Tiết kiệm 140.000 đồng/tháng, nông dân có thể nhận lương khi về già
Nhiều nông dân ở Đắk Nông tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và coi đây như hình thức tiết kiệm, qua đó giúp có lương khi đóng đủ số năm tham gia.
Huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) là địa bàn có đông dân cư, trong đó chủ yếu là lao động phổ thông. Tính đến hết tháng 4/2021, huyện có thêm 1.000 người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Trong số đó có nhiều nông dân, chủ cơ sở kinh doanh nhỏ.
Ông Đinh Văn Xá (tổ 4, thị trấn Đắk Mâm, huyện Krông Nô) đang kinh doanh thiết bị điện tử di động với mức thu nhập ổn định. Trong thời gian qua, nhận thấy những lợi ích của BHXH tự nguyện, ông đã quyết định tham gia.
Theo ông Đinh Văn Xá, việc tham gia BHXH tự nguyện có phần nào giống như cách gửi tiết kiệm từng năm. Số tiền đóng BHXH được ông trích một phần từ lợi nhuận kinh doanh của gia đình.
Ông Đinh Văn Xá tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng tiền lợi nhuận kinh doanh của gia đình.
“Khi tham gia BHXH tự nguyện, chúng tôi được hưởng rất nhiều lợi ích, chế độ. Khi tham gia đủ số năm theo quy định, chúng tôi có thể được nhận lương hàng tháng”, ông Đinh Văn Xá nói.
Tương tự, ông Hồ Trọng Tín, giám đốc một hợp tác xã cà phê ở thị trấn Đắk Mâm, cũng tham gia BHXH tự nguyện. Ông từng có hơn 15 năm đóng BHXH bắt buộc khi làm ở cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, sau đó vị giám đốc này nghỉ việc để phát triển thương hiệu cà phê của gia đình.
Để được hưởng các quyền lợi, ông đã tham gia BHXH tự nguyện và đóng một lần cho số năm còn lại. Đặc biệt, ông Hồ Trọng Tín còn vận động các nông dân trong hợp tác xã tham gia.
Ông Hồ Trọng Tín (bên phải) tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần duy nhất cho số năm còn thiếu.
Ông Hồ Trọng Tín cho rằng: “BHXH tự nguyện có nhiều mức, với số tiền khoảng vài trăm nghìn đồng, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều thành viên trong HTX. Nếu 25 nông dân của HTX tham gia đóng đủ số năm theo quy định, sau này họ cũng sẽ được hưởng chế độ lương hưu hàng tháng”.
Anh KHoa (bon Kala Dơng, xã Quảng Khê, huyện Đắk GLong, người dân tộc Mạ) hàng ngày cũng gắn với nương rẫy. Hai năm trước, anh KHoa đã tham gia BHXH tự nguyện.
Anh KHoa từng nghĩ rằng, chỉ có cán bộ nhà nước mới được nhận lương hưu. Thế nhưng, trong một lần đi họp, được phổ biến về BHXH tự nguyện, anh đã tham gia với mức đóng hơn 138.000 đồng/tháng.
“Tham gia BHXH mang lại rất nhiều lợi ích, đồng thời khích lệ bản thân làm việc để khi về già được nhận lương. Nếu không may qua đời trong thời gian tham gia BHXH tự nguyện, người nhà được hưởng chế độ tử tuất nên mình rất yên tâm”, anh KHoa chia sẻ.
Video đang HOT
Số tiền hơn 138.000 đồng tương đương với một ngày công của anh. Hiện nay, anh mới 40 tuổi, việc tiết kiệm để đóng BHXH sẽ rất có lợi cho bản thân và gia đình khi già.
“Nếu năm sau gia đình có điều kiện, con cái có việc làm ổn định, tôi sẽ đóng cho cả vợ và đóng 5 năm một lần”, anh KHoa nói.
Hiện toàn tỉnh Đắk Nông có hơn 10.000 người tham gia BHXH tự nguyện.
Chị Nguyễn Thị Dung, công chức văn hóa – xã hội xã Quảng Khê, đã vận động được 120 người tham gia BHXH tự nguyện. Trong số này có nhiều đối tượng là người dân tộc thiểu số.
Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức nên bà con nhân dân đã hiểu được tính bảo hộ của BHXH. Đặc biệt, với nhiều mức đóng, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà bà con lựa chọn để tham gia BHXH tự nguyện.
“Người dân hiểu được vai trò, ý nghĩa nhân văn, quyền và lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện nên rất yên tâm tham gia. Phần lớn mọi người lựa chọn mức đóng từ 138.000 đồng đến dưới 500.000 đồng/tháng, đây là số tiền phù hợp với thu nhập của các lao động ở nông thôn ” chị Nguyễn Thị Dung cho hay.
Được biết, hiện số người tham gia BHXH tự nguyện tỉnh Đắk Nông là gần 10.000 người.
Theo BHXH tỉnh Đắk Nông, hiện nay mức hỗ trợ của Nhà nước cho người tham gia BHXH tự nguyện từ 10% đến 30%. Nếu được nâng mức hỗ trợ, sẽ có thêm nhiều người, nhất là người dân tộc thiểu số tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ, chính sách BHXH khi về già.
Công an huyện Lục Ngạn leo đồi, đi thuyền giúp nông dân thu hoạch vải
Trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19 tại Bắc Giang ảnh hưởng tới cuộc sống và kinh tế của người dân, lực lượng công an huyện Lục Ngạn đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp giúp đỡ bà con trong huyện thu hoạch, tiêu thụ vải thiều đã bước vào mùa vụ.
