Tiếp cận Quỹ bảo lãnh tín dụng khó, vì sao?
Trong bối cảnh dịch Covid-19, việc hỗ trợ các DN nhỏ vay vốn ngân hàng qua công cụ bảo lãnh tín dụng (BLTD) rất cần thiết.
TS. Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia kinh tế – cho biết, BLTD là một dạng bảo hiểm do một tổ chức tài chính cung cấp cho ngân hàng để ngân hàng cho khách hàng DN vay. Nếu không được bảo lãnh, DN này không thể vay ngân hàng vì không hội đủ các tiêu chí và điều kiện để vay tiền từ ngân hàng.
Thận trọng xét duyệt nhu cầu vay của doanh nghiệp
Theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ BLTD cho DN nhỏ và vừa, điều kiện để DN được Quỹ BLTD xem xét cấp bảo lãnh là: Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh hiệu quả, có khả năng hoàn trả vốn vay; dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh phải được Quỹ BLTD thẩm định và quyết định bảo lãnh theo quy định; có phương án về vốn chủ sở hữu tối thiểu 20% tham gia dự án đầu tư; tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, DN không có các khoản nợ thuế từ một năm trở lên theo Luật Quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Nghị định 34/2016/NĐ-CP có một số hạn chế. Trước hết, về địa vị pháp lý: Quỹ BLTD là quỹ tài chính ngoài ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập. “Ngân sách của các tỉnh, thành phố và khả năng chuyên môn của các tỉnh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng rất hạn chế. Nếu chúng ta chỉ có những Quỹ BLTD địa phương, khả năng hoạt động của các quỹ này rất yếu ớt và không tạo được sự tin tưởng của ngân hàng thương mại để nhận sự bảo lãnh của Quỹ BLTD này” – TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Bên cạnh đó, vốn điều lệ tối thiểu 100 tỷ đồng không do ngân sách trung ương mà do ngân sách cấp tỉnh – cấp được đánh giá là quá ít ỏi để có thể phát hành bảo lãnh cho nhiều DN vay vốn ở ngân hàng. Đồng thời, Quỹ BLTD hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo đảm an toàn vốn. Đây là hạn chế rất đáng kể cho hoạt động của Quỹ BLTD.
Tự chủ về tài chính và bảo đảm an toàn vốn có nghĩa, các quỹ sẽ phải kiểm soát rủi ro để tránh thiệt hại tài chính, tránh làm mất vốn đã được ngân sách địa phương cung cấp. Với nguyên tắc này, các quỹ sẽ rất thận trọng trong việc xét duyệt nhu cầu vay của DN và do đó, sẽ loại bỏ rất nhiều DN có nhu cầu nhưng độ rủi ro cao. Những DN này không tiếp cận được với ngân hàng, cũng không được Quỹ BLTD hỗ trợ…
Ngoài ra, các DN muốn được bảo lãnh phải hội đủ những điều kiện như tại thời điểm đề nghị bảo lãnh, DN không có các khoản nợ thuế từ 1 năm trở lên theo Luật Quản lý thuế và nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Trường hợp nợ thuế do nguyên nhân khách quan, DN phải có xác nhận của cơ quan quản lý thuế trực tiếp; có biện pháp bảo đảm cho bảo lãnh vay vốn theo quy định… Những điều khoản này không nên là những điều khoản bắt buộc mà chỉ nên mang tính khuyến khích.
TS. Nguyễn Trí Hiếu đề xuất, thay vì để các UBND tỉnh và thành phố tổ chức Quỹ bảo lãnh, Chính phủ nên tổ chức một Quỹ BLTD quốc gia, có trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh tại các tỉnh, thành phố. Quỹ BLTD quốc gia sẽ được trang bị dồi dào về vốn, nhân lực, thực hiện các chủ trương và kế hoạch của chính phủ trung tâm, tạo được sự tin tưởng ở các ngân hàng khi nhận bảo lãnh từ Quỹ BLTT quốc gia.
