Tiếp tục giữ vững mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia
Tính từ đầu năm đến ngày 10/6/2020, trên thế giới, có hơn 90 quốc gia bị các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hạ bậc/xem xét hạ bậc hoặc điều chỉnh triển vọng do những tác động của đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, Việt Nam là một trong số ít quốc gia giữ vững được xếp hạng tín nhiệm. Đây cũng là một trong những nội dung được Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao tại Hội nghị trực tuyến “Sơ kết công tác tài chính – ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2020″ của Bộ Tài chính.
Vai trò quan trọng của xếp hạng tín nhiệm quốc gia
Hệ số tín nhiệm quốc gia là chỉ số phản ánh toàn bộ diễn biến tình hình kinh tế – chính trị, xã hội, tài chính, tiền tệ, tín dụng và khả năng hoàn trả hữu hạn đối với danh mục nợ của quốc gia. Đây là chỉ số cơ bản được các nhà đầu tư xem xét như một yếu tố xác định mức độ rủi ro và khả năng sinh lời trước khi quyết định đầu tư vào quốc gia đó.
Theo các chuyên gia kinh tế, một quốc gia có mức xếp hạng tín nhiệm càng cao thì t hể hiện khả năng và sự sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ nợ càng tốt hơn, đồng thời giúp giảm mức độ rủi ro trong việc thực hiện các nghĩa vụ nợ. Hiện nay, 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế gồm Moody’s, Standard & Poor’s và Fitch Ratings rất có tiếng nói đối với các nhà phát hành và nhà đầu tư. Việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia của các tổ chức này được coi là công cụ quan trọng cho một quốc gia quảng bá về hình ảnh của mình, giúp người đi vay tiếp cận thị trường trái phiếu toàn cầu và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Đến nay, Việt Nam đều có quan hệ hợp tác với 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín này.
Thực tế cho thấy, việc cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt đối các nước đang phát triển như Việt Nam bởi đây là vấn đề về uy tín quốc gia trên trường quốc tế. Thông qua đó sẽ giúp Chính phủ, doanh nghiệp, định chế tài chính nhà nước và các tổ chức tín dụng khi huy động vốn vay hoặc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế có thể giảm được chi phí huy động vốn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình, nguồn vốn ODA giảm dần từ năm 2015 và sẽ dựa nhiều hơn vào vay thương mại…
Tại Việt Nam, theo Quyết định 304/QĐ-TTg ngày 6/2/2013 phê duyệt Đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan tổng hợp số liệu, thông tin chuẩn bị cho các đợt đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia theo yêu cầu, đề xuất của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, tổ chức các buổi làm việc với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, giải trình các vấn đề với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm; đồng thời có ý kiến, nhận xét và kiến nghị đối với các báo cáo đánh giá do các tổ chức xếp hạng tín nhiệm công bố. Đồng thời, chủ động khai thác các thông tin, số liệu công khai của các Bộ, cơ quan liên quan phục vụ cho công tác xếp hạng tín nhiệm và tổ chức thu nhận các thông tin do các cơ quan liên quan cung cấp để xây dựng báo cáo về Việt Nam. Sử dụng, cung cấp, công bố và lưu trữ thông tin, báo cáo phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và thỏa thuận đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế…
Tiếp tục giữ vững mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia
Video đang HOT
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc Chính phủ cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu phục vụ công tác đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia.