Trước diễn biến căng thẳng của dịch Covid-19, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện phong tỏa 6 huyện, riêng với huyện Lục Ngạn, để phục vụ người dân tiêu thụ vải tỉnh đã quyết định không giãn cách, thay vào đó triển khai hơn 1.000 chốt tự quản và thành lập các tổ Covid cộng đồng, thường xuyên tới kiểm tra.
Trong 2 ngày cuối tuần, lực lượng công an huyện Lục Ngạn đã điều động gần 20 cán bộ, chiến sĩ giúp bà con trong huyện thu hoạch vải ở nhiều địa điểm.
4h30 sáng ngày 6/6, tại thôn Chính (xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang), các cán bộ chiến sĩ công an huyện đã có mặt tại sớm các khu vực trồng vải, thực hiện việc thu hoạch giúp đỡ bà con vùng dịch. Lên đồi thu hoạch vải sớm sẽ tận dụng được thời tiết mát mẻ, tránh nắng nóng đang ở giai đoạn đỉnh điểm ở miền Bắc.
Được biết, vải tại Lục Ngạn năm nay được mùa nên đạt năng suất cao, các vườn vải ở Lục Ngạn sai trĩu quả. Dự kiến cả huyện sẽ đạt mức khoảng 200.000 tấn/vụ.
Các gốc vải được trồng trên địa hình đồi, nhiều lá cây nên việc đi lại của các chiến sĩ công an là tương đối vất vả, dễ trơn trượt khi di chuyển.
Không chỉ địa hình đồi, cán bộ chiến sĩ công an huyện Lục Ngạn cũng đã di chuyển bằng thuyền tới một khu đất trồng vải cũng nằm trong thôn Chính. Đây cũng là một trong những địa điểm tiêu thụ vải số lượng lớn sau khi thu hoạch.
Nhấn để phóng to ảnh
Để giúp đỡ người dân sản xuất, thu hoạch vải thiều, UBND huyện cùng các cơ quan ban ngành khác đã thực hiện xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh, tìm kiếm các đầu mối tiêu thụ giúp vải thiều Lục Ngạn không rơi vào tình trạng bị thương lái ép giá, ảnh hưởng tới kinh tế người dân.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để bảo đảm công tác phòng dịch trong suốt mùa thu hoạch vải thiều, lực lượng Công an huyện tiếp tục quản lý chặt chẽ di biến động của thương nhân và lao động thời vụ; hỗ trợ lực lượng chức năng của huyện kịp thời lấy mẫu xét nghiệm cho những trường hợp nghi tiếp xúc gần với các bệnh nhân Covid-19.
Trường hợp những thương lái đến địa phương, UBND huyện cùng Trung tâm y tế thực hiện rà soát, kiểm tra và cấp giấy phép để giúp đỡ tiêu thụ vải thiểu một cách tốt nhất. Các thương lái sẽ được xét nghiệm Covid-19 miễn phí 100%.
Những chiếc xe máy chở thùng hàng đựng vải đỏ ruộm, chất cao che kín lái xe trở thành hình ảnh quen thuộc và là biểu tượng của Lục Ngạn mỗi khi vào mùa thu hoạch vải.
Những thuyền tôn, thuyền gỗ chở vải thu hoạch buổi sáng ở các đảo nhỏ, vượt sông về bờ để nông dân kịp đưa đi đổ buôn, tiêu thụ vào phiên chợ sáng ở huyện.
Trao đổi với PV, Thượng úy Nguyễn Lê Phan, Phó Đội trưởng Công an huyện Lục Ngạn cho biết, mùa vải năm nay khác với mọi năm khi Bắc Giang là một trong những điểm dịch phức tạp, nhiều gia đình có người thân nằm ở diện cách ly dẫn tới việc không thể về phục vụ việc thu hoạch và tiêu thụ vải, bài toán nhân lực là một trong những vấn đề khó khăn ở thời điểm hiện tại.
Cùng theo Thượng úy Nguyễn Lê Phan, việc thương lái lợi dụng tình hình dịch bệnh để ép giá cũng cần được xử lý, huyện Lục Ngạn tìm mọi cách để tiêu thụ, nhất quyết không để xảy ra tình trạng giải cứu vải, cố gắng để người dân không bị ảnh hưởng nhiều về kinh tế so với các năm trước.
Bên trong kho hàng chứa hàng chục tấn vải được thu mua trong buổi sáng của một doanh nghiệp xuất khẩu. Lục Ngạn hoàn toàn tự tin chất lượng vải, đưa thứ quả quê hương xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Úc...
Sau 10 ngày ko có ca cộng đồng, các ca nhiễm đều trong khu cách ly thì đây hoàn toàn là tín hiệu đáng mừng, người dân có quyền hi vọng sớm trở lại cuộc sống bình thường, nhất là ở thời điểm vải đang vào mùa.
"Khát" máy gặt, nông dân ăn cơm tại ruộng, chờ xuyên đêm vì sợ... mất lượt Để chờ được máy gặt, nhiều nông dân đã phải thức thâu đêm, thậm chí gói cơm ra tận ruộng ăn để chờ được thu hoạch lúa. Nông dân ăn cơm tại ruộng, thức xuyên đêm chờ thu hoạch lúa. Thiếu máy gặt trầm trọng Hiện các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An lúa đã chín rộ, nhiều diện tích bị...