Tiếp thị trực tuyến: Cần hiệu quả và trung thực
Thế hệ người dùng siêu kết nối và sự xuất hiện các công nghệ mới khiến lĩnh vực tiếp thị trực tuyến thay đổi mạnh mẽ.
Các hoạt động thương mại, tiếp thị hàng hóa và dịch vụ đang dịch chuyển lên môi trường trực tuyến, trở thành xu thế tất yếu hỗ trợ sự tăng trưởng và đổi mới của doanh nghiệp (DN). Kèm theo đó là nhiều thách thức như quảng cáo quá sự thật, mua lượt xem, việc đo lường hiệu quả không chính xác và thiếu trung thực… dễ làm rối loạn thị trường.
Nền tảng cho tiếp thị số
Theo số liệu Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố tại Diễn đàn tiếp thị trực tuyến 2018 cuối tuần rồi, năm 2017, ngành thương mại điện tử (TMĐT) tăng trưởng 25% so với năm trước và dự báo tiếp tục duy trì đà tăng này trong năm nay.
Thị trường ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng của một số lĩnh vực, điển hình như bán lẻ trực tuyến có tỷ lệ tăng doanh thu 35% so với năm trước. Một số DN chuyển phát quy mô lớn công bố doanh thu tăng từ 62 – 200%, kéo theo sự tăng trưởng của mảng thanh toán điện tử.
Theo ông Nguyễn Thanh Hưng – Chủ tịch VECOM, tỷ lệ doanh thu từ kênh TMĐT trong DN ngày càng tăng nhờ người tiêu dùng thay đổi xu hướng khi công nghệ phát triển. Thị trường cũng cho thấy sự chuyển dịch rõ nét của các xu hướng như đa kênh liên kết do nhiều DN ngày càng quan tâm ứng dụng.
Về phía DN, họ cũng hiểu rõ tầm quan trọng của dữ liệu người dùng nên xu hướng thu thập, quản lý dữ liệu là tất yếu để hỗ trợ việc phát triển bền vững. Tất cả những xu hướng mới tạo nên những biến động trên thị trường, xu thế mua bán, tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trên internet với các thiết bị di động không còn xa lạ.
Theo Báo cáo ứng dụng mua sắm tại Việt Nam của Nielsen, tính trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam chỉ đứng sau Singapore về tổng thời gian người dùng kết nối internet. Có đến 78% người dùng điện thoại di động tại Việt Nam sử dụng smartphone, khảo sát cho thấy 79% dùng smartphone để xem sản phẩm trên các ứng dụng di động hoặc website và 75% để tìm kiếm thông tin sản phẩm trước khi mua hàng.
Đánh giá về xu hướng tiếp thị số, ông Nguyễn Trọng Đạt – quản lý Nielsen tại Hà Nội cho biết, thế hệ người dùng siêu kết nối và sự xuất hiện các công nghệ mới khiến lĩnh vực tiếp thị trực tuyến thay đổi mạnh mẽ.
Dự báo đến 2020, cứ 100 người Việt Nam có 55 người kết nối internet, họ không chỉ sử dụng internet với tần suất ngày càng cao mà còn tiếp xúc với nhiều kênh truyền thông xã hội, khiến hành vi ra quyết định của họ bị tác động mạnh mẽ. Ông Đạt nhận định: “Khi tần suất sử dụng internet cao, các nhà làm marketing càng khó thu hút người dùng bởi thời gian tập trung của họ sẽ càng ngắn hơn, hành vi đưa ra quyết định của họ cũng ngày càng trở nên phức tạp hơn”.
Video đang HOT
Thật, giả lẫn lộn
Với sự gia tăng số lượng thiết bị di động, việc mua bán và tiếp thị hàng hóa trực tuyến không còn lạ lẫm với đông đảo người dùng Việt Nam, đặc biệt tại các thành phố lớn và phân khúc khách hàng trẻ. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động của tiếp thị trực tuyến lại khá lộn xộn, thiếu trung thực làm ảnh hưởng đến thị trường TMĐT nói chung.
Ông Hưng đơn cử điển hình nhất lâu nay là hoạt động quảng cáo, tiếp thị trực tuyến của ngành bất động sản tràn lan trên mạng xã hội và các phương tiện trực tuyến khác nhưng nhiều thông tin thiếu trung thực, lập lờ về nhà thầu thi công, thiết kế, vị trí dự án theo kiểu như chỉ cách trung tâm thành phố 5 phút, 10 phút…
“Bất động sản là lĩnh vực thu hút nguồn vốn đầu tư lớn của toàn xã hội nhưng dường như chưa thay đổi cách thức tiếp thị truyền thống, luôn nói tốt quá mức so với sản ph ẩm thực tế, đây là kiểu truyền thông lỗi thời, không còn phù hợp và tác động tiêu cực tới thị trường”, ông Hưng nói.
