Tiết canh chứa chất ướp xác bán cho nhà hàng, siêu thị
Một đôi vợ chồng ở thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây Trung Quốc đã cho formol vào trong tiết lợn, tiết vịt, sản xuất chui món tiết canh mà người Trung Quốc quen gọi là “đậu phụ tiết”, mỗi ngày cung cấp 0,5 tân cho các nhà hàng, siêu thị.
Món “đậu phụ tiết” tại nhà hàng
Hai vợ chồng họ Mẫn này sản xuất “đậu phụ tiết” mà không có giấy phép trong vòng 6 năm qua. Để giảm giá thành, họ còn dùng tiết trâu, tiết bò giả làm tiết lợn, tiết vịt. Kinh khủng hơn, để món “đậu phụ tiết” này được dai hơn, họ đã cho thêm formol vào trong tiết.
Điểm sản xuất trái phép này của hai vợ chồng trên mỗi ngày cung cấp đến 500kg “đậu phụ tiết chứa formol” cho một số nhà hàng và siêu thị trong khu vực.
Ngày 20/6 vừa qua, hai vợ chồng hộ Mẫn này đã bị viện kiểm sát khu Tầm Dương, thành phố Cửu Gaing bắt về tội sản xuất, buôn bán thực phẩm chứa chất độc hại.
Trước đó, ngày 14/5, Phòng công thương thành phố Cửu Giang đã nhận được phản ánh của quần chúng, điều tra “đậu phụ tiết” sản xuất phi pháp. Nhân viên cơ quan này đã đến mua hàng tại siêu thị, rồi lái xe cả đêm để đưa mẫu đến Quảng Châu tiến hành kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, trong “đậu phụ tiết” này có chứa formol. Và vợ chồng họ Mẫn sản xuất “đậu phụ tiết” trái phép đã bị bắt ngay sau đó.
Video đang HOT
Theo phản ánh của cảnh sát điều tra, hai vợ chồng này mở xưởng sản xuất “đậu phụ tiết” tại một khu xưởng cũ nát. Cảnh sát đã thu được hơn 500kg “đậu phụ tiết” thành phẩm, 140kg “tiết vịt”, 50kg dung dịch formol tại hiện trường.
Theo lời khai của hai vợ chồng hộ Mẫn, họ đã sản xuất, kinh doanh trái phép sản phẩm này từ năm 2006. Họ thu mua tiết trâu tiết bò, cho người làm thuê gia công chế biến giả làm tiết lợn, tiết vịt để bán với giá cao. Để vẻ ngoài của những miếng “đậu phụ tiết” này được vuông vắn, đẹp mắt, ăn vào dai giòn, hai vợ chồng này đã cho thêm dung dịch formol vào trong tiết. Mỗi ngày họ cung cấp 500kg “đậu phụ tiết” ra ngoài thị trường, cho các nhà hàng và siêu thị trong vùng.
Theo kết quả kiểm nghiệm, hai vợ chồng họ Mẫn đã trộn thêm 35.3mg formol vào mỗi kilogam “đậu phụ tiết”.
Món “đậu phụ tiết” là một món ăn được ưa thích xuất xứ từ những dân tộc thiểu số ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Người ta thường lấy tiết lợn, tiết vịt, cho thêm muối, cho vào bát hoặc khuôn, để ở nơi thoáng mát có nhiệt độ không quá 25 độ để tiết tự đông lại, sau đó cắt thành miếng như đậu phụ. Khi ăn, người ta cho “đậu phụ tiết” vào bát, cho thêm ít canh xương, ớt khô, mì chính và một số gia vị khác.
Theo Infonet
5 bệnh nhân liên cầu lợn nhập viện trong một tháng
Thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho biết, chỉ riêng trong tháng 5/2012 đã có 5 bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn phải nhập viện. Một bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn nặng cũng vừa được chuyển tới bệnh viện hôm 14/6.
Một bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết do mắc liên cầu lợn điều trị tại BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư. (Ảnh: H.Hải)
Vừa nhiễm trùng huyết, vừa viêm màng não
Ngày 14/6, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư tiếp nhận nam bệnh nhân N.T.N (Hải Phòng) trong tình trạng vật vã, loạn thần, có ban hoại tử trên da. Bệnh nhân này cũng đã được BV Đa khoa Hải Phòng chẩn đoán mắc liên cầu lợn. Tuy nhiên vì biểu hiện nặng nề, lại kèm theo cả tình trạng sản rượu nên đã chuyển lên tuyến trên để điều trị.
BS Nguyễn Trung Cấp, khoa Điều trị tích cực cho biết, bị nhiễm liên cầu lợn, người bệnh có thể mắc một trong ba thể bệnh, đó là thể viêm màng não giống như các viêm màng não mủ khác, thể nhiễm trùng huyết và thể thứ 3 là kết hợp cả hai. Trường hợp bệnh nhân này mắc bệnh liên cầu lợn ở thể thứ 3, đó là bị kết hợp cả nhiễm trùng huyết và viêm màng não nên tình trạng bệnh nặng nề hơn, điều trị cũng kéo dài hơn.
Trải qua 5 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân đã đỡ hơn nhưng vẫn phải nằm viện theo dõi điều trị ít nhất 2 tuần nữa. Bệnh nhân này có tiền sử nghiện rượu, vì thế, khi bị bệnh này nhiễm bệnh, cơ thể đột nhiên phải "cai rượu" gây ra tình trạng sản rượu. Vì thế, ngoài các biểu hiện của bệnh liên cầu lợn khiến bệnh nhân sốt, đau đầu, nôn, buồn nôn, tri giác lơ mơ dần dẫn đến hôn mê (do viêm màng não) và bị sốt cao, nhiễm trùng nặng (do nhiễm trùng huyết), bệnh nhân này còn có thêm biểu hiện sảng rượu, gây ra tình trạng vật vã, loạn thần.
