Tiếp cận vốn tín dụng: Doanh nghiệp nhỏ và vừa – ngân hàng vẫn khó gặp nhau
Sau Hội nghị kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp tại Hà Nội hồi giữa tháng 5, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã đến các địa phương để lắng nghe, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn vốn tín dụng hậu Covid-19. Tuy nhiên, bài toán khó nhất vẫn là làm thế nào để doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn ngân hàng?
Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn rất khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng
Ngân hàng chia sẻ…
Chưa đầy 1 tuần sau Hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng Chính phủ, ngày 14/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức chương trình kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp (NH – DN) tại Hà Nội. Tiếp đó, hàng loạt Hội nghị được tổ chức trên khắp các tỉnh, thành. Các DN đã chia sẻ việc được các NH giãn nợ, được vay mới với lãi suất ưu đãi để khôi phục sản xuất kinh doanh (SXKD)… Tuy nhiên vẫn có DN phản ảnh khó tiếp cận vốn NH.
“Đúng là với những DN lớn có quan hệ thường xuyên và có điều kiện kinh tế khá thì vẫn tiếp cận với các khoản tín dụng một cách bình thường, thậm chí có nhiều cơ hội để phát triển hơn. Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn này, DN bị ảnh hưởng trực tiếp là những DN nhỏ và siêu nhỏ. Những DN này ít được tiếp xúc với nguồn vốn tín dụng…” – ông Bùi Văn Khoa, Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên thừa nhận.
Lý do ông Khoa đưa ra là: Phương án SXKD và các tài sản đảm bảo chưa đủ điều kiện, khả năng quản trị của DN còn hạn chế. “Chúng tôi đã nắm bắt được điều này và thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) cùng các ngành, các cấp tiếp xúc với các DN này, tìm kiếm các cơ hội cho vay được tốt hơn. Tôi xin được nhấn mạnh thêm, các TCTD cũng là DN, cho nên họ cũng gặp những khó khăn tương tự với các DN khác…” – ông Khoa nhấn mạnh.
Đại diện NHNN Chi nhánh Yên Bái cũng bày tỏ, trong quá trình rà soát, đánh giá khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các NH gặp khó khăn khi thu thập hồ sơ tài liệu khách hàng là hộ kinh doanh cá thể, DN nhỏ, siêu nhỏ do đối tượng này không có hệ thống sổ sách kế toán hoặc có ghi chép không đầy đủ dẫn đến khó xác định mức độ ảnh hưởng, mức độ thiệt hại cụ thể. Điều đó gây khó quyết định hình thức hỗ trợ phù hợp.
Video đang HOT
Theo ông Hà Mậu Quý – Giám đốc Chi nhánh BIDV tỉnh Thái Nguyên, hầu hết các DN Việt Nam nói chung và DN trên địa bàn Thái Nguyên nói riêng là các DN nhỏ và siêu nhỏ nên cơ cấu tổ chức, bộ máy tổ chức thường được tiết giảm tối đa về công tác quản trị, không có bộ phận chuyên trách về pháp lý. Vì vậy, việc thực hiện các dự án đầu tư, các phương án kinh doanh hoặc các cơ chế pháp lý còn nhiều bất cập. Việc xây dựng phương án kinh doanh vẫn còn thiếu, chưa rõ ràng. Do đó, cơ sở để các NH thẩm định các thông tin đầu vào, kể cả các báo cáo mang tính chất minh bạch của DN nhỏ và vừa sẽ khó khăn hơn so với các DN lớn.
Cũng theo đại diện NH này, khi NH quyết định cho vay với 1 khách hàng thì điều kiện đầu tiên lại là phương án SXKD phải đảm bảo tính khả thi, tính minh bạch, thông tin và các điều kiện đi kèm. “Và nếu phương án SXKD khả thi, tốt thì các điều kiện đi kèm sẽ được giảm bớt. Có trường hợp không cần tài sản đảm bảo vẫn có thể cho vay được…” – ông Quý khẳng định.
…Nhưng không hạ chuẩn cho vay
Đó là khẳng định của lãnh đạo NHNN tại nhiều hội nghị và Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2020 cũng khẳng định: “Hệ thống NH sẽ đảm bảo cung ứng đầy đủ tín dụng cho nền kinh tế nhưng sẽ không hạ thấp các điều kiện, tiêu chuẩn cho vay nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống!”.
