu đồng/năm, đồng thời dự án cũng giúp tiết kiệm được hơn 3,3 tỷ đồng/năm từ việc tái sử dụng phế liệu. Nhờ lắp biến tần cho các mô tơ chính, bọc bảo ôn cho các điện trở nhiệt, các trục vít, máy ép nhựa, máy ép phôi, máy đùn thổi nhựa đã giúp công ty tiết kiệm từ 15-25% năng lượng tiêu thụ. Ngoài ra, giải pháp này cũng giúp giảm bức xạ nhiệt, giảm nhiệt độ môi trường làm việc, tạo sự thoải mái cho người lao động.
Theo bà Thượng Thị Ngọc Tuyết, Phó giám đốc Công ty nhựa Tân Phú cho biết: “Hành động hưởng ứng TKNL đã giúp Nhựa Tân Phú giảm phát thải 326,88 tấn CO2/năm, giảm lượng chất thải rắn ra môi trường 340,8 tấn/năm. Trong 1 năm, công ty đã tiết kiệm được 6,8 tỷ đồng chi phí năng lượng”. Kết quả này đã giúp công ty giảm chi phí giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nhựa Tân Phú cho biết, hiệu quả đầu tư thực hiện TKNL đã giúp Nhựa Tân Phú không những giảm chi phí năng lượng, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh của công ty mà còn giúp cải thiện môi trường làm việc sạch hơn, ít ô nhiễm cho người lao động. Vì vậy, Nhựa Tân Phú sẽ tiếp tục từng bước đầu tư thay thế các dây chuyền thiết bị cũ bằng các dây chuyền công nghệ mới với mức tiêu hao năng lượng trên đơn vị sản phẩm thấp hơn, năng suất cao hơn để doanh nghiệp sử dụng năng lượng TK&HQ, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Theo VietQ
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất - nâng cao năng suất chất lượng
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt đang không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ máy móc để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Hàng triệu USD là số vốn đầu tư từ năm 2018 của Công ty TNHH Scancia Pacific dành cho công nghệ mới. Tương tự, Công ty CP Kiến trúc xây dựng AA mới nhập về chiếc máy chế biến gỗ có giá lên tới hơn 1 triệu USD nhằm đáp ứng các đơn hàng mang tính công nghiệp cao. Công ty TNHH Hiệp Long cũng đang tiến hành đầu tư nhiều thiết bị hiện đại, có công nghệ mới, năng suất tốt để thay thế các thiết bị đã cũ, lạc hậu.
Là doanh nghiệp đang đầu tư khá bài bản cho công nghệ mới, bà Đỗ Thị Kim Loan, Tổng Giám đốc Công ty TNHH TM & SX Sao Nam cho biết, với mục tiêu xuất khẩu đạt 20 triệu USD trong năm 2019, Công ty đã đầu tư nhiều hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, giảm giá thành, đáp ứng yêu cầu đơn hàng của các thị trường.
"Trước đây chúng tôi đã làm theo chuỗi nhập máy móc của Đức. Chúng tôi chú trọng trong lĩnh vực ván sàn là sử dụng công nghệ của Đức, Ý, Áo. Năm nay chúng tôi cũng sẽ đầu tư theo quy trình đó, và tăng thêm máy móc để đạt được mục tiêu xuất khẩu", bà Loan chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.Hồ Chí Minh, hiện các doanh nghiệp gỗ Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong đó, nội lực của doanh nghiệp chế biến gỗ đã và đang được cải thiện rất lớn. Các doanh nghiệp đang thay đổi tư duy quản lý theo mô hình chuyên nghiệp, đầu tư công nghệ để nâng cao năng suất lao động.
Theo các chuyên gia trong ngành, sản phẩm gỗ của Việt Nam còn khó cạnh tranh với sản phẩm của những nhà xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu như Đức, Ý, Ba Lan do các nước này có trình độ công nghệ cao, mức độ tự động hóa gần như 100%. Tuy nhiên, hiện nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhập về các máy móc thiết bị rất hiện đại. Do đó, ở tương lai không xa, ngành chế biến gỗ của Việt Nam sẽ có nhiều khả năng cạnh tranh hơn bởi chi phí quản lý, nhà xưởng tại Việt Nam rẻ hơn nhiều so với tại các nước phát triển.
Trong khi đó, Công ty TNHH MTV Định Khuê trải qua chặng đường gần 25 năm dựng xây và phát triển, đến nay đã "vươn vai" lớn mạnh, trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất tinh bột mỳ quy mô lớn của tỉnh Tây Ninh với nhãn hiệu nổi tiếng "Ba Đồng Tiền".