Theo ông Thái Hữu Lý – đại diện Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), những trải nghiệm về quảng cáo trực tuyến thiếu trung thực là “gáo nước lạnh” dội vào người tiêu dùng trực tuyến và làm ảnh hưởng tới thị trường. Cần thay đổi quán tính thiếu tích cực, nếu không các luồng dư luận trực tuyến tạo ra hiệu ứng ngược với tốc độ nhân rộng cực lớn, trở thành con dao hai lưỡi gây hậu quả khôn lường cho DN.
Môi trường tiêu cực đó còn đáng sợ hơn khi trên mạng xã hội có cả các cách thức “bán” số lượt xem (view), lượt thích (like), bình luận (comment) và cả số lượt chia sẻ (share) các dòng trạng thái quảng cáo.
Những con số “ảo” đó được dùng để chứng minh sản phẩm được đông đảo người dùng yêu thích và khẳng định chiến dịch tiếp thị thành công. Thậm chí các quảng cáo đặt hàng qua các KOL (những nhân vật nổi tiếng có ảnh hưởng với cộng đồng) vẫn sử dụng các chiêu thức mua lượt thích, lượt bình luận.
Bà Nguyễn Phương Thảo – quản lý cấp cao của Nielsen Việt Nam cho biết, theo Báo cáo tiên đoán của các giám đốc marketing toàn cầu, có đến 30 – 50% chi phí truyền thông đang bị lãng phí hay tiếp cận sai khách hàng mục tiêu, khoảng 40% mục tiêu chiến dịch không đúng với yêu cầu.
Chỉ khoảng 1/4 giám đốc marketing được phỏng vấn khẳng định có thể đo lường được hiệu quả quảng cáo trên chi phí bỏ ra cho tiếp thị trực tuyến. Các công cụ đo lường hiệu quả như số lần nhấp chuột, lượt xem, lượt thích hay bình luận không có hệ quy chiếu để đánh giá, nên có thể đưa ra các kết quả sai lệch và khác nhau.
Tiếp thị đa phương tiện đồng nghĩa với việc rất khó đo lường chính xác hiệu quả, vì vậy các chiến dịch truyền thông có thể bị lãng phí khủng khiếp. Bà Thảo khuyến cáo, trước khi tiếp cận phương thức truyền thông số cần ý thức việc đặt tiêu chuẩn minh bạch lên hàng đầu.
DN cũng cần chú ý đừng quá cứng nhắc theo cách tính lượt thích, lượt xem hay bình luận để đánh giá hiệu quả tiếp thị, thay vào đó cần rà soát thực tế kể cả bằng cảm tính để “đo” giá trị và hiệu quả thực của thông tin sản phẩm hay dịch vụ đã được chuyển tải tới khách hàng.
Theo ĐKN
2 sai lầm lớn khiến nhiều người bị lừa khi mua hàng online
Không thể phủ nhận một điều rằng mua hàng online rất tiện lợi. Nhưng liệu ngay cả khi nhận hàng, trả tiền thì liệu bạn có tránh được nguy cơ bị lừa?
Chị Thanh Loan (Hà Đông, Hà Nội) bị chính người quen lừa khi bán cho chai mật ong rừng. Qua một diễn đàn, chị quen một người bạn trong Sài Gòn. Vì nói chuyện hợp nhau lại hay tâm sự nên cả hai trở nên rất thân thiết. Thấy bạn bán mật ong rừng đã lâu, nhân tiện chai mật ong ở nhà đã hết, chị quyết định mua ủng hộ bạn. Thế nhưng, đến khi nhận hàng, nhìn chai mật ong loãng, không sánh, chị Loan biết ngay là hàng không xịn. Hỏi qua bạn thì chị nhận được lời quả quyết: "Mật ong rừng 100% đấy". Chị Loan chỉ còn biết lắc đầu: "Bạn bè mà còn lừa nhau thế đấy".
Chị Loan không phải là trường hợp duy nhất bị lừa khi mua hàng qua mạng. Không ít người đã phải ngậm đắng nuốt cay khi tiền mất mà nhận về sản phẩm hoàn toàn khác với những gì được trưng bày trên web bán hàng.
Đến lý do nhiều người bị lừa khi mua hàng online
Nhiều người thích mua hàng qua mạng vì tiện lợi và nhanh gọn, chỉ cần ngồi một chỗ là có thể mua bất cứ thứ gì mình muốn. Nhưng cũng chính vì không xem được hàng trực tiếp mà nhiều người bị lừa khi mua hàng. Những người mua hàng bị lừa chủ yếu là do mắc phải những lỗi sau đây:
- Yên tâm vì tin rằng, khi chuyển khoản thì đã có thông tin tài khoản của người bán nên có thể tìm được nếu không may bị lừa.
Nhiều người bán hàng qua mạng yêu cầu người mua chuyển khoản trước số tiền, sau đó hàng sẽ nhận được hàng qua chuyển phát nhanh. Ở phương thức thanh toán này, nhiều người chủ quan vì tin rằng, nếu đã chuyển khoản qua ngân hàng thì đương nhiên thông tin của người bán sẽ có đủ cả ở ngân hàng, không lo gì mất tiền. Nhưng thực tế, nếu là kẻ lừa đảo thì bạn sẽ rất khó tìm ra họ qua thông tin số tài khoản. Lý do là vì:
Thứ nhất: Kẻ gian sẽ dùng tài khoản không phải của mình để giao dịch mà dùng tài khoản của đơn vị bán hàng khác (bên thứ 3). Tức là sau khi bạn chuyển tiền vào tài khoản được cung cấp, bạn sẽ chụp ảnh phiếu chuyển tiền và gửi cho người bạn bạn giao dịch. Anh/chị ta sẽ mang ảnh đó tới gặp bên thứ 3 để lấy hàng. Nhưng sau đó, anh/chị ta sẽ không trả hoặc trả không đúng hàng đó cho bạn và bạn đã bị lừa. Thực chất, bên thứ 3 hoàn toàn vô tội vì họ cũng chỉ bán hàng hóa bình thường, nhận được tiền và một thông báo chuyển tiền để mua hàng là họ xuất hàng thôi. Và bạn không thể kiện họ được.
Thứ hai, không phải ngân hàng nào cũng hỗ trợ bạn lấy lại được số tiền đã chuyển, cho dù đó là chuyển nhầm. Theo quy định, ngân hàng mặc định bạn phải có trách nhiệm trong việc quản lý tiền của mình trong tài khoản và nhiệm vụ của họ là hỗ trợ bạn chuyển hoặc nhận tiền qua giao dịch mà thôi.
Nếu không may bạn bị lừa và muốn tìm kiếm thông tin cá nhân của người nhận tiền, ngân hàng cũng không cung cấp cho bạn trừ khi bạn có quen biết để nhờ vả hoặc có công văn từ phía cơ quan có thẩm quyền.
Chịu mất tiền vì nể người quen hoặc thương người bán hàng.
Không ít người sau khi biết mình bị lừa khi mua hàng nhưng vì người bán là người thân nên ngậm ngùi... cho qua. Đa số những người này có chung suy nghĩ là "tiền không đáng là bao, nói ta lại mất tình thân hoặc ảnh hưởng đến công việc buôn bán của họ..." hoặc nếu làm ầm ĩ lên thì lại xấu hổ vì bị mọi người chê là không biết mua hàng.
Một bộ phận khách mua hàng khác lại chịu kín tiếng vì... thương cho người bán. Nhiều người bán đã "luyện sẵn kĩ năng" lôi hoàn cảnh, con cái ra để lừa đánh vào lòng thương của mọi người rồi hứa hẹn sẽ trả... Sau đó họ sẽ trả từng ít một và vẫn kèm theo lời hứa hẹn sẽ trả đủ. Phần đông khách bị lừa và từng được trả số tiền nhỏ trong tổng nợ lớn vẫn chọn giải pháp thuyết phục và chờ đợi vì e ngại nếu làm quá sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của gia đình nhà người ta.
Thực ra làm như vậy không phải là tốt vì một khi họ đã rắp tâm lừa bạn thì họ sẽ còn lừa những người khác nữa và mãi mãi họ không bị phát hiện. Hơn nữa, nếu đa số mọi người có tâm lý đó thì số người lừa đảo bằng cách bán hàng online sẽ tăng lên, khiến người mua khó phân biệt để chọn đúng người bán hàng có tâm.
Bí quyết để tránh bị lừa khi mua hàng qua mạng
- Kiểm tra thông tin người bán và chỉ mua sản phẩm từ web có uy tín: Hãy tìm kiếm thông tin liên quan đến người bán hàng trên các phương tiện tìm kiếm, phổ biến nhất là Google, về tên tuổi, địa chỉ, đánh giá... Những người bán hàng chân chính luôn buôn bán ở những nơi uy tín và công khai mọi thông tin về sản phẩm cũng như dịch vụ của họ.
- Đọc kỹ sản phẩm và chính sách bán hàng: Cần phải tham khảo kỹ món hàng mình muốn mua và chính sách của trang bán hàng để nắm chắc mọi trường hợp có thể phát sinh.
- Kiểm tra sản phẩm khi nhận được hàng: Sau khi nhận hàng, hãy kiểm tra lại sản phẩm ngay sau đó, nếu không như mong đợi, hãy liên hệ ngay với người bán để được tư vấn đổi trả hàng. Và nếu là hình thức nhận hàng trả tiền thì nên chờ đến khi nhận được hàng như ý mới thanh toán đầy đủ.
Theo vienamnet.vn
6 điều nằm lòng để tránh "bi kịch" lừa đảo trực tuyến Các kết quả trên cho thấy người dùng cần đặc biệt quan tâm đến bảo mật khi lướt Internet để bảo vệ tài sản.Bằng cách tạo ra các trang giả mạo ngân hàng, thanh toán hoặc các trang mạng mua sắm, kẻ xâm nhập có thể cướp thông tin nhạy cảm từ các nạn nhân như tên, mật khẩu, địa chỉ email, số...