Quỹ BLTT quốc gia cần có một số vốn điều lệ thực tối thiểu 10.000 tỷ đồng, có thể cho phép cung cấp bảo lãnh với số dư tại bất cứ thời điểm nào lên đến 5 lần mức vốn điều lệ thực. Mỗi năm, Quốc hội hay Chính phủ cần bổ sung nguồn vốn tự có nếu vốn điều lệ thực xuống dưới mức 10.000 tỷ đồng.
Phải nâng tầm quỹ bảo lãnh tín dụng
Chính phủ hiện có 3 gói hỗ trợ dành cho doanh nghiệp (DN), gồm gói tín dụng hỗ trợ 300.000 tỷ đồng; gói giãn thuế 180.000 tỷ đồng và gói 16.000 tỷ đồng cho DN vay vốn lãi suất 0%/năm trả lương ngừng việc cho người lao động. Các gói hỗ trợ dù được đưa ra từ tháng 3 nhưng đến nay nhiều DN, nhất là DNNVV chưa được hưởng lợi từ hỗ trợ này.
Video đang HOT
Cho vay là hoạt động chủ yếu của NH, nếu không yêu cầu hỗ trợ NH cũng tìm cách cho vay nhưng phải đủ chuẩn. Ảnh: VIẾT CHUNG
Hỗ trợ chưa thực chất
Trong các gói hỗ trợ DN được triển khai, gói 300.000 tỷ đồng được giao cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì, chỉ đạo các NH thương mại (NHTM) tham gia. Gói này đến nay ước đạt 700.000-800.000 tỷ đồng, vượt xa mục tiêu ban đầu.
Theo đó, các NHTM hỗ trợ DN giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, không chuyển nhóm nợ. Nhưng đặc điểm của gói tín dụng hỗ trợ này là sử dụng nguồn tiền của các NHTM, không phải tiền của Chính phủ, nên chỉ DN là khách hàng tốt của NH mới được hưởng. Có nghĩa phần lớn DN được hưởng ưu đãi từ gói hỗ trợ này là khách hàng hiện hữu của NH, không phải khách hàng mới.
Như vậy những DN bị tác động mạnh bởi dịch bệnh sẽ khó tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng trên. Bởi lẽ dù NHNN có "mở" cho NHTM nhưng lại "đóng" khi yêu cầu các NHTM không được cho vay dưới chuẩn. Vì thế, tôi đánh giá gói hỗ trợ tín dụng này không hiệu quả để giúp DN, đặc biệt là DNNVV và DN bị tác động bởi dịch bệnh.
Gói thứ hai là gói giãn thuế 180.000 tỷ đồng. Đây là điều tốt cho các DN, nhưng chỉ tốt cho những DN có lãi, có doanh thu, còn những DN không có lãi, không có doanh thu thì giảm, giãn thuế không có nhiều ý nghĩa.
Như vậy, gói này cũng có tác động nhưng hiệu quả không nhiều đối với các DN gặp khốn khó trong dịch bệnh, đặc biệt là những DNNVV. Còn lại gói 16.000 tỷ đồng cho DN vay với lãi suất bằng 0% để trả lương cho công nhân ngừng việc lại không biết đã có bao nhiêu DN được hưởng, trong khi nhiều DN cho biết họ không thể tiếp cận được.
Chính sách tiền tệ không tác dụng
Nghị định 34 của Chính phủ bắt buộc các quỹ BLTD phải hoạt động dưới nguyên tắc bảo toàn vốn, tức là nếu làm thất thoát vốn của ngân sách khi bảo lãnh sẽ bị xử lý. Với nguyên tắc đó, sẽ không có ai dám đứng ra bảo lãnh. Những điều đó làm hạn chế hoạt động của quỹ BLTD.
Nhìn khái quát hơn, trong bối cảnh dịch bệnh, chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đều được sử dụng để hỗ trợ DN. Nhưng chính sách tài khóa lại không tạo được nhiều hiệu quả.
Còn chính sách tiền tệ, việc cơ cấu lại nợ, không chuyển nhóm nợ, giảm lãi suất đều là những giải pháp tốt nhưng tác động chưa được bao nhiêu. Tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm chỉ 2,13%, quá thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy chính sách tiền tệ cũng không vực dậy được nền kinh tế.
