Tiếp sức cho doanh nghiệp xuất khẩu da giầy vào thị trường châu Âu
Doanh nghiệp da giầy được hỗ trợ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu an toàn sản phẩm để vững tin xuất khẩu và hội nhập nhiều thị trường.
Da giầy hiện là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt gần 15 tỷ đô la Mỹ, đối tác xuất khẩu chính là EU. Thế nhưng, con đường để da giầy Việt Nam tiếp cận với thị trường này còn gặp nhiều khó khăn. Bởi sản phẩm chất lượng chưa cao, doanh nghiệp sản xuất chưa đáp ứng được hết các tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng của thị trường EU.
Điều đó đã khiến cho các sản phẩm giầy dép của Việt Nam vẫn còn lép vế và chưa chinh phục hoàn toàn thị trường khó tính này. Để khắc phục những hạn chế trong ngành thì cải thiện chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm đang là hướng đi mà các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành da giầy hướng tới.
cCon đường để da giầy Việt Nam tiếp cận với thị trường EU còn gặp nhiều khó khăn. (Ảnh minh họa: KT)
Việt Nam là nước sản xuất giầy dép đứng thứ 3 châu Á sau Trung Quốc, Ấn Độ và đứng thứ 4 thế giới, với năng lực sản xuất khoảng 920 triệu đôi giầy/năm, xuất khẩu hơn 800 triệu đôi tới hơn 50 thị trường trên thế giới. Trong đó thị trường chính là Liên minh châu Âu chiếm 20% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của ngành, còn lại là thị trường Bắc Mỹ, các nước châu Á, Nam Mỹ….
Mặc dù vậy, những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu da giầy của nước ta sang thị trường EU đang bị chững lại. Nguyên nhân do sức cạnh tranh của ngành da giầy Việt Nam còn yếu; Doanh nghiệp xuất khẩu da giầy Việt Nam chưa hiểu biết thấu đáo về quy chuẩn, tiêu chuẩn pháp lý và tiêu chuẩn riêng của thị trường EU, kết quả thí nghiệm và chứng nhận của Việt Nam chưa được khách hàng quốc tế thừa nhận.
Trong khi các nước trên thế giới xây dựng nhiều rào cản kỹ thuật đối với sản phẩm giầy dép nhập khẩu, Việt Nam chưa có các quy định mang tính pháp lý để kiểm soát chất lượng của sản phẩm này. Dẫn đến việc sản xuất ra những sản phẩm da giầy có chất lượng chưa cao.
Về phía các doanh nghiệp sản xuất da giầy Việt Nam, những quy định khắt khe trong kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm tại thị trường EU lại đang là trở ngại lớn với doanh nghiệp hiện nay.
Ông Nguyễn Ngọc Thanh, Phó Giám đốc Công ty CP da giầy Hải Dương chia sẻ, những mẫu sản phẩm xuất khẩu đều phải kiểm nghiệm ở nước ngoài với những quy định rất khắt khe, gây tốn kém cho doanh nghiệp. Hiệp hội da giầy cũng như Viện nghiên cứu da giầy cần đề nghị phía EU giảm bớt một số rào cản kỹ thuật đối với doanh nghiệp. Có như vậy doanh nghiệp sẽ tận dụng được cơ hội để phát triển tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Theo thống kê, hiện Việt Nam có 800 doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp da giầy, trong đó 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các đơn hàng lớn và tiêu chuẩn kỹ thuật… Điều này khiến nhiều chuyên gia trong ngành da giầy quan ngại và nhận thấy sự cần thiết trong việc tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp da giầy nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tiếp cận sâu hơn vào các thị trường khó tính.
Ông Nguyễn Hải Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Da Giầy cho biết, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, từ năm 2014 đến nay, Dự án “Hỗ trợ Doanh nghiệp da giầy đáp ứng tốt hơn các yêu cầu an toàn sản phẩm” đã được triển khai. Dự án cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành da giầy tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm xuất khẩu.
“Việc hiểu biết về thương mại trong quốc tế cũng như các chỉ tiêu về cơ lý hóa đối với sản phẩm da giầy khi xuất khẩu sang châu Âu của nhiều doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Việc triển khai dự án đã góp phần giúp cho các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các quy định, các điều khoản, điều luật khi xuất khẩu sang châu Âu”, ông Trung cho biết.
