Tiếp cận dịch vụ tài chính dễ dàng hơn với GoBear
Công ty công nghệ GoBear Việt Nam (GoBear Việt Nam) đã đạt 10 triệu lượt truy cập trên trang web sau hai năm hoạt động tại Việt Nam (7/12/2016 – 7/12/2018), từ mốc 1 triệu lượt truy cập cách đây một năm.
GoBear – nền tảng so sánh tài chính đến từ Singapore không ngừng phát triển để giúp những người dùng tiếp cận các sản phẩm tài chính cơ bản dễ dàng hơn. Công ty công nghệ GoBear đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2016 và đang phục vụ cho 1 triệu người dùng Việt Nam mỗi tháng.
Ông Bảo Nguyễn, Giám đốc Điều hành GoBear Việt Nam chia sẻ về kế hoạch nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho người dùng và những mục tiêu của công ty trong năm 2019.
- Theo ông, việc tiếp cận tài chính trọn vẹn mang ý nghĩa như thế nào đối với người dùng?
Tiếp cận tài chính trọn vẹn là mang đến cơ hội cho mọi người được sử dụng các dịch vụ tài chính hợp pháp, an toàn và phù hợp với nhu cầu, để họ có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của mình và gia đình dựa trên chính khả năng của bản thân. Việc tiếp cận tài chính trọn vẹn sẽ giúp người dân tích lũy tài sản hiệu quả hơn, đăng ký được các khoản vay cá nhân phù hợp, và được tham gia những dịch vụ bảo hiểm để bảo vệ bản thân và gia đình.
Ứng dụng Easy Apply sẽ được tích hợp trực tiếp vào trải nghiệm của người dùng GoBear Việt Nam
- Gần đây, GoBear đã công bố kế hoạch giới thiệu ứng dụng di động GoBear Easy Apply để hỗ trợ những người chưa có tài khoản ngân hàng tại Việt Nam. Ông có thể chia sẻ thêm về dự án này?
Có thể xem ứng dụng di động GoBear Easy Apply như một tính năng chấm điểm tín dụng dành riêng cho những người chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa từng giao dịch với ngân hàng. Ứng dụng sẽ phân tích dựa trên thói quen sử dụng điện thoại di động của người dùng để đưa ra điểm tín dụng mang tính dự báo có độ chính xác cao, giúp họ đăng ký sử dụng dịch vụ tài chính hợp pháp dễ dàng hơn. Đối với các tổ chức tài chính là đối tác của GoBear, họ có thể dựa trên tính năng này để mở rộng tập khách hàng mà vẫn kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả.
GoBear Easy Apply là một sáng kiến hướng đến việc tiếp cận tài chính trọn vẹn được GoBear thực hiện tại nhiều thị trường trong khu vực, phát triển dựa trên các thuật toán trí tuệ nhân tạo độc quyền cung cấp bởi đối tác CredoLab của chúng tôi. GoBear Easy Apply sẽ được tích hợp trực tiếp vào trải nghiệm người dùng của GoBear từ đầu năm 2019, khởi đầu với sản phẩm vay cá nhân và sau đó sẽ mở rộng sang thẻ tín dụng, bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác.
Video đang HOT
Ông Bảo Nguyễn, Giám đốc Điều hành GoBear Việt Nam
- GoBear vừa kỷ niệm tròn 2 năm hoạt động tại Việt Nam. Công ty đang phát triển như thế nào, và đã có kế hoạch gì cho năm 2019?
GoBear Việt Nam đã đạt 10 triệu lượt truy cập trên trang web www.gobear.com/vn sau 2 năm hoạt động. Về mặt phát triển kinh doanh, chúng tôi đang hợp tác với hơn 20 đối tác và đạt mức tăng trưởng doanh thu hơn 200% so với năm ngoái. Hiện tại, GoBear Việt Nam đang cung cấp 8 sản phẩm so sánh miễn phí cho người dùng, bao gồm Thẻ tín dụng, Vay tín chấp, Bảo hiểm du lịch, Tài khoản tiết kiệm, Tài khoản ngân hàng, Vay mua nhà, Vay mua xe, và Vay thế chấp tiêu dùng.
Việt Nam đang là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, và cũng là thị trường rất quan trọng của GoBear. Một tín hiệu rất tích cực là người dùng Việt Nam đã cảm thấy thân thuộc khi sử dụng GoBear. Trước mắt, chúng tôi sẽ tập trung vào việc tích hợp ứng dụng di động GoBear Easy Apply vào trải nghiệm của người dùng. Và chúng tôi cũng đang chuẩn bị bổ sung thêm một số sản phẩm so sánh mới trong năm 2019.
GoBear là trang web tìm kiếm tích hợp khách quan và chuyên biệt (metasearch engine) đầu tiên và cũng là duy nhất của châu Á về các sản phẩm bảo hiểm và tài chính. Hệ thống được xây dựng trên nền tảng đơn giản nhằm giúp người dùng tự do, dễ dàng đưa ra các quyết định tài chính liên quan đến bảo hiểm, thẻ tín dụng, các khoản vay. GoBear hoạt động với định hướng vì người dùng, cung cấp cho người dùng một công cụ so sánh tự do, minh bạch dựa trên nhu cầu tài chính của cá nhân.
Theo Báo Mới
Có thể quản lý Googe, Facebook bằng biện pháp tài chính
Đề xuất biện pháp để quản lý các doanh nghiệp nước ngoài đang khai thác thị trường Internet tại Việt Nam, Chủ tịch VNG cho rằng có thể giải quyết bằng biện pháp kỹ thuật và biện pháp tài chính.
Một vấn đề tồn tại hiện này là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet trong nước đều phải tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam, cũng như có trách nhiệm nộp thuế. Tuy nhiên các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Facebook, Google hầu như chưa phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp Việt Nam, cũng như chưa chấp hành đóng thuế dù đang khai thác 80% thị trường quảng cáo trực tuyến trong nước. Điều này tạo nên sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, còn được gọi là vấn đề "bảo hộ ngược".
Thị phần toàn cảnh thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam năm 2017. Nguồn ảnh: Forbes Việt Nam.
Tại Hội nghị giao ban Quản lý nhà nước tháng 8 của Bộ TT&TT, vấn đề yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung xuyên biên giới tuân thủ luật pháp Việt Nam đã trở thành chủ đề nóng được thảo luận.
Liên quan tới vấn đề này, ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch công ty cổ phần VNG cho biết: "Từ năm 2009 đến 2012, VNG đã triển khai mạng Zing Me để cạnh tranh với Facebook, nhưng sau đó đã quyết định dừng vì không thể cạnh tranh. Kể cả các doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới như Microsoft hay Google cũng đã có sản phẩm cạnh tranh với Facebook và đều đã thất bại."
Khi phát triển tới mức đủ lớn, Facebook thống trị thị trường toàn cầu, và đủ tiềm lực tài chính để mua luôn các mạng xã hội mới nổi trên thế giới như Instagram hay SnapChat nhằm củng cố vị thế của họ.
Ông Lê Hồng Minh cho rằng có một điểm bất cập là cơ quan nhà nước đề nghị các doanh nghiệp trong nước có giải pháp cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, nhưng trong công tác quản lý nhà nước thì doanh nghiệp nước ngoài lại không phải chịu sự quản lý của cơ quan chức năng trong nước.
"Ví dụ như vụ đánh bài online Rikvip mới xảy ra gần đây, rất nhiều đơn vị liên quan như doanh nghiệp, nhà mạng, ngân hàng, công ty thanh toán... đều liên đới và bị cơ quan điều tra triệu tập. Tuy nhiên 2 đơn vị trực tiếp lớn nhất tham gia vào vụ việc là các App store phân phối ứng dụng chơi bài này (trên iPhone và điện thoại Android), và Facebook là nơi quảng cáo Rikvip nhiều nhất để thu hút người chơi thì lại không hề bị cơ quan điều tra xử lý hay có trách nhiệm liên đới gì", ông Minh dẫn chứng.