Cho vay là hoạt động chủ yếu của ngành NH mỗi năm đều đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng, như năm nay là 14%. Có nghĩa, nếu Chính phủ không yêu cầu thực hiện gói hỗ trợ này, NH vẫn phải tìm cách để cho vay.
Vì thế, lãi suất huy động giảm không hoàn toàn do chính sách tiền tệ mà do thị trường. Bởi các NH huy động vốn được nhưng không cho vay ra được, buộc họ phải giảm lãi suất. Tức tác động của chính sách tiền tệ thông qua việc NHNN bơm dòng tiền vào nền kinh tế, giảm lãi suất điều hành cũng chỉ phần nào giúp giảm lãi suất.
Thực ra khi có chủ trương mở gói tín dụng hỗ trợ và đi vào thực hiện, NH không thể tìm đến các DN nhỏ đầy rủi ro, trong khi rất nhiều khách hàng lớn gặp khó khăn đang chờ được vay. Đó là chênh vênh giữa chủ trương và thực tế.
Do vậy việc tuyên bố khách hàng đủ chuẩn mới được vay không phải là thoái thác trách nhiệm, mà họ quan tâm đến mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu an toàn vốn, nên chỉ quan tâm những khách hàng nào trả được nợ cho NH.
Với mục tiêu như vậy, các NH cũng đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ và của xã hội là giúp DNNVV và các DN bị tác động bởi dịch bệnh "được chọn", không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu cho cộng đồng DN.
Theo tôi, việc Chính phủ đưa ra gói 300.000 tỷ đồng không có nhiều ý nghĩa. Nếu muốn gọi là gói hỗ trợ cần phải đưa ra những tiêu chí chính xác về đối tượng được hỗ trợ.
Chẳng hạn, DN chịu tác động dịch bệnh khiến doanh thu, lợi nhuận hay lượng người lao động sụt giảm với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm, thuộc lĩnh vực hoạt động nào (xuất khẩu hàng tiêu dùng, hàng nông thủy sản...), hay có đầu ra ở thị trường nước nào... sẽ nằm trong nhóm được hỗ trợ.
Phải đưa ra những chỉ tiêu như thế và gói 300.000 tỷ đồng nhắm vào những đối tượng đó, kết quả thực hiện báo cáo thường xuyên cho NHNN và Chính phủ. Còn nếu tiêu chí không rõ ràng, tất cả dư nợ cho khách hàng lớn và nhỏ đều cộng vào gói hỗ trợ, trong khi như đã nói nếu không có gói hỗ trợ, các NH vẫn phải tìm khách hàng tốt để tăng trưởng tín dụng.
Vai trò quỹ bảo lãnh tín dụng lu mờ
Tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng đầu năm chỉ 2,13%, quá thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy chính sách tiền tệ cũng không vực dậy được nền kinh tế.
Để hỗ trợ DNNVV, tôi tiếp tục đề nghị việc nâng cao vai trò của quỹ Bảo lãnh tín dụng (BLTD) cho DNNVV. Tất cả các NH trên thế giới khi cho vay đều yêu cầu DN phải có báo cáo tài chính tốt, doanh thu tốt, có tài sản bảo đảm. Vậy những DNNVV làm cách nào để tiếp cận vốn?
Như tôi nhiều lần chia sẻ với ĐTTC, Mỹ áp dụng rất tốt cơ chế bảo lãnh tín dụng cho DNNVV thông qua Cơ quan quản lý DN nhỏ (SBA). SBA sẽ xét duyệt hồ sơ và chuyển đến các NH, bảo lãnh cho DN, để các NH cho DN đó vay. Việt Nam cũng có cơ chế BLTD và thực hiện theo Nghị định 34 của Chính phủ.
Song hình thức BLTD của Việt Nam không hiệu quả, vì các quỹ BLTD cho DNNVV trực thuộc địa phương, vốn điều lệ tối thiểu là 100 tỷ đồng. Với ngân sách không dồi dào của các địa phương, tôi nghĩ các quỹ cũng khó có vốn điều lệ vượt quá quy định tối thiểu này.
