Tiết kiệm cạnh tranh gay gắt với trái phiếu doanh nghiệp
Trong khi lãi suất tiết kiệm có xu hướng giảm, ngân hàng giảm chi phí đầu vào để giảm lãi suất cho vay, thì lãi suất trái phiếu doanh nghiệp vẫn duy trì mức cao.
Lãi suất tiết kiệm đi xuống trước bối cảnh giá vàng “dậy sóng” gần đây đã khiến không ít người phải suy nghĩ.
Trái phiếu doanh nghiệp được chọn vì lãi suất cao
Mặc dù mục đích của tiết kiệm và trái phiếu doanh nghiệp khác nhau, song giống nhau ở một điểm là khách hàng muốn được hưởng lợi tức cao, nhất là trong bối cảnh Covid-19. Vì thế, sau những lời chào mời của nhân viên ngân hàng, không ít khách hàng đã chọn mua trái phiếu doanh nghiệp hoặc chứng chỉ quỹ được phát hành qua nhà băng.
Tại VietA Bank, nhân viên giao dịch quầy cho biết, lãi suất tiền gửi cao nhất đang được nhà băng này áp dụng là 7,9%/năm cho kỳ hạn 13 tháng qua hình thức tiền gửi online. Nếu gửi tại quầy, lãi suất cao nhất là 6,6%/năm cho kỳ hạn trên 13 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.
Tuy nhiên, nếu khách hàng chọn đầu tư trái phiếu của SAM Holdings (HOSE: SAM) được VietA Bank phân phối, thì lãi suất lên đến 9,03%/năm cho kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng và 10,45%/năm cho kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng. Khách hàng mua trái phiếu SAM Holdings do VietA Bank phân phối phải có tối thiểu 1 tỷ đồng. Tuy mệnh giá cao, song nhân viên của VietA Bank cho biết, chỉ trong 1 ngày đầu giới thiệu, đã huy động được 100 tỷ đồng và hiện chỉ còn sản phẩm trái phiếu có mệnh giá 3 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 12-24 tháng.
SAM Holdings vừa thông báo kế hoạch phát hành tiếp trái phiếu, tổng giá trị 300 tỷ đồng, để bổ sung nguồn vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh. Thời gian dự kiến là trong tháng 8-9/2020. Trái phiếu có kỳ hạn dự kiến là 24 tháng, lãi suất đến 11%/năm. Phương thức thanh toán lãi là 6 tháng/lần và gốc sẽ trả khi đáo hạn. Đây là trái phiếu không chuyển đổi có tài sản đảm bảo.
Thực tế cho thấy, việc phát hành trái phiếu huy động vốn lãi suất cao của doanh nghiệp đang ngày càng nở rộ. Báo cáo tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp 7 tháng đầu năm nay của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho thấy, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp lên đến 179.500 tỷ đồng, với kỳ hạn phát hành bình quân 3,97 năm.
Trong đó, chỉ riêng tháng 7/2020, giá trị phát hành của tổ chức tín dụng là 8.134,9 tỷ đồng, chiếm 40,79%; các doanh nghiệp bất động sản là 6.993,9 tỷ đồng, chiếm 35,07%. Giao dịch qua các đại lý (công ty chứng khoán, ngân hàng) vẫn chiếm đa số. Không chỉ làm trung gian phân phối, các quỹ đầu tư trái phiếu doanh nghiệp gia tăng đáng kể số mở mới và cả tài sản quản lý.
Video đang HOT
Tiết kiệm có bị lép vế?
Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm có xu hướng giảm kể từ sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm lãi suất điều hành lần thứ 2 vào đầu tháng 8/2020. Hiện lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng được các ngân hàng áp dụng phổ biến ở mức 3,5 – 4,25%/năm; lãi suất 6 – 12 tháng khoảng 5-6%/năm và trên 12 tháng ở mức 6-7%/năm. Ở khối ngân hàng cổ phần có vốn nhà nước, lãi suất tiền gửi còn thấp hơn.