Kết quả cho thấy, ngày 8/4/2020, tổ chức Fitch đã thông báo quyết định giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB, và điều chỉnh triển vọng từ Tích cực sang Ổn định; ngày 21/5/2020 tổ chức Standard & Poor’s đã ra Thông cáo báo chí khẳng định xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức BB, triển vọng Ổn định; tổ chức Moody’s trong tháng 5/2020 cũng cho biết giữ nguyên định mức tín nhiệm của Việt Nam sau đợt làm việc với các cơ quan của Việt Nam trong tháng 4/2020…
Việc Việt Nam duy trì mức xếp hạng tín nhiệm được đánh giá là một chỉ dấu lạc quan trong bối cảnh bất ổn hiện nay, thể hiện quan điểm tích cực của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm về hồ sơ tín dụng của Việt Nam không chỉ trong năm nay mà còn có nền tảng vững chắc để tiếp tục phát huy trong dài hạn. Điều này càng trở nên có ý nghĩa trong bối cảnh tính từ đầu năm đến ngày 10/6/2020, trên thế giới, có hơn 90 quốc gia bị các tổ chức xếp hạng tín nhiệm hạ bậc/xem xét hạ bậc hoặc điều chỉnh triển vọng do những tác động của đại dịch Covid-19.
Theo các chuyên gia kinh tế, trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm. Trong đó, tiếp tục cải thiện tính công khai, minh bạch, phục vụ cho công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia; Tăng cường phối hợp giữa cơ quan Việt Nam trong cung cấp thông tin và thực hiện công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia; Tranh thủ hỗ trợ tư vấn quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm và duy trì tiếp xúc thường xuyên với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm…
Theo ông Scott Wong, Chuyên gia tư vấn quốc tế của Ngân hàng Standard Chartered, để cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, cần chú ý một số vấn đề như: Tăng cường nền tảng tín nhiệm; Tạo nên sự thống nhất và mạch lạc về độ tín nhiệm; tạo bố cục để đối thoại nhất quán với các tổ chức đánh giá định mức và nhà đầu tư; Phối hợp chặt chẽ với chuyên gia phân tích quốc gia trong suốt quá trình đánh giá định mức của họ.
Bộ Tài chính cho biết, trong 6 tháng cuối năm, sẽ tiếp tục đánh giá việc triển khai công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia căn cứ Quyết định 304/QĐ-TTg ngày 6/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, triển khai xây dựng Đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia đến năm 2025 trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Việc cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt đối các nước đang phát triển như Việt Nam bởi đây là vấn đề về uy tín quốc gia trên trường quốc tế. Thông qua đó sẽ giúp Chính phủ, doanh nghiệp, định chế tài chính nhà nước và các tổ chức tín dụng khi huy động vốn vay hoặc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế có thể giảm được chi phí huy động vốn…
Fitch giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam, điều chỉnh triển vọng từ tích cực xuống ổn định
Tổ chức Fitch Ratings ("Fitch") vừa thông báo về việc giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB và điều chỉnh triển vọng từ Tích cực sang Ổn định.
Tín dụng của Việt Nam chưa bị ảnh hưởng
Cơ sở Fitch điều chỉnh triển vọng tín nhiệm từ Tích cực sang Ổn định phản ánh đánh giá của tổ chức này về tác động ngày càng lan rộng của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện tín dụng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, thông qua các kênh xuất khẩu, du lịch và sự giảm sút của tổng cầu.
Thông tin thêm về việc xếp hạng này, Bộ Tài chính cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay, việc Fitch xác nhận giữ nguyên bậc tín nhiệm quốc gia ở mức BB phản ánh nhận định các điểm sáng về tín dụng của Việt Nam vẫn không bị ảnh hưởng, trong đó bao gồm tiềm năng phát triển vững chắc trong trung hạn, môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; gánh nặng nợ Chính phủ được kiểm soát ở mức thấp và khả năng tiếp cận nguồn tài chính đối ngoại thuận lợi hơn so với các quốc gia cùng nhóm xếp hạng.
Tổ chức này cũng đánh giá cao việc Việt Nam đã tận dụng điều kiện kinh tế thuận lợi trong những năm qua để củng cố tình hình tài khóa và tích lũy dự trữ ngoại hối, góp phần tăng mức đệm dự phòng trước những rủi ro vĩ mô.