Đã đủ chế tài để quản lý các doanh nghiệp nước ngoài
Ông Lê Hồng Minh cho biết các luật hiện hành của Việt Nam đã có đủ để có thể quản lý các doanh nghiệp nước ngoài. Cụ thể như Luật Quảng cáo 2012 quy định tất cả các trang tin điện tử nước ngoài kinh doanh quảng cáo tại thị trường Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Các dịch vụ quảng cáo của nước ngoài khi kinh doanh tại Việt nam phải được thực hiện thông qua các đơn vị kinh doanh quảng cáo có đăng ký tại Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại có tới 80% doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam chảy vào túi Google và Facebook, nhưng 2 đơn vị này chẳng cần quan tâm tới luật của Việt Nam.
Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch công ty VNG.
Một ví dụ khác, khi cơ quan quản lý đưa ra yêu cầu về kiểm duyệt nội dung đối với các doanh nghiệp nước ngoài, họ sẽ viện cớ áp dụng theo luật của quốc gia họ đăng ký lập công ty, chẳng hạn ở Mỹ. Thực ra thông tư 38 của Bộ TT&TT đã quy định rõ: Khi các dịch vụ xuyên biên giới vi phạm luật, cơ quan chức năng sẽ gửi thông báo 2 lần, nếu doanh nghiệp nước ngoài không hợp tác sẽ áp dụng biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Nếu không có chế tài nào được áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ không thể giải quyết được vấn đề "bảo hộ ngược". Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài, nhưng hiện tại chưa được bình đẳng.
Quản lý bằng biện pháp kỹ thuật và tài chính
Ông Lê Hồng Minh cũng đề xuất cơ quan chức năng nên chuyển đổi dần biện pháp quản lý, chuyển từ các biện pháp hành chính như cấp phép, xử phạt hành chính, thu hồi giấy phép... sang quản lý bằng biện pháp kỹ thuật. "Từ 6 tháng nay, báo chí nói khá nhiều về việc cần có biện pháp ngăn chặn các hình thức thanh toán điện tử trái phép như WechatPay, AliPay, Các bộ ngành cũng đã họp bàn, tìm giải pháp thanh tra kiểm tra nhưng vẫn chưa khả thi. Tuy nhiên, chỉ cần một giải pháp kỹ thuật dùng tường lửa là có thể chặn được các giao dịch thanh toán này".
Giải pháp thứ 2 là chặn về doanh thu thông qua các cơ quan tài chính của Việt Nam như ngân hàng, các dịch vụ thẻ tín dụng. Việc chặn về doanh thu từ thị trường Việt Nam sẽ tạo nên sức ép để các doanh nghiệp nước ngoài như Google, Facebook phải hợp tác với cơ quan quản lý và tuân thủ luật pháp Việt Nam.
HIện Việt Nam cũng chưa có quy định về bảo vệ dữ liệu người dùng, nếu để doanh nghiệp nước ngoài kiểm soát và khai thác dữ liệu người dùng Việt Nam thì 5 năm tới sẽ rất khó kiểm soát. Chúng ta cần có các quy định pháp lý để kiểm soát, bất kể doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài, khi thu thập dữ liệu của người dùng Việt Nam thì phải tuân thủ luật Việt Nam.
Chẳng hạn, Liên minh Châu Âu cũng mới thông qua luật về quyền riêng tư và dữ liệu người dùng. Bất kể doanh nghiệp nào thu thập dữ liệu người dùng châu Âu mà vi phạm luật này sẽ bị phạt theo % doanh thu toàn cầu của họ.
Phát biểu tại hội nghị giao ban QLNN tháng 8/2018, ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình & Thông tin điện tử (Bộ TT&TT), cũng đồng tình với ý kiến của ông Lê Hồng Minh về các đề xuất sử dụng biện pháp kỹ thuật và kinh tế đối với những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của doanh nghiệp nước ngoài.
Ông Nguyễn Thanh Lâm cũng bổ sung rằng biện pháp kỹ thuật không có nghĩa là chặn hết toàn bộ các dịch vụ của Google hay Facebook, mà có thể chỉ cần áp dụng đối với dịch vụ nào vi phạm.
Nguồn: VietnamNet
Dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số: Mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng Dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số (MNP) là dịch vụ cho phép các thuê bao di động chuyển đổi sang nhà mạng cung cấp dịch vụ mới mà vẫn giữ được số thuê bao của mình. Chuyển mạng giữ nguyên số, người dùng hưởng nhiều lợi ích. Ngoài ra, các doanh nghiệp thống nhất quy định thời gian giữa 2 lần chuyển...