Tiếp vốn cho các xã cán đích năm 2016
Tính đến hết quý III.2016, toàn TP.Hà Nội đã có 201/386 xã (chiếm 52,07%) đạt chuẩn NTM. Ngoài Đan Phượng và Đông Anh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM, 2 huyện Thanh Trì, Hoài Đức đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ huyện đạt chuẩn theo ý kiến góp ý của Ban chỉ đạo T.Ư.
Đề xuất bổ sung 5 tỷ đồng/xã
Tại hội nghị giao ban quý III.2016 Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy về phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM vừa qua, ông Chu Phú Mỹ – Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết: Mặc dù đã đạt được một số kết quả tích cực, song theo đánh giá của Ban chỉ đạo Chương trình 02 của thành phố, số xã hoàn thành NTM ở các huyện chưa đồng đều. Trong khi một số huyện đã vượt chỉ tiêu phấn đấu thì còn nhiều nơi kết quả đạt thấp như huyện Mỹ Đức, Ba Vì, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây.
Nghề trồng rau an toàn đang mang lại thu nhập cao cho người dân một số xã của huyện Hoài Đức (Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng
TP.Hà Nội đang đề ra mục tiêu đến hết năm 2016 sẽ có thêm ít nhất 35 xã đạt chuẩn NTM. Tính đến thời điểm này, theo kết quả rà soát ban đầu của các huyện, thị xã, có thể thấy mục tiêu trên sẽ đạt được.
Lý giải về vấn đề này, ông Tạ Thanh Phong – Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cho biết, việc xã hội hóa nguồn lực cho xây dựng NTM trên địa bàn thị xã còn chậm.
Video đang HOT
Nói thêm về những khó khăn đang gặp phải trong quá trình xây dựng NTM, ông Mỹ cho rằng, một trong những rào cản chính là do nguồn lực đầu tư cho xây dựng NTM còn rất hạn hẹp, chủ yếu vẫn từ ngân sách nhà nước.
“Vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ về nội dung, phương pháp, cách làm trong xây dựng NTM, còn trông chờ, ỷ lại cấp trên.Tuy nhiên, trong bối cảnh yêu cầu của Chương trình xây dựng NTM ngày càng cao nhưng nguồn lực gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi mỗi địa phương phải chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Ban chỉ đạo Chương trình 02 thành phố đề nghị Ban chỉ đạo các huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc cơ sở, tiến hành giao ban định kỳ theo tháng, theo tuần để nắm bắt tình hình, cập nhật tiến độ, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở” – ông Mỹ khẳng định.
Hiện nay, Sở NNPTNT đã có văn bản tham mưu UBND thành phố bổ sung kinh phí 5 tỷ đồng/xã đối với những xã có khả năng đạt chuẩn NTM trong năm 2016 nhưng chưa được hỗ trợ.
Đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ cho dân
Ông Mỹ cũng cho biết, hiện vẫn còn 5 huyện chưa thực hiện xong dồn điền đổi thửa (DĐĐT), với diện tích 1.005ha, gồm Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Chương Mỹ và Mỹ Đức, dẫn đến việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sau DĐĐT của thành phố còn thấp, quy mô nhỏ, phân tán. “Đáng chú ý, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) sau DĐĐT còn thiếu quyết liệt, kết quả hạn chế. Mặc dù các Sở NNPTNT, Tài chính, TNMT đã tích cực hướng dẫn theo hướng giảm thủ tục hành chính trong việc cấp sổ đỏ nhưng công tác triển khai thực tế ở các địa phương rất chậm. Toàn thành phố mới cấp được 272.969/723.825 sổ đỏ, đạt hơn 37%” – ông Mỹ nhấn mạnh.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hùng – Phó Giám đốc Sở TNMT Hà Nội cho biết, việc cấp sổ đỏ ở cơ sở còn chậm là do một số địa phương để thất lạc hồ sơ, phương án DĐĐT, sơ đồ đo đạc, chia ruộng, biên bản bốc thăm giao ruộng cho nhân dân.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu các địa phương từ nay đến cuối năm phải dồn lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ sau DĐĐT. “Đây là nhiệm vụ trọng tâm phải quyết liệt hoàn thành, nếu địa phương nào không hoàn thành, Bí thư, cấp ủy phải chịu trách nhiệm, trong quá trình thực hiện phải bảo đảm đúng tiến độ và quy định của pháp luật” – bà Hằng nhấn mạnh.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng yêu cầu các huyện, thị xã rà soát lại việc đăng ký các xã NTM sát với thực tế và phải có kế hoạch phấn đấu hợp lý, tránh dàn trải, đồng thời chú trọng huy động các nguồn lực để phục vụ xây dựng NTM, không huy động quá sức dân.