Về phía các TCTD, ông Hà Mậu Quý – Giám đốc Chi nhánh BIDV tỉnh Thái Nguyên cũng thẳng thắn: “Chúng tôi đánh giá và ghi nhận phản ánh về khó khăn của các DN. Tuy nhiên, NH cũng là DN, nguồn vốn của NH đến từ người dân và DN nên khi cho vay chúng tôi phải đảm bảo an toàn cho họ. Chính vì vậy, chúng tôi luôn tuân thủ những chuẩn mực theo quy định của NHNN, không hạ chuẩn cho vay để sau này nợ xấu không có cơ hội bùng phát…” – ông Quý thẳng thắn.
“Đúng là các DN nhỏ và vừa, đặc biệt là DN siêu nhỏ thì khó tiếp cận các gói tín dụng vì các báo cáo tài chính cùng hạn mức vốn của những DN này còn hạn chế. Tôi kiến nghị NHNN có thể đưa ra các hình thức bảo lãnh tín dụng cho các DN có khả năng vốn chủ sở hữu ít trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch, giao thông vận tải,… NH có thể đánh giá theo hình thức bảo lãnh để các DN này có thể tiếp cận. Phía các DN cần có những báo cáo tài chính công khai, minh bạch, nêu rõ khó khăn của mình cho NH biết. Tôi tin hai bên cố gắng thì sẽ gặp nhau…” -Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thái Nguyên, ông Nguyễn Văn Thời hiến kế.
Phó Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, ông Phạm Quang Thắng cũng cho rằng NH không thiếu vốn, nhưng DN cần chứng minh rõ ràng, NH mới có cơ sở cho vay. “Quỹ bảo lãnh tín dụng là công cụ để hỗ trợ DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH, trước đây quỹ này hoạt động không tốt lắm, giờ là lúc cần đẩy mạnh hơn…” – ông Thắng nói, đồng thời đề nghị, trong thời gian tới cần lập ra những lớp tập huấn để giúp DN tiếp cận nguồn vốn vay.
Tại Hội nghị kết nối NH-DN nhằm hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại Yên Bái tổ chức ngày hôm qua (28/5), NHNN cho biết, đến ngày 25/5/2020, tất cả các tổ chức tín dụng, kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đều vào cuộc mạnh mẽ, đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 223 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 151 nghìn tỷ đồng; đã miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 320 nghìn khách hàng với dư nợ trên 1,14 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt trên 767 nghìn tỷ đồng cho hơn 196 nghìn khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 – 2,5% so với trước dịch.
Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã gia hạn nợ cho hơn 150 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 3.800 tỷ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho hơn 75 nghìn khách hàng với dư nợ gần 1.600 tỷ đồng, cho vay mới đối với hơn 680 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 25 nghìn tỷ đồng…
Ngân hàng bỏ ngỏ mục tiêu lợi nhuận 2020
Trước khó khăn do tác động bởi dịch Covid-19, các ngân hàng cân nhắc kỹ hơn khi đưa ra mục tiêu lợi nhuận 2020 giảm so với mức đạt được năm rồi và nhiều nhà băng bỏ ngõ.
Trong bối cảnh đó, VietinBank tiếp tục định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2020 với tốc độ hợp lý, đồng thời đẩy mạnh tái cơ cấu nợ hỗ trợ khách hàng ảnh hưởng bởi dịch.
Còn về chỉ tiêu lợi nhuận, tại đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2020 của Vietinbank diễn ra ngày 23/5, Ngân hàng chỉ cho biết, đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế riêng lẻ, hợp nhất năm 2020 bảo đảm hiệu quả kinh doanh cần thiết và cải thiện hoạt động kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế, tiếp tục cập nhật diễn biến và tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế và hoạt động của ngân hàng, phù hợp với phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Vietinbank bỏ ngỏ mục tiêu lợi nhuận 2020.
Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank, ông Lê Đức Thọ cho hay, Ngân hàng đang cân đối chỉ tiêu lợi nhuận 2020 do có nhiều yếu tố tác động. Trước đó, khi dịch bệnh chưa xảy ra nhà băng này đưa mức dự kiến lợi nhuận thu về trong 2020 tăng 10% trở lên so với mức đạt được của năm 2019 (gần 11.000 tỷ đồng trước thuế).
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank, lợi nhuận của Ngân hàng đang theo kế hoạch, dự kiến hết quý II/2020 sẽ đạt khoảng 6.000 tỷ đồng trước thuế. Quý I/2020, VietinBank lãi sau thuế 2.404 tỷ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ 2019.
Ngày mai (29/5) Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tiến hành ĐHCĐ thường niên 2020 để trình cổ đông thông qua các chỉ tiêu kinh doanh năm nay, Năm 2020, SCB dự kiến tổng tài sản tăng 12,19%, đạt 637.166 tỷ đồng. Mục tiêu cho vay khách hàng đạt 377.283 tỷ đồng, tăng 13%; huy động thị trường 1 đạt 553.092 tỷ đồng, tăng 13,3%.
Riêng mục tiêu lợi nhuận được SCB bỏ ngỏ. Nguyên nhân do SCB đang quá trình tái cơ cấu, nên mọi nguồn lực đều phải tập trung cho quá trình tái cơ cấu giai đoạn 2. Lợi nhuận thu về phải tập trung trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu. Hiện SCB đang nắm giữ hơn 20.000 trái phiếu VAMC và đã trích dự phòng rủi ro lên đến trên 10.000 tỷ đồng cho trái phiếu này.
Trong khi đó, Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank) đưa ra mục tiêu lợi nhuận 2020 ở mức 800 tỷ đồng trước thuế, giảm 100 tỷ đồng so với năm trước. Hội đồng quản trị (HĐQT) Nam A Bank đã lấy ý kiến cổ dông về việc tiến hành ĐHCĐ qua hình thức trực tuyến sau khi bị hoãn trong ngày 23/3
Còn ACB, TPBank cũng thận trọng với mục tiêu lợi nhuận 2020 trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngày 16/6 tới, ACB sẽ tiến hành ĐHCĐ thường niên 2020 thông qua kế hoạch kinh doanh 2020 với dự trình chỉ tiêu lợi nhuận ở mức 7.636 tỷ đồng, chỉ tăng lần lượt 2% và 5% so với năm trước.
Đồng thời, mục tiêu vừa đưa ra giảm hơn 12% so với dự kiến được thông tin tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư của ACB vào tháng 1/2020, khi dịch Covid-19 chưa bùng phát ở Việt Nam (8.700 tỷ đồng trước thuế).
Mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay được HĐQT TPBank trình cổ đông thông qua tại ĐHCĐ diễn ra ngày 27/5/2020 ở mức 4.068 tỷ đồng, tăng 5% so với năm trước. Trong quý 1/2020, TP.HCM đã thu về trên 1.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Năm 2020, SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận hơn 8%, đạt 1.506 tỷ đồng trước thuế.
Dịch Covid-19 bùng phát và lên đỉnh điểm từ tháng 3/2020 trên phạm vi toàn cầu, làm đảo lộn kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp, người dân. Vì vậy, các chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 của ngân hàng cũng khó giữ được như dự kiến đưa ra đầu năm nay.
Đồng thời, các nhà băng đang phải đẩy mạnh tái cơ cấu, giãn nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch, thận trọng giải ngân mới để kiểm soát rủi ro nợ xấu, tránh dự phòng rủi ro gia tăng khiến lợi nhuận bị "ăn" mòn.
Kết nối ngân hàng- doanh nghiệp: Tiếp tục tháo "điểm nghẽn" trong tiếp cận vay vốn Đông hanh cung vơi doanh nghiêp trong viêc giup tiêp cân nguôn vôn ngân hang đươc chinh xac, hiêu qua, môt loat cac hôi nghi kêt nôi ngân hang- doanh nghiêp đa đươc Ngân hang Nha nươc (NHNN) triên khai tai 14 tinh thanh phô co dư nơ lơn, tiêu biêu cho 6 cung kinh tê cua ca nươc, trong đo co Thai...