Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thư viện trước khi trình Quốc hội thông qua
Chính sách của Nhà nước với phát triển sự nghiệp thư viện; mạng lưới thư viện; thành lập thư viện; phát triển thư viện số và hiện đại hóa thư viện; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thư viện… là những nội dung lớn được các đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận, đóng góp đối với dự án Luật Thư viện.
Họp phiên toàn thể tại Hội trường chiều 5/11, Quốc hội đã nghe báo cáo và thảo luận về dự án Luật Thư viện dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu.
Theo chương trình nghị sự, đây là dự án Luật sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp lần này.
Trước khi thảo luận, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thư viện.
Phát biểu tại thảo luận, liên quan đến chính sách của Nhà nước với phát triển sự nghiệp thư viện, các đại biểu đồng tình với quy định chính sách của Nhà nước ở 3 cấp độ. Một số hoạt động thư viện cần được đầu tư và hiện đại hóa, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thư viện nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác thư viện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đề nghị cần bổ sung chính sách xã hội hóa để phát triển thư viện.
Về mạng lưới thư viện, các đại biểu cơ bản nhất trí với các khái niệm từng loại thư viện, đề nghị bổ sung quy định về mô hình hoạt động các loại thư viện được quy định trong dự thảo Luật.
Đề cập đến vấn đề thành lập thư viện, một số ý kiến cho rằng cần quy định điều kiện thành lập thư viện chung cho cả thư viện công lập và ngoài công lập. Trong đó thẩm quyền, trình tự, thủ tục thành lập thư viện thực hiện theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập đối với thư viện công lập, các thư viện còn lại được thực hiện theo quy định của pháp luật điều chỉnh việc thành lập cơ quan, tổ chức chủ quản của thư viện.
Một số đại biểu cho rằng cần quy định cụ thể về quyền của một số đối tượng đặc thù trong lĩnh vực thư viện và quy định trách nhiệm của các thư viện trong việc phục vụ các đối tượng đặc thù nhằm tạo điều kiện cho đối tượng yếu thế trong xã hội được tiếp cận các dịch vụ thư viện.
Bên cạnh đó, các đại biểu Quốc hội cũng đóng góp ý kiến về một số nội dung như: Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác; nguồn tài chính của thư viện; liên thông thư viện; thư viện cộng đồng; các hành vi bị nghiêm cấm; xử lý tài nguyên thông tin và tổ chức hệ thống tra cứu thông tin; tài nguyên thông tin sử dụng hạn chế trong thư viện; chức năng của thư viện; quản lý nhà nước về thư viện; xếp hạng và đánh giá hoạt động thư viện; đình chỉ, chấm dứt hoạt động thư viện; ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam…
Phát biểu kết thúc phiên thảo luận về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Thư viện sẽ tiếp tục được chỉnh lý, hoàn thiện trước khi trình Quốc hội thông qua.
Nguyễn Hoàng
Theo baochinhphu
Vụ 39 người chết ở Anh: Thủ tục nhận dạng rất phức tạp
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin thủ tục nhận diện theo quy định của Anh rất phức tạp, phải chờ thẩm phán phê duyệt mới công bố danh tính.
Sáng 5/11, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội, đã thông tin bước đầu vụ 39 người chết trong container tại Anh. Trước đó, cảnh sát Anh cho biết trong số 39 nạn nhân có người Việt Nam.
"Sáng nay chúng tôi đang chờ thông tin từ bên Anh gửi về", ông Phúc nói.
Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, tối 4/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã điện trực tiếp với cảnh sát hạt Essex. Dù hai bên đã rất tích cực phối hợp, song thủ tục nhận dạng nạn nhân theo quy định của Anh rất phức tạp.
Sau khi đối chiếu danh tính, lập hồ sơ báo cáo lên tòa án, được thẩm phán phê duyệt thì danh tính mới được công bố. Vì vậy, vài ngày nữa mới có kết quả chính thức.
39 người được phát hiện chết trong xe container ở Essex (Anh). Ảnh: Sky News.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết thêm ngay sau khi có thông tin có thể nạn nhân là người Việt Nam, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Ngoại giao sớm xác định danh tính các nạn nhân theo đề xuất của phía Anh; điều tra, phát hiện các vụ việc, đường dây tổ chức đưa người Việt Nam xuất cảnh trái phép ra nước ngoài, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.
Thủ tướng cũng yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân theo quy định, thành lập tổ công tác liên ngành phối hợp với Anh giải quyết vụ việc, thông báo trực tiếp cho gia đình các nạn nhân để giải quyết hậu sự cho các nạn nhân. Thủ tướng giao Bộ Thông tin Truyền thông thông tin tuyên truyền các đường dây lừa đảo người dân, xuất cảnh trái phép vi phạm pháp luật Việt Nam và nước ngoài, phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc.
Cũng trong sáng 5/11, tại phiên họp Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình các nạn nhân. Quốc hội đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phối hợp với các cơ quan liên quan xác minh, làm rõ và có biện pháp bảo hộ công dân.
"Đề nghị bộ Công an chỉ đạo khẩn trương điều tra làm rõ các đường dây đưa người ra nước ngoài trái phép để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật; đồng thời có biện pháp phòng ngừa hiệu quả tình trạng này", ông Uông Chu Lưu phát biểu.
Trước đó, ngày 3/11, lãnh đạo Chính phủ cũng đã tổ chức cuộc họp với các bộ ngành, địa phương liên quan bàn, thống nhất kế hoạch tiếp nhận, bàn giao từ phía Anh để đưa thi thể các nạn nhân về VN trên tinh thần đề cao trách nhiệm trong việc bảo hộ công dân.
Ngày 2-3/11 vừa qua, đoàn công tác của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao dẫn đầu đã sang làm việc với các cơ quan chức năng của Anh để phối hợp xử lý các công việc liên quan.
Ngày 23/10, cảnh sát Anh nhận được thông tin có 39 người chết trong xe tải đông lạnh. Sau đó, cảnh sát Anh thông báo có thể có nạn nhân là người Việt Nam trong số các nạn nhân.
Ngày 26/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra thông cáo khẳng định sẵn sàng bảo hộ công dân nếu có nạn nhân là người Việt Nam. Ngày 29/10, Anh chuyển cho Việt Nam hồ sơ vân tay toàn bộ 39 nạn nhân để đối chiếu chéo nhằm xác định danh tính, quốc tịch của nạn nhân.
Bộ trưởng Tô Lâm nói về việc điều tra vụ 39 người chết trong container
Bộ trưởng Tô Lâm cho biết đoàn công tác của Bộ Công an đã mang tài liệu sang Anh đối chiếu sau khi có thông tin công dân Việt Nam liên quan vụ 39 người chết trong container.
Theo Zing.vn
Lâm trường ôm đất chờ sang nhượng, nông dân thất nghiệp đợi phát tô "Kiên quyết thu hồi đất của các nông, lâm trường, các doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, các dự án chuyển đổi sai mục đích. Nhiều đơn vị "ôm" diện tích đất lớn chờ thời sang nhượng, trong khi nhiều hộ đồng bào thiếu đất là rất phản cảm, bất hợp lý", đại biểu Đinh Duy Vượt (đoàn...