Fitch điều giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức BB
Trong tháng vừa qua, Fitch đã có động thái điều chỉnh đánh giá tín nhiệm tiêu cực đối với 19 nước trên toàn cầu, trong đó 12 quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm và 7 quốc gia bị hạ triển vọng.
"Bộ Tài chính cùng các cơ quan liên quan đã và đang phối hợp chặt chẽ, cập nhật thông tin cho Fitch về tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh tiếp diễn. Qua đó, Bộ Tài chính tin rằng Fitch cũng như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm khác sẽ có thông tin đầy đủ để đưa ra nhìn nhận đúng đắn, tích cực về hồ sơ tín dụng của Việt Nam trong tương lai" - Bộ Tài chính cho biết.
Tăng trưởng GDP năm nay có thể giảm xuống 3,3%
Ngoài ra, Fitch dự báo do đại dịch, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ giảm xuống còn 3,3% vào năm 2020, từ mức 7,0% vào năm 2019. Đây sẽ là tốc độ tăng trưởng hàng năm thấp nhất kể từ giữa những năm 1980.
Fitch thừa nhận, dự báo về tăng trưởng năm 2020 rất không chắc chắn và có nguy cơ GDP còn giảm thêm, tùy thuộc vào diễn biến của đại dịch, cả ở Việt Nam và cũng như các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.
"Cho đến nay, Việt Nam đã ghi nhận số lượng mắc Covid-19 tương đối thấp, nhưng có thể tăng lên và phần lớn cả nước đã phải hạn chế các hoạt động kinh tế để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh", báo cáo của Fitch nêu.
Theo nhận định của tổ chức này, các ngành du lịch và xuất khẩu đặc biệt dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh. Du lịch đóng góp trực tiếp 10% GDP nhưng đóng góp của nó vào GDP nói chung cao hơn con số này thông qua các tác động gián tiếp. Lượng khách du lịch trong tháng 3/2020 giảm khoảng 68% so với cùng kỳ.
Về xuất khẩu, Fitch cũng cho rằng, các thị trường lớn của Việt Nam đang suy giảm, bao gồm Mỹ và Trung Quốc. Xuất khẩu yếu khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực sản xuất bị ảnh hưởng. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện quý 1/2020 ước tính đạt 3,9 tỉ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo nhận định của Fitch, tài khoản vãng lai Việt Nam sẽ chuyển sang thâm hụt nhẹ vào năm 2020, từ mức thặng dư khoảng 3,0% năm 2019, do xuất khẩu, du lịch và kiều hối giảm, tuy nhiên sẽ thặng dư trở lại năm 2021 khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi.
Với các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ với doanh nghiệp, người dân, Fitch cho rằng, thâm hụt ngân sách năm 2020 sẽ tăng lên 6,5% GDP từ mức ước tính 3,4% vào năm 2019. Điều này sẽ khiến tổng nợ của chính phủ tăng lên 42,5% GDP, từ khoảng 38% GDP vào năm 2019.
Theo đánh giá của Fitch, các giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện thời gian qua như: cắt giảm lãi suất, chỉ điều chỉnh nhẹ tỷ giá (mức giảm ít hơn nhiều các nước trong khu vực), dự trữ ngoại hối đạt mức cao kỷ lục 78,5 tỷ USD vào năm 2019... khiến tỷ lệ thanh khoản của Việt Nam có khả năng vẫn vượt xa mức trung bình của "BB", ở mức khoảng 300%.
Với các triển vọng này, Fitch kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi vào năm 2021, với mức tăng trưởng dự kiến là 7,3% khi sức cầu trong và ngoài nước dần hồi phục, xuất khẩu, du lịch và FDI tăng trở lại.
Hà Loan
Nên giảm tiếp lãi suất để kích cầu nội địa TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, tác động của Covid-19 chưa lường trước được bởi diễn biến còn phức tạp trên thế giới. Vì thế, cần kích cầu nội địa bằng nhiều giải pháp cụ thể, trong đó có việc giảm lãi suất. TS. Trần Du Lịch Nhận định...