Lãi suất tiết kiệm đi xuống trước bối cảnh giá vàng “dậy sóng” gần đây đã khiến không ít người phải suy nghĩ. Tuy huy động vốn của ngành ngân hàng vẫn tăng trong 7 tháng đầu năm nay (tính đến ngày 28/7/2020, huy động vốn toàn ngành ngân hàng tăng 5,31%, tín dụng tăng 3,45% so với cuối năm 2019, còn cùng kỳ tăng 7,13%), song ngân hàng cũng đang chịu áp lực trong thu hút tiền gửi.
Đó cũng chính là lý do các nhà băng đua phát hành trái phiếu thời gian gần đây, trong khi thanh khoản được cho là đang dôi dư để mua lại trái phiếu trước hạn đã phát hành trước đây.
HDBank vừa phát hành 15 triệu trái phiếu, với tổng giá trị 1.500 tỷ đồng. Lãi suất trái phiếu cố định 8,5%/năm, được thanh toán hàng năm. Lũy kế từ đầu năm đến nay, HDBank phát hành thành công 8.500 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 5,5-5,93%/năm. Theo kế hoạch năm nay, HDBank phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu huy động vốn, đồng thời mua lại 8.520 tỷ đồng trái phiếu.
BIDV có lượng trái phiếu nhiều nhất, với 15.200 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn từ 6 đến 15 năm. Đây là những trái phiếu đủ tiêu chuẩn để tính vào vốn cấp 2 và BIDV đều có quyền mua lại trước hạn sau 1-5 năm, riêng các trái phiếu 15 năm là sau 10 năm kể từ ngày phát hành. Nếu BIDV không thực hiện quyền mua, lãi suất các kỳ sau sẽ bật lên rất cao.
Nếu tính theo kỳ hạn thực hiện quyền mua, số trái phiếu của BIDV phát hành trong 6 tháng đầu năm 2020 có kỳ hạn bình quân chỉ là 2,34 năm. Lãi suất bình quân kỳ đầu tiên 7,45%/năm, cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm gần 2% và lãi suất các kỳ sau cộng thêm biên độ từ 0,6-1,2%/năm. Mới đây, BIDV mua lại toàn bộ 3.500 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn phát hành đợt 1 năm 2015.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính, ngân hàng cho rằng, sở dĩ các nhà băng vẫn ưa huy động vốn qua trái phiếu là do tìm kiếm được nguồn vốn dài hạn. Tuy lãi suất cao hơn tiền gửi tiết kiệm, song ngân hàng có được nguồn vốn ổn định.
Dịch chuyển kênh đầu tư: Trái phiếu doanh nghiệp hút khách
Lãi suất tiết kiệm gửi ngân hàng đang có xu hướng ngày càng giảm xuống. Trong khi đó, thị trường vàng đầy biến động, giá vàng neo cao, cùng với đó là trái phiếu doanh nghiệp đang mời chào người mua với lãi suất cao. Đang có sự dịch chuyển kênh đầu tư.
Vàng hay chứng khoán?
Lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại đang giảm 0,2 - 0,3%/ năm. Điều này đang kích thích dòng tiền dịch chuyển sang một số kênh đầu tư khác, như chứng khoán, vàng, trái phiếu doanh nghiệp, hoặc bất động sản. Ở thị trường vàng, do giá vàng đang neo cao ở mức 50 triệu đồng/ lượng nên thu hút người dân quan tâm. Anh Nguyễn Anh Tú (Ngõ Yên Bái 2, Hà Nội) chia sẻ, tâm trí anh 2 tuần nay bị cuốn vào giá vàng. Đang có một khoản tiền nhỏ gửi tiết kiệm, anh cân nhắc không biết có nên đầu tư vào vàng không.
Dịch bệnh tiếp tục căng thẳng, cùng với đó là cuộc chiến thương mại giữa các cường quốc, khiến các nước đua nhau bơm tiền ra thị trường khiến giá hàng hóa tăng cao, trong đó có vàng. Ở thời điểm 9h sáng ngày 13/7, giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giao dịch ở mức: 50,20 - 50,60 triệu/lượng (MV-BR. Còn thị vàng thế giới phiên sáng ngày 13/7 tăng lên mốc 1803.11 USD/ounce tương đương 50,54 triệu đồng/lượng.
