Tiếng nói của game thủ Việt liệu đã được lắng nghe
Các NPH đang phớt lờ game thủ Việt, hay còn điều gì game thủ bỏ quên chưa nhận ra?
Dạo một vòng quanh những trang tin, những diễn đàn về game tại Việt Nam hiện nay, bên cạnh những thông tin game online mới ra mắt, những cái tên nổi đình nổi đám sắp, hoặc có khả năng về với làng game Việt, cũng có không ít những comment than phiền hay thậm chí là chê trách các nhà phát hành trong nước chưa thực sự tận tâm với cộng đồng game thủ cũng như sản phẩm họ phát hành.
Thế nhưng đã tồn tại một thực trạng rất dễ nhận thấy trong quá khứ cũng như hiện tại. Mặc cho những chỉ trích của cộng đồng game thủ dấy lên đã từ lâu, webgame 2D vẫn cứ chiếm một mảng thị phần không hề nhỏ trên “chiếc bánh” thị trường game online trong nước hiện tại. Phải chăng các nhà phát hành đang cố tình phớt lờ chính khách hàng, những người đem về lợi nhuận cho mình, hay còn điều gì uẩn khúc?
Chúng ta hãy tạm bỏ qua những NPH, những doanh nghiệp với lối làm ăn chỉ vì đồng tiền, chỉ vì lợi nhuận mà bỏ quên đi cộng đồng mà họ đang phục vụ từng ngày từng giờ. Thay vào đó, hay quan tâm tới những cái tên khác, tuy rằng vẫn đang hứng chịu nhiều chỉ trích nhưng vẫn cố gắng để cân bằng cán cân khách hàng – lợi nhuận.
Nhận thức của game thủ
Hãy nhìn vào một sự thật mà không phải ai cũng có thể nhận ra, đặc biệt là những game thủ Việt. Đại đa số người chơi game online ở nước ta hiện nay đều không có thời gian hoặc không có điều kiện tiếp cận với những kênh tương tác giữa game thủ và nhà phát hành như trang tin hay forum. Họ thích chơi game gì là quyền của họ. Những game thủ khác đăng bình luận chê bai hay không, họ không biết, và cũng chẳng cần quan tâm.
Một câu chuyện có thật mà tôi mới được chứng kiến. Một ông chủ quán phở trong giờ nghỉ trưa lấy laptop ra thưởng thức một webgame được đánh giá là nằm ở mức trung bình trong số những webgame hiện nay tại nước ta.
Rõ ràng với công việc kéo dài từ sáng đến đêm, việc thưởng thức game của ông chủ quán phở nọ sẽ chỉ có thể diễn ra trong những khoảng thời gian nghỉ ngơi. Rất, rất nhiều game thủ khác cũng ở trong tình trạng tương tự. Họ không có thời gian, và cũng chẳng muốn đọc những bình luận về game mình đang chơi từ những người họ chưa hề quen biết. Điều đó, đối với họ