Trước đó, trong tháng 5 cũng có 5 bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn phải nhập viện và điều trị là bệnh nhân N.M.Hùng (38 tuổi), L.V.Doanh (23 tuổi), N.V.Dụng (53 tuổi), T.T. Dương (54 tuổi), K.H.Thông (44 tuổi).
Một bát tiết canh = vài chục triệu đồng
"Căn bệnh này còn có tính chất lây dễ dàng qua đường tiêu hóa (ăn phải thịt lợn, nem chạo, tiết canh chưa được nấu chín) mà còn lây qua đường tiếp xúc. Vì thế, nguy cơ lây nhiễm bệnh xuất phát ngay từ quá trình chế biến, thái, rửa thịt lợn (vì chân tay có thể có những xước xát không phát hiện và vi khuẩn liên cầu lợn có thể xâm nhập vào cơ thể qua những vết tổn thương này). Hầu như các bệnh nhân bị nhiễm căn bệnh này đều có tiếp xúc với lợn", BS Cấp nói.
Một bát tiết canh bán chỉ khoảng 10 - 15 ngàn đồng nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe, trong đó có bệnh liên cầu khuẩn lợn. (Ảnh: H.Hải)
Một nghiên cứu do Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư tiến hành năm 2010 cho thấy, trong tổng số 55 ca mắc liên cầu nặng phải nhập viện này điều trị ở miền Bắc cho thấy, hầu hết các bệnh nhân có ăn hoặc tiếp xúc trực tiếp với lợn/thịt lợn trong vòng 7 ngày trước khi khởi phát. Số bệnh nhân đã giết mổ lợn/ăn thịt lợn tái/tiết canh là 31 trường hợp (chiếm 64,58%). Riêng ăn lợn tái/tiết canh lợn chiếm tỷ lệ nhiều nhất (58,33%). Ngoài ra còn có một số yếu tố khác đều liên quan đến lợn như chăm sóc, chăn nuôi lợn ốm, ăn thịt lợn ốm/chết. Số tử vong xảy ra chủ yếu ở những bệnh nhân có cả 2 yếu tố ăn thịt lợn tái/tiết canh và giết mổ lợn (6/7 trường hợp).
"Trong khi đó, một bệnh nhân bị bệnh liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ phải nằm viện điều trị ít nhất là 3 tuần, có những bệnh nhân nhiễn khuẩn huyết phải điều trị đến 2 tháng, với chi phí hàng trăm triệu, tùy thuộc di chứng có trầm trọng hay không trầm trọng. Một bát tiết canh tính phí lúc này tới hàng vài chục, thậm chí cả trăm triệu đồng. Chưa kể, nó còn đe dọa tính mạng người bệnh, khiến gia đình người bệnh phải tốn kém, vất vả chăm sóc", BS Cấp nói.
Thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cho thấy, thực tế các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn rải rác tất cả các tháng trong năm. Từ đầu năm tới nay tại viện đã 20 trường hợp nhập viện, trong đó, 80% số bệnh nhân nhập viện đều trong tình trạng bệnh nặng hoặc đã bị biến chứng. Trong số đó có nhiều ca viêm màng não nặng, sốc, hoại tử, suy đa phủ tạng.
Thêm một điểm cần lưu ý là đã từng bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, người bệnh vẫn hoàn toàn có thể mắc lại lần sau. Vì căn bệnh này giống như nhiễm trùng liên cầu bình thường, không để lại miễn dịch lâu dài cho cơ thể. Vì thế, để phòng bệnh, cần phải bỏ thói quen, sở thích ăn tiết canh, ăn đồ tái chưa nấu kỹ. Bình thường, nấu chín thức ăn ở nhiệt độ 100 độ C vi khuẩn liên cầu lợn sẽ bị tiêu diệt. Còn với đồ ăn tái, sống (tiết canh, nem chạo), nếu thịt lợn có vi khuẩn liên cầu cơ thể người sẽ hấp thu một lượng lớn vi khuẩn liên cầu lợn còn sống vào cơ thể người ăn, có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
BS Cấp cho biết, bình thường vi khuẩn này vẫn cư trú ở họng một số con lợn mà không gây bệnh. Nhưng khi con lợn bệnh, sức miễn dịch bị suy giảm khiến vi khuẩn liên cầu phát triển mạnh, gây bệnh viêm phổi, nhiễm trùng huyết cho lợn. Trong khi đó, người nông dân cứ thấy con lợn có biểu hiện ốm là vội vàng bán thịt. Vì thế, rất khó nhận biết thịt con lợn bị viêm phổi, nhiễm trùng huyết do khuẩn liên cầu, do trên da lợn cũng chưa có biểu hiện xuất huyết. Vì thế, việc ăn chín, uống sôi, có đồ bảo hộ lao động trong chăn nuôi lợn, trong giết mổ là vô cùng quan trọng.
Theo vietbao
Những món ăn Việt thách thức du khách nước ngoài Việt Nam nổi tiếng với nền văn hóa ẩm thực rất phong phú, đặc sắc. Bên cạnh phở, bún chả đã trở thành thương hiệu, dải đất chữ S còn có rất nhiều món ăn mang tính thử thách các du khách. Không chỉ các du khách, ngay cả người Việt Nam chính cống không phai ai cũng dám thử những món ăn...