Theo Danviet
Máy vào vườn rau, nhà nông "khỏe hẳn ra"
Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, huyện Bình Chánh (TP.HCM) đang tích cực đưa máy xới mini, máy phun thuốc vào sản xuất trồng rau và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.
Theo đó, từ năm 2009 đến nay, Trạm Khuyến nông Bình Chánh - Bình Tân (Trung tâm Khuyến nông TP.HCM) đã hỗ trợ thực hiện nhiều mô hình cơ giới hóa trên rau và chuyển giao hàng trăm máy xới mini, máy phun thuốc mang vai có động cơ cho các hộ nông dân sản xuất rau trên địa bàn huyện Bình Chánh.
Với việc cơ giới hóa, nông dân TP.HCM sẽ không còn cảnh làm đất bằng tay. Trong ảnh: Xã viên HTX Phước An (Bình Chánh) trồng rau trong nhà lưới với phương thức thủ công. Ảnh: T.T
Trạm Khuyến nông huyện Bình Chánh - Bình Tân nhận xét, với khâu làm đất, trước đây phải cần 5 công cuốc, chi phí hết 2 triệu đồng cho 1.000m2, thì bây giờ chỉ cần 1 người điều khiển máy xới mini trong 3 giờ là xong với diện tích này. Sau khi trừ khấu hao máy móc, mỗi vụ rau trong khâu làm đất nông dân tiết kiệm 1,2 - 1,4 triệu đồng/1.000m2.
Bà Nguyễn Thị Điểu (ấp 5, xã Hưng Long) - một hộ được hỗ trợ cơ giới hóa cho biết, trước đây, gia đình có 2.000m2 sản xuất rau cung cấp cho HTX Phước Bình và Hưng Điền. Để chuẩn bị đất trồng rau, vợ chồng chị phải cuốc đất khá vất vả và tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, từ khi sử dụng máy xới đất mini được hỗ trợ (50% chi phí) thì thời gian xới đất được rút ngắn rất nhiều, công lao động cũng được sử dụng ít hơn.
"Trước đây phải cần 3 ngày để cuốc đất thì giờ với máy xới mini, tôi chỉ cần 2 giờ là có thể chuẩn bị xong 1.000m2 đất để gieo hạt giống cho kịp thời vụ" - chị cho biết.
Ông Phạm Văn Dũng (ấp 3, xã Quy Đức) cũng chia sẻ, việc bà con nông dân được trang bị máy móc để trồng rau đã tiết kiệm được nhiều chi phí về thời gian và công lao động... cách sử dụng cũng rất tiện lợi, nhất là máy máy phun thuốc bằng điện, chỉ cần sạc điện cho đầy là có thể sử dụng 25 - 27 bình thuốc. Do gọn nhẹ nên máy này phụ nữ cũng sử dụng rất ổn.
Theo ông Võ Ngọc Anh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM, việc đầu tư cho mô hình cơ giới hóa trên cây rau phù hợp với nhu cầu của bà con nông dân vì kết quả thu được từ những năm trước là khá tốt. Mô hình này đã giúp cho nông dân cải thiện được tình trạng thiếu lao động, có điều kiện để tăng diện tích gieo trồng, rút ngắn thời gian làm đất gióp phần giảm chi phí đầu tư cũng như giá thành sản phẩm, qua đó tăng thu nhập cho người nông dân; hướng tới Khuyến nông thành phố tiếp tục đầu tư hỗ trợ mở rộng cơ giới hóa các ngành khác như hoa lan, cây kiểng...
Theo Sở NNPTNT, thành phố hiện có 91 xã, phường sản xuất rau với diện tích canh tác là 3.486ha. Trong đó, huyện Bình Chánh có 15 xã, diện tích 544ha, năng suất bình quân đạt 25 tấn/ha. Mới đây, UBND TP.HCM đã ký quyết định phê duyệt "Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020". Theo đó, tổng kinh phí thực hiện chương trình này gần 60 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách gần 44 tỷ đồng, vốn đối ứng của dân trên 16 tỷ đồng.
Theo Dantri
Quảng Nam xây dựng nông thôn mới: Kết quả cao, nợ đọng thấp Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), số nợ đọng trong xây dựng cơ bản của cả nước đã tăng đến mức báo động. Nhiều địa phương số nợ lớn cả ngàn tỷ đồng, trong khi đó, tại Quảng Nam, việc triển khai thực hiện NTM đã thu được những kết...