Theo khuyến nghị từ giới chuyên gia, giá vàng trong nước phiên giao dịch sáng ngày 13/7 biến động tăng giá vẫn neo cao. Vì vậy, người dân và các nhà đầu tư và người dân nên mua bán theo nhu cầu tự nhiên. Theo thống kê từ một số công ty chuyên kinh doanh vàng cho biết, lượng khách mua vào và lượng khách bán ra có tỉ lệ 55% khách mua vào và 45% khách bán ra.
Tuy nhiên, đầu tư vào vàng thời điểm này không được các chuyên gia vàng khuyến nghị, bởi rủi ro được xem là quá cao. Cụ thể, giá vàng đã tăng một thời gian dài, đầu tư vàng thời điểm này là khá muộn, nhất là với nhà đầu tư có ý định lướt sóng. Ngoài ra, các nước đều đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ tăng trưởng, thị trường chứng khoán Mỹ đang tăng điểm khá tốt, dòng tiền bị phân hóa, chứ không chỉ trú ẩn vào vàng. Vàng có thể tiếp tục tăng, song không tăng mạnh.
Đặc biệt các chuyên gia phân tích, giá vàng trong nước không liên thông với thế giới, biên độ chênh lệch giữa giá mua và giá bán luôn duy trì ở khoảng cách lớn, nên cơ hội kiếm lời ở thị trường này rất ít.
Riêng với chứng khoán, dòng tiền đang có sự chuyển động thú vị. Theo số liệu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, số lượng mở mới tài khoản chứng khoán cao kỷ lục trong tháng 6/2020, với 35.046 tài khoản, chủ yếu là tài khoản cá nhân. Dòng tiền nóng từ nhà đầu tư mới đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục mạnh sau cú sốc Covid-19.
Vàng vẫn là kênh đầu tư được coi là khá hấp dẫn.
Thị trường thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp sôi động
Theo dữ liệu công bố của các doanh nghiệp và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tổng lượng TPDN phát hành từ đầu năm đến nay ước tính ở mức 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so với 6 tháng đầu năm 2019. Thậm chí, con số tăng trưởng quy mô phát hành 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước có thể sẽ còn cao hơn do các thông tin phát hành vẫn đang được công bố.
Không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp TPDN cũng sôi động hơn rất nhiều. Cụ thể, lượng TPDN niêm yết trên sàn TPHCM (HSX) đã tăng từ 14.200 tỷ đồng (năm 2017) lên gần 36.000 tỷ đồng (30/6/2020), tương ứng tỷ lệ tăng trưởng bình quân 45%/năm.
Thanh khoản thị trường đang cải thiện với giá trị giao dịch tăng trung bình 80%/năm từ năm 2017 đến nay nhưng hiện vẫn ở mức khá khiêm tốn, bình quân khoảng 3.200 tỷ đồng/tháng.
Tại báo cáo thường niên của Công ty Chứng khoán TCBS, Công ty chiếm 82,4% thị phần giao dịch TPDN trên HSX, cho biết đã phân phối bán lẻ ra thị trường cho nhà đầu tư cá nhân hơn 30.000 tỷ đồng trong năm 2019, tăng 47% so với 2018.
Báo cáo của Trung tâm Phân tích CTCP Chứng khoán SSI cũng ước tính lượng TPDN nhà đầu tư cá nhân mua vào năm 2019 trên cả thứ cấp và sơ cấp khoảng 66.000 tỷ đồng, tương đương 1,4% tổng lượng tiền gửi dân cư vào hệ thống ngân hàng.
Dù nhỏ bé nhưng mức độ tham gia của nhà đầu tư cá nhân vào thị trường TPDN đang tăng khá nhanh.Tính từ đầu năm 2020 đến nay, nhà đầu tư cá nhân đã mua trực tiếp gần 22.700 tỷ đồng TPDN trên sơ cấp - tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình gần 10% của năm 2019.
Rõ ràng, TPDN đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác, trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi do có cùng tính chất là các khoản đầu tư có thu nhập cố định.
Ngân hàng đang đầu tư vào đâu? Doanh nghiệp chạy đua phát hành trái phiếu vì sắp bị siết, trong khi đó, giới ngân hàng cũng tích cực ôm trái phiếu ngành bất động sản. Theo thống kê, tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành trong quý 2-2020 là 122,3 nghìn tỷ đồng, tăng 69,7% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, riêng tháng 5 và tháng...