TPP: Ngành dệt may, da giày cần tận dụng lợi thế từ công trình xanh
Khi Hiệp định TPP có hiệu lực, ngành da giày và dệt may Việt Nam được hưởng lợi lớn từ việc giảm thuế suất xuống 0% khi xuất hàng sang Mỹ.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da Giầy – Túi xách Việt Nam, Điều phối viên Dự án cho biết, việc triển khai Dự án “Hỗ trợ Doanh nghiệp da giầy đáp ứng tốt hơn các yêu cầu an toàn sản phẩm” là đòn bẩy, là động lực để thúc đẩy ngành da giầy Việt Nam vững tin và hội nhập với thế giới. Thời gian tới, ngành sẽ tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng sản xuất, tập trung nâng cao mức độ an toàn của sản phẩm da giầy khi xuất khẩu để có thể tiếp nhận được những đơn hàng khó và lớn
“Dự án việc nâng cao được nhận thức cho các doanh nghiệp còn là động thái tác động sâu sắc đến cơ quan quản lý Nhà nước, liên quan đến chất lượng sản phẩm da giầy. Việc tạo ra được hàng rào kỹ thuật vừa giúp cho các doanh nghiệp nâng cao được chất lượng sản phẩm, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ người tiêu dùng, cung ứng các mặt hàng không chỉ cho xuất khẩu mà còn ở thị trường nội địa”, bà Xuân phân tích.
Trong năm 2016, ngành da giầy đặt mục tiêu xuất khẩu 17,4 tỷ USD, đến năm 2030 sẽ nâng kim ngạch xuất khẩu lên con số 54 tỷ USD. Mục tiêu đặt ra là vậy nhưng con đường về đích lại không hề dễ dàng.
Với sự hỗ trợ của Dự án, sự nỗ lực đi lên của doanh nghiệp và cùng với cánh cửa rộng mở từ các Hiệp định thương mại tự do, hy vọng sẽ tạo nên cú hích lớn giúp ngành công nghiệp sản xuất da giầy của Việt Nam phát triển và hội nhập mạnh mẽ./.
Chung Thủy
Theo_VOV
Doanh nghiệp địa ốc xoay xở đối phó tháng Ngâu
Để đối phó với sự chững lại trong giao dịch của thị trường nửa đầu năm nay, đặc biệt là trong tháng Ngâu này (tháng 7 Âm lịch), các doanh nghiệp địa ốc đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mại, quà tặng hấp dẫn để câu khách.
Nhiều chương trình khuyến mại khủng được các doanh nghiệp đưa ra khi mở bán trong tháng Ngâu
Tăng quà tặng
Trong khi thanh khoản chưa kịp hồi phục sau thời gian chững lại những tháng đầu năm, thị trường bất động sản đã lại đón tháng Ngâu - vốn là tháng kiêng cữ của giới bất động sản.
Tuy nhiên, bất chấp tháng Ngâu, tại thị trường Hà Nội, một số chủ đầu tư vẫn tiến hành mở bán, dĩ nhiên kèm với đó là các chương trình ưu đãi, quà tặng cũng lớn hơn.
Cụ thể, trong 2 ngày 13 và 14/8, Đất Xanh Miền Bắc đã tiến hành 3 chương trình mở bán Dự án Vinhomes Thăng Long (huyện Hoài Đức), khu căn hộ Season Avenue (quận Hà Đông) và Dự án Mulberry Lane (quận Hà Đông). Các dự án được mở bán trong giai đoạn này được áp dụng chương trình khuyến mãi khủng.
Chẳng hạn, khách hàng mua biệt thự tiểu khu Long Phú thuộc Dự án Vinhomes Thăng Long nhận nhà theo gói xây thô sẽ được hỗ trợ 4,5 triệu đồng/m2, đồng thời được nhận xe ô tô Mercedes trị giá 2,9 tỷ đồng. Khách hàng mua căn hộ Dự án Season Avenue sẽ được chiết khấu lên đến 5% giá bán, được tặng miễn phí 1 năm bể bơi, 2 năm phí quản lý và 3 năm phí tập gym...