Hơn nữa, quỹ BLTD lại không thể bảo lãnh quá 3 lần trên vốn tự có, vậy mỗi quỹ chỉ bảo lãnh được tối đa 300 tỷ đồng, không có nhiều ý nghĩa đối với nhu cầu vốn của DN. Hơn nữa, Nghị định 34 của Chính phủ bắt buộc các quỹ BLTD phải hoạt động dưới nguyên tắc bảo toàn vốn, tức là nếu làm thất thoát vốn của ngân sách, khi bảo lãnh sẽ bị xử lý.
Với nguyên tắc đó, sẽ không có ai dám đứng ra bảo lãnh, vì không bảo lãnh thì không rủi ro. Những điều đó làm hạn chế hoạt động của quỹ BLTD.
Vì vậy, tôi đề nghị phải có quỹ BLTD quốc gia, vốn từ ngân sách quốc gia và có chi nhánh tại các địa phương và các địa phương cũng có thể có quỹ bảo lãnh của địa phương. Quỹ BLTD quốc gia phải có vốn điều lệ khoảng 10.000 tỷ đồng chứ không thể chỉ 100 tỷ đồng, và tỷ lệ có thể bảo lãnh ít nhất 5 lần vốn điều lệ, tương đương mức bảo lãnh 50.000 tỷ đồng dư nợ.
Tuy mức này không thấm vào đâu so với gần 9 triệu tỷ đồng dư nợ cho cả nền kinh tế, nhưng vẫn tốt hơn so với dùng quỹ BLTD địa phương, và đây là cơ chế hiệu quả nhất để giúp các DN. Vì Chính phủ chỉ có thể giãn, giảm thuế chứ không thể phát tiền cho DN được.
Nguồn vốn để hỗ trợ xây dựng quỹ BLTD quốc gia đương nhiên phải từ ngân sách. Đồng thời vẫn còn có một nguồn nữa có thể tận dụng là nguồn hỗ trợ của các tổ chức tài chính thế giới. Tôi đã nói chuyện với NH Phát triển Á Châu (ADB) và nhận thấy quan điểm của họ luôn sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam.
Vì vậy, tôi nghĩ Chính phủ có thể mời gọi sự đóng góp của các tổ chức tài chính thế giới, nhưng với điều kiện cam kết là nguồn hỗ trợ không bị thất thoát do tham nhũng, không bị thẩm thấu qua lớp này lớp kia để chảy ra ngoài mục tiêu hỗ trợ.
Đừng để chết mới cứu
Hiện nay nhu cầu cấp thiết của các DN là làm sao duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh để vượt qua dịch bệnh. Muốn duy trì được như vậy là phải duy trì được tính thanh khoản, có khả năng chi trả (trả tiền cho nhà cung cấp, cho người lao động, trả nợ cho NH, trả thuế phí cho Chính phủ và tất cả những chi phí khác). Nếu mất thanh khoản, DN có thể chết ngay, bởi khi đó dù có tiềm năng, có thị trường cũng không đủ sức để duy trì.
Chính sách giảm thuế, hỗ trợ người lao động (NLĐ) rất cần thiết, vì NLĐ cần được duy trì để khi nền kinh tế hồi phục, lực lượng lao động còn đó để giúp nền kinh tế phục hồi. Còn nếu lực lượng lao động mất đi, không còn có ai có thể vực dậy nền kinh tế.
Về phía các DN, tôi cho rằng phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn. Các DN phải tận dụng cơ hội gặp gỡ tại các hội nghị, các cuộc đối thoại để kêu gọi sự trợ giúp một cách quyết liệt, hay hiến kế cho Chính phủ xây dựng giải pháp hỗ trợ.
Hạ chuẩn tín dụng vay phải đề phòng phát sinh nợ xấu Theo Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, NHNN đã và đang chỉ đạo toàn ngành triển khai nhanh nhất để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng quán triệt quan điểm, tháo gỡ khó khăn nhưng không hạ chuẩn...