Sản phẩm của công ty được sản xuất từ các các trang thiết bị máy móc hiện đại, đủ sức cung cấp sản phẩm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước. Thương hiệu Định Khuê với nhãn Logo được sự bảo hộ chắc chắn của pháp luật Việt Nam và quốc tế.
Năm 2003, Công ty đã đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất hiện đại nhập từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, không ngừng đổi mới công nghệ cho nhà máy chế biến tinh bột khoai mì Định Khuê nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Từ công suất 150 tấn thành phẩm/ngày đã tăng lên hơn 280 tấn/ngày, đủ sức đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy trình khắt khe như kiểm tra nguyên liệu đầu vào, chất lượng thành phẩm, công tác bảo vệ môi trường, nghiên cứu thị trường với mục tiêu đưa ra thị trường những mặt hàng tốt nhất theo tiêu chuẩn chất lượng hiện hành của Nhà nước và phù hợp với xuất khẩu.
Công ty cũng không ngừng nỗ lực phát triển, bên cạnh việc đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, đầu tư trang thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại từ các nước tiên tiến trên thế giới. Tiếp tục cải tiến đầu tư áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại của Đức, sản phẩm tinh bột mỳ chất lượng cao nhãn hiệu "Ba Đồng Tiền" của Định Khuê đạt được những đặc tính ưu việt như: hàm lượng tinh bột cao>85%, độ ẩm tối đa lên tới 13%, tổng số hàm lượng tro
Với chất lượng sản phẩm ưu Việt, sản phẩm Định Khuê rất được thị trường trong nước ưa chuộng với hệ thống khách hàng thân thiết như Vedan, Ajinomoto, Miliket... Vượt qua nhiều khó khăn và thử thách, công th từng bước xây dựng cho mình một thương hiệu uy tín, vững chắc.
Hay tại Công ty TNHH Gốm sứ mỹ nghệ Quang Vinh, sau khi hoàn thành dự án đầu tư dây chuyền, thiết bị tiên tiến trong sản xuất gốm sứ cao cấp đã gỉam 30% lượng khí gas nhờ thu hồi nhiệt thừa trong lò nung để sấy sản phẩm mộc, giảm sản phẩm lỗi hỏng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng suất lao động... Năm 2019 Gốm Quang Vinh đã quyết định đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại trong sản xuất gốm, công suất khoảng 700.000 sản phẩm/năm; tổng chi phí 613.480.000 đồng.
Theo bà Hà Thị Vinh - Tổng giám đốc Công ty Gốm Quang Vinh, mục tiêu dự án hướng đến là nhằm tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
"Mặc dù các thiết bị, máy móc đang trong quá trình chạy thử nghiệm, nhưng theo tính toán của công ty, với công nghệ mới, hiện đại các sản phẩm sản xuất ra sẽ có giá thành hạ trên 30%. Đây là cơ hội để công ty hạ giá bán các sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường, sản xuất" - bà Hà Thị Vinh khẳng định.
Theo đó, dự án đã đầu tư máy ép song động 12 tấn, máy khắc CNC một đầu đa năng, máy ép bán dẻo. Cũng theo bà Hà Thị Vinh, cùng với các thiết bị, máy móc được đầu tư mới kết hợp với kỹ thuật phối liệu xương men sứ mỏng do công ty nghiên cứu và công nghệ đổ rót áp lực cao bán tự động đã giúp sản phẩm sản xuất ra bền đẹp, có độ mỏng và độ chính xác cao, đa dạng chủng loại, nâng cao sản lượng. Do có độ chính xác cao nên đã giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi, hỏng và giữ được kiểu dáng thiết kế, nâng cao tính thẩm mỹ và giá trị sản phẩm. Áp dụng máy CNC vẽ trang trí sản phẩm giúp mẫu mã sản phẩm đa dạng và phong phú hơn, năng suất lao động ở khâu này tăng cao và hầu như không có sản phẩm hỏng ở công đoạn này.
Đặc biệt, Gốm Quang Vinh cũng đã áp dụng giải pháp thu hồi nhiệt thừa trong lò nung và dẫn sang sấy sản phẩm mộc, giải pháp này giúp công ty tiết kiệm được 30% chi phí năng lượng gas trong nung gốm... tạo môi trường sản xuất sạch hơn và hạ giá thành sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Theo VietQ
AI có thể bắt kịp bộ não của con người trong kỷ nguyên 6G Vào tháng 3 năm nay, Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã bỏ phiếu đồng thuận mở băng tần 95GHz đến 3THz cho 6G, 7G hoặc bất kỳ công nghệ thế hệ tiếp theo nào. Nhờ tốc độ truyền dữ liệu cực nhanh AI có thể ngang tầm với bộ não con người. Tiến sĩ Ted Rappaport và các đồng...