Tiếp tục tranh cãi về vụ MH17
Vụ máy bay Boeing 777 số hiệu MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi tại miền đông Ukraine vào ngày 17.7.2014 làm 298 người thiệt mạng tiếp tục là đề tài gây tranh cãi và cáo buộc qua lại giữa các bên, theo AFP.
Buồng lái của chiếc MH17 được dựng lại và trưng bày trong buổi công bố kết quả điều tra ở Hà Lan – Ảnh: Reuters
Trước đó, Tập đoàn quốc phòng Almaz Antey (Nga) – nhà sản xuất tên lửa Buk – và Ủy ban An toàn Hà Lan (DSB) cùng công bố báo cáo điều tra riêng rẽ về vụ việc. Cả hai bên đều kết luận rằng MH17 bị bắn hạ bởi tên lửa Buk nhưng về địa điểm khai hỏa thì khác hoàn toàn.
Video đang HOT
Theo DSB, tên lửa được bắn từ khu vực do lực lượng nổi dậy ở miền đông Ukraine chiếm đóng, còn Almaz Antey khẳng định vị trí khai hỏa ở vùng do chính quyền Kiev kiểm soát.
Tuy cả 2 bản báo cáo không quy trách nhiệm cho phía nào, nhưng Kiev tới nay vẫn khăng khăng nói đây là hành động của phe nổi dậy. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga ngày 14.10 lên tiếng phản đối kết luận từ Hà Lan, đồng thời nhận định: “Cuộc điều tra của Hà Lan không rõ là để tìm nguyên nhân vụ tai nạn hay chỉ để giải thích các cáo buộc mà họ đưa ra trước đó?”.
Lan Chi
Theo Thanhnien
Hành khách không tử vong ngay sau khi MH17 trúng tên lửa
Tất cả ba thành viên tổ bay tử vong ngay lập tức trong khi không loại trừ khả năng một số hành khách vẫn còn có ý thức trong vòng 90 giây chuyến bay MH17 trúng tên lửa trên bầu trời miền đông Ukraine.
Đồ hoạ mô phỏng tên lửa Buk phát nổ ở phía trước buồng lái máy bay Malaysia Airlines. Đồ hoạ: SkyNews
"Phần phía trước của máy bay bị hàng trăm vật thể mang năng lượng lớn từ đầu đạn đâm thủng", Sky News dẫn báo cáo của đội điều tra nguyên nhân thảm hoạ MH17 do Hà Lan dẫn đầu cho biết. "Kết quả của áp lực do vụ nổ làm ba thành viên tổ bay trong buồng lái tử vong ngay lập tức và máy bay vỡ tung giữa không trung".
Báo cáo cho biết hầu hết hành khách còn lại bất tỉnh khi máy bay rơi từ độ cao hơn 10.000 m, nhưng một số có thể vẫn còn ý thức trong 90 giây rơi xuống đất. "Không thể loại trừ khả năng một số người vẫn có ý thức trong vòng từ một phút tới một phút rưỡi vụ va chạm diễn ra", báo cáo viết.
Một nạn nhân được phát hiện vẫn đeo mặt nạ dưỡng khí, nhưng "không rõ làm thế nào mặt nạ nằm ở đó", Ủy ban An toàn Hà Lan cho biết.
Ủy ban An toàn Hà Lan, cơ quan điều tra thảm họa MH17, hôm qua công bố báo cáo điều tra cuối cùng, cho biết phi cơ Malaysia bị một tên lửa Buk bắn rơi. Máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines rơi ngày 17/7/2014 khi đang bay qua phần lãnh thổ phe ly khai kiểm soát ở miền đông Ukraine, làm toàn bộ 298 người trên khoang, hầu hết là công dân Hà Lan, thiệt mạng.
Giới chuyên gia phương Tây tin rằng phe ly khai thân Nga bắn rơi máy bay, có thể là do nhầm nó với phi cơ quân sự Ukraine. Moscow đưa ra một số giả thiết khác, trong đó có khả năng một chiến đấu cơ Ukraine hoặc các lực lượng của Kiev đã bắn rơi MH17.
Trọng Giáp
Theo VNE
Hà Lan dự kiến kết luận MH17 bị tên lửa Nga sản xuất bắn rơi Ủy ban An toàn Hà Lan hôm nay công bố báo cáo điều tra thảm họa MH17, dự kiến kết luận phi cơ của Malaysia Airlines bị tên lửa do Nga sản xuất bắn rơi nhưng không chỉ rõ bên nào chịu trách nhiệm. Một tay súng ly khai kiểm soát khu vực gần hiện trường thảm họa MH17 ở vùng Donetsk ngày...