Tiếp bước VinFast, Ford trang bị pin LFP cho xe điện
Ford sẽ nhập khẩu pin LFP giá rẻ từ CATL cho xe bán tải thuần điện bán ra tại Bắc Mỹ, nhằm tăng sức cạnh tranh với đối thủ Tesla trên “sân nhà”.
Vào tuần trước, Ford thông báo sẽ sử dụng pin LFP (pin Lithium Sắt Phốt-phát) từ nhà cung cấp CATL của Trung Quốc và dự kiến sẽ ký hợp đồng cung cấp pin từ nhà máy sản xuất mới tại Bắc Mỹ từ năm 2026. Hiện chưa rõ nhà máy này sẽ được xây dựng bởi CATL hay không, nhưng theo báo cáo của Reuters vào tháng 5, công ty này đang tìm kiếm địa điểm để thiết lập nhà máy sản xuất pin điện tại Mỹ để phục vụ cho các hãng Ford và BMW.
Theo đó, Ford cho biết, việc sử dụng pin LFP cho các mẫu xe điện bán chạy sẽ giúp hãng tiết kiệm được 10% – 15% chi phí nguyên liệu, đồng thời có thể đảm bảo được nguồn cung cấp do các vật liệu dễ kiếm hơn.
Ford F-150 Lightning dự kiến sẽ sử dụng pin LFP.
Ford quyết định sử dụng pin LFP do CATL cung cấp cho xe diện Mustang Mach-E từ năm sau, và tiếp đó sẽ là F-150 Lightning từ năm 2024; đánh dấu một thành công nữa của hãng pin điện Trung Quốc và sự thay đổi về chiến lược của Ford tại thị trường Mỹ.
Video đang HOT
Với cùng khối lượng, pin LFP thường cho phạm vi hoạt động tối đa thấp hơn so với các loại pin Li-ion khác làm từ Niken và Coban nhưng hiện các nhà sản xuất ô tô gần đây bắt buộc phải sử dụng pin LFP do vấn đề chi phí khi giá các loại vật liệu Niken và Coban tăng mạnh, đồng thời nguồn cung không đảm bảo.
Hiện Tesla đang sử dụng pin LFP cho các xe sedan Model 3 giá rẻ tại thị trường Mỹ; cùng với đó, hãng xe bán tải thuần điện Rivian cũng không giấu giếm ý định sử dụng loại pin này cho ô tô của mình trong thời gian tới.
Hai công ty Trung Quốc – CATL và BYD – đang là các nhà sản xuất pin LFP lớn nhất thế giới, Tesla đang sử dụng pin LFP được cung cấp bởi CATL; bên cạnh đó, hãng xe điện của Mỹ cung có kế hoạch trang bị loại pin LFP có tên Blade từ BYD.
VinFast cũng là một hãng xe nhanh chóng trong việc hợp tác nghiên cứu và làm chủ công nghệ pin LFP cùng với Gotion High-Tech – cũng là một gã khổng lồ về pin LFP của Trung Quốc. Thành quả của hãng chính là 5 mẫu xe máy điện mới sử dụng loại pin này đã ra mắt vào tháng 4 vừa qua.
Cùng với đó, VinES – công ty con của Vingroup – sắp hoàn thành dự án xây dựng nhà máy pin tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) với mục tiêu tập trung sản xuất các cell pin LFP sử dụng cho các dòng xe điện và hệ thống lưu trữ điện năng.
Trong thời gian tới, pin LFP sẽ dần được VinFast sử dụng trên các mẫu ô tô mới, giúp hãng tối ưu chi phí và có được nguồn cung cấp dồi dào. Tuy nhiên, trong tương lai xa hơn, hãng xe Việt Nam hướng đến việc trang bị các cụm pin thể rắn an toàn và hiệu quả hơn cho các mẫu ô tô của mình.
Pin thể rắn là công nghệ mới và hiện đại hơn, được VinFast công bố triển khai nghiên cứu và phát triển cùng công ty Prologium của Đài Loan từ tháng 3/2021. Prologium được công bố là nhà sản xuất đi đầu thế giới về việc thương mại hoá công nghệ pin thể rắn từ năm 2013 nhưng hiện vẫn đang thử nghiệm tại các thị trường lớn.
Xe Xanh: Toyota "học tập" VinFast, ra mắt xe điện bZ4X với hình thức cho thuê pin
Toyota bZ4X được tung ra thị trường theo dạng cho thuê và pin điện của xe được công bố giữ được 90% dung lượng tối đa sau 10 năm sử dụng.
Toyota bZ4X được định ngày ra mắt vào 12/5 tại Nhật Bản và sẽ chỉ được đưa ra thị trường theo dạng cho thuê (cả pin và xe) thông qua dịch vụ Kinto của hãng. Động thái này nhằm mục đích xóa bỏ lo ngại của khách hàng về quyền sở hữu xe điện, và hình thức này về bản chất cũng sẽ không khác nhiều so với cách thức mà VinFast đang triển khai tại các thị trường Mỹ, châu Âu, và cả Việt Nam (cho thuê pin).
Trong khi đó, đối với nỗi lo của người tiêu dùng về vấn đề pin xuống cấp, Toyota đã trấn an khách hàng khi cho biết pin điện của bZ4X có khả năng duy trì dung lượng tối đa tới 90% sau 10 năm, mục tiêu của hãng là xây dựng một mẫu xe thuần điện có thể sử dụng trong thời gian dài.
Toyota bZ4X sắp xuất hiện chính thức tại Nhật Bản.
Thực tế, tỷ lệ duy trì dung lượng pin trong môi trường sử dụng bình thường có thể thay đổi nhưng với gói cho thuê tối đa 10 năm hoặc 200.000 km, người dùng có thể thoải mái sử dụng nhờ được đảm bảo thay thế pin bởi Toyota nếu dung lượng xuống dưới 70%.
Mẫu SUV thuần điện sở hữu tùy chọn dẫn động cầu trước hoặc 4 bánh; theo đó, phiên bản cầu trước sử dụng động duy nhất 1 động cơ điện với công suất 201 mã lực và quãng đường tối đa 559 km và phiên bản 4 bánh sở hữu 2 động cơ cùng công suất 107 mã lực, cho tổng công suất 214 mã lực và quãng đường tối đa 540 km.
Bố trí cụm pin và động cơ điện của Toyota bZ4X.
Toyota bZ4X hỗ trợ sạc AC tối đa 6,6 kW hoặc sạc nhanh DC 150 kW, trong khi đó, bộ sạc 90 kW có thể sạc đầy pin đến 80% trong 40 phút trong khi sạc AC 6kW sẽ cần tới 12 giờ để sạc đầy pin cho xe.
Thông tin cụ thể về hình thức cho thuê pin và xe của Toyota bZ4X sẽ được chúng tôi cập nhật trong thời gian tới
Sau VinFast, thêm một hãng ô tô 'khai tử' xe sử dụng động cơ đốt trong Tương tự VinFast tại Việt Nam, hãng xe Trung Quốc - BYD vừa lên kế hoạch dừng sản xuất ô tô sử dụng động cơ đốt trong để tập trung nguồn lực vào các dòng xe thuần điện cũng như xe hybrid sạc điện. Trước xu hướng điện khí hoá ô tô đang diễn ra rầm rộ trên thế giới, nhiều nhà sản...