Trong khi đó, với Dự án Mulberry Lane, khách mua nhà được sống thử 2 ngày tại dự án trước khi mua căn hộ, được tặng Ipad và gói nội thất lên đến 150 triệu đồng.
Tại Dự án Eco-Green City (quận Thanh Xuân), chủ đầu tư cũng tiếp tục mở bán trong tháng Ngâu với chương trình mới. Cụ thể, ngoài hỗ trợ vay vốn lãi suất 0%, khách hàng tiếp tục được tặng xe máy SH và cơ hội nhận gói nội thất trị giá 200 triệu đồng.
Theo tìm hiểu của Đầu tư Bất động sản, tại thị trường Hà Nội, những chương trình khuyến mại khủng như trên cũng được một số chủ đầu tư khác áp dụng khi mở bán trong tháng Ngâu năm nay, như chủ đầu tư Dự án PVV - Vinapham (quận Thanh Xuân) vừa đưa ra chương trình tặng khách mua nhà từ 5 chỉ đến 2 cây vàng, đồng thời chấp nhận để khách hàng đặt cọc giữ chỗ trong tháng Ngâu.
Hay tại Dự án Goldsilk Complex (quận Hà Đông), khách hàng mua căn hộ trong tháng 8 Dương lịch này, ngoài được hỗ trợ vay vốn 0% trong 18 tháng, còn được tặng gói quà tặng lên đến 50 triệu đồng, cùng nhiều ưu đãi khác. Trong khi Dự án T&T Riverview, khách hàng được hỗ trợ vay vốn 0% trong 18 tháng và được cam kết mua lại với lợi nhuận 5% trên số tiền khách hàng đã thanh toán...
Nguy cơ dư thừa căn hộ cao cấp
Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh Miền Bắc thừa nhận, thị trường bất động sản tháng Ngâu thường trầm lắng hơn các thời điểm trong năm. Tháng Ngâu năm nay, thị trường còn trầm lắng hơn do thanh khoản chững lại trong suốt 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, Công ty đều tích cực chuẩn bị nguồn hàng tốt để mở bán trong tháng Ngâu. Việc đưa ra những chương trình bán hàng đặc biệt cũng giúp doanh số bán hàng trong tháng Ngâu của đơn vị khá tốt, thậm chí lớn hơn nhiều tháng khác trong năm.
Tương tự, ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT Cen Group cũng cho rằng, quan niệm kiêng kỵ mua nhà trong tháng Ngâu hiện nay không còn lớn như trước, nên cũng có nhiều dự án được mở bán hơn trong tháng này.
Theo ông Hưng, các khách hàng có nhu cầu mua căn hộ trong tháng 7 Âm lịch sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong giao dịch, chưa kể các phần quà tặng ưu đãi lớn các doanh nghiệp dành cho khách hàng mua nhà trong tháng Ngâu.
Khảo sát của Đầu tư Bất động sản, tại Hà Nội, tháng Ngâu năm nay, ngoài các dự án của chủ đầu tư uy tín, có chương trình ưu đãi khủng có tốc bán hàng khá, thì đa số các dự án khác đều ém hàng, hoặc mở bán nhưng thanh khoản đì đẹt, nhất là ở phân khúc căn hộ cao cấp. Điều này tạo ra những lo ngại tồn kho bất động sản ở phân khúc căn hộ cao cấp lại tăng trở lại.
Tại buổi gặp gỡ với doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cuối tuần qua, Bộ Trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đã phải đưa ra cảnh báo, nếu thanh khoản không được cải thiện, thị trường sẽ diễn ra tình trạng dưa thừa căn hộ cao cấp vào cuối năm 2017.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
VN-Index hướng đến vùng đỉnh 2 năm 640 điểm Với nhận định tâm lý của nhà đầu tư được hỗ trợ tích cực nhờ triển vọng kinh tế vĩ mô ổn định, lãi suất được duy trì ở mức thấp, ông Vũ Minh Đức, Giám đốc Phân tích kỹ thuật - Khối Phân tích, CTCK VPBank (VPBS) cho rằng, xét về phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index tiếp tục củng cố...