Tiếng thét giữa đêm của nam điều dưỡng ICU
“50 bệnh nhân! 50 bệnh nhân! Chiến đấu đến cùng! Chiến đấu đến cùng”, tiếng thét của nam điều dưỡng viện Nhiệt đới dội vào màn đêm khiến đồng nghiệp xót xa.
Điều dưỡng Nguyễn Thị Thường, 36 tuổi, khoa Hồi sức tích cực (ICU), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, kể về một nam điều dưỡng ở khoa Cấp cứu. Anh là người tình nguyện khâm liệm cho những bệnh nhân Covid tử vong khi người thân của họ không thể ở cạnh phút lâm chung. Người đàn ông phải gào thét trong sân bệnh viện để giải tỏa căng thẳng khi có thêm người bệnh qua đời.
“50 bệnh nhân! 50 bệnh nhân! Chiến đấu đến cùng! Chiến đấu đến cùng!”, tiếng thét của anh dội vào màn đêm khi bệnh nhân Covid-19 thứ 50 (tính từ đầu dịch trên cả nước) tử vong, khiến mọi người xúc động ngậm ngùi.
Theo chị Thường, số trường hợp tử vong chưa đến 1% trong tổng số ca nhiễm, các bác sĩ đã nỗ lực hết sức để cứu sống người bệnh. Song, họ vẫn cảm thấy xuống tinh thần, thêm áp lực.
“Mắt tôi nhòa đi, muốn ôm anh ấy mà khóc. Đại dịch quá khốc liệt”, chị nói.
“Chưa bao giờ chúng tôi phải làm nhiều như thế. Áp lực khủng khiếp. Bác sĩ thức trắng nhiều đêm liên tục”, chị Thường, 36 tuổi, mô tả về tình hình của khoa ICU, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Có những ngày đến 25 ca thở máy, 15 ca lọc máu, 5 người điều trị ECMO (hệ thống oxy hóa màng ngoài cơ thể). Các bệnh nhân ICU đều nặng, cần được điều dưỡng chăm sóc toàn diện từ vệ sinh cơ thể, răng miệng, ăn, thay bỉm, lấy thuốc, tiêm truyền…
So sánh với các đợt dịch vào năm 2020, chị Thường nhận định cường độ công việc đã tăng lên gấp 5-6 lần. Cùng thời gian này năm ngoái, khoa ICU chỉ có tối đa 6 bệnh nhân, trong đó có một ca ECMO.
Video đang HOT
“Đây có lẽ là khoảng thời gian đáng nhớ nhất trong đời tôi”, Thường nói.
Chị nhớ mãi không quên những lần đồng nghiệp nữ rơi nước mắt. “Ai có thể cầm lòng khi nghĩ về đứa con thơ đang gào khóc suốt đêm vì khát bầu sữa mẹ. Ai có thể không xót ruột khi cả bố và mẹ xông pha nơi tiền tuyến, bỏ lại con nhỏ ngơ ngác. Ai có thể an lòng khi cả nhà đi chống dịch, để mẹ già bệnh tật một mình trong nhà trọ 12m2?”, nữ điều dưỡng chia sẻ.
Thường kể, những đồng nghiệp của chị chỉ nặng trung bình dưới 50 kg, cao không đến 1m60, cảm thấy mệt mỏi vì áp lực đè nặng. Nhưng họ vẫn chiến đấu bằng tình yêu nghề nghiệp, nghĩa vụ và trách nhiệm, niềm tin, bất chấp môi trường đầy nguy cơ nhiễm virus.
“Tôi yêu những cô gái ấy”, Thường bày tỏ.
Điều dưỡng khoa ICU, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tranh thủ ngủ mệt trong một ca trực đêm cuối tháng 5. Ảnh: Bệnh viện cung cấp .
Song ở tuyến đầu chống dịch cũng có niềm vui. Thường kể, nhóm hai bác sĩ, hai điều dưỡng của khoa ICU tự thực hiện nội soi phế quản cho hai người bệnh Covid-19 nguy kịch, trong đó có một bệnh nhân ECMO, vào ngày 9/6.
Đây là kỹ thuật điều trị Covid-19 từng được thực hiện tại khoa Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện thời gian trước. Nay, khoa ICU có thể tự thực hiện mà không cần chuyển bệnh nhân ra khỏi cơ sở. Kỹ thuật này giúp hút đờm dãi ứ đọng trong phế quản của bệnh nhân viêm phổi nặng, chạy ECMO, giải phóng phế quản tránh viêm nhiễm và giúp phổi thông khí.
“Niềm vui lộ rõ trên khuôn mặt bác sĩ khi anh ấy nhìn thấy rõ hình ảnh từng nhánh phế quản, phế nang của bệnh nhân, nơi nCoV đang tập trung như bãi chiến trường. Không ít chú nCoV hôm nay sẽ phải khóc ròng vì bị cuốn theo dòng hút của máy nội soi”, chị nói.
Theo chị Thường,những vất vả của y bác sĩ ICU chỉ là một góc nhỏ trong sự gian khổ chung để chống Covid-19.
“Ở đây, chúng tôi chỉ biết làm hết sức, dốc lòng cứu những ca bệnh nguy kịch và đã thực hiện được. Với chúng tôi, đó là điều ý nghĩa nhất cho cuộc đời này”.
Bác sĩ khoa ICU can thiệp nội soi phế quản cho bệnh nhân ECMO, ngày 9/6. Ảnh: Bệnh viện cung cấp .
Kể từ khi đại dịch bùng phát, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều quốc gia đã nghiên cứu về tác động của Covid-19 lên sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế tuyến đầu. Theo đó, các nghiên cứu về đội ngũ y tế ở Trung Quốc, Canada và Italy đã điều trị bệnh nhân Covid-19, cho thấy tỷ lệ lo lắng, trầm cảm và mất ngủ tăng vọt.
Tại Anh, hơn 40% bác sĩ gặp vấn đề sức khỏe tâm thần, con số từ cuộc khảo sát của Hiệp hội Y khoa, hồi tháng 10/2020. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí General Hospital Psychiatry vào tháng 9/2020, tại một bệnh ở New York, 64% y tá kiệt sức cấp tính, 53% có dấu hiệu trầm cảm, và 40% lo âu.
WHO cho biết Covid-19 tác động tới cuộc sống và chấn thương tâm lý lớn hơn cả Thế chiến thứ II, nhấn mạnh nhân viên chăm sóc sức khỏe là một trong những nhóm người dễ bị tổn thương nhất.
Đà Nẵng: Xác định nguyên nhân người đàn ông ngoại quốc chết trên phố
Công an TP Đà Nẵng xác định nguyên nhân người đàn ông ngoại quốc tử vong, nằm trên vỉa hè ở phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn) là do tự tử.
Sáng 3/5, Đại tá Trần Mưu - Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng cho biết, đã xác định được nguyên nhân tử vong của người đàn ông ngoại quốc nằm trên vỉa hè ở phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn).
Nạn nhân là ông R.M.K (sinh năm 1970, quốc tịch Canada).
"Chúng tôi đã khám nghiệm hiện trường và thu giữ vật chứng là một con dao ngay trên người nạn nhân. Nguyên nhân tử vong được xác định là do nạn nhân tự tử", Đại tá Trần Mưu nói.
Hiện trường nơi người đàn ông quốc tịch Canada tử vong.
Đại tá Trần Mưu cũng cho biết, hiện công an đang phối hợp với Sở Nội vụ để làm việc với Đại sứ quán Canada. Thi thể nạn nhân đang được đặt tại nhà đại thể Bệnh viện Đà Nẵng.
Trước đó, khoảng 11h ngày 2/5, người dân tại khu vực đường dẫn lên cầu Trung Lương (phường Hòa Quý) phát hiện một người đàn ông ngoại quốc tử vong trên vỉa hè.
Nạn nhân mặc áo thun cộc tay, quần sẫm màu, không giày, dép. Người dân xung quanh cho biết, nạn nhân nhiều khả năng tử vong vì một vết thương ở gần cổ.
Ngay sau khi nhận tin báo, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường điều tiết giao thông, lập rào chắn bảo vệ hiện trường.
Hai năm thực thi CPTPP, xuất khẩu Việt Nam ở đâu? Lơi ich tư CPTPP con khiem tôn. Tang truơng kim ngach xuât khâu đi cac thi truơng CPTPP ở mức 7,2% - thâp hon so vơi mưc 8,4% tang truơng kim ngach xuât khâu đi toan thê giơi... Mặt hàng thuỷ sản được kỳ vọng tăng xuất khẩu nhờ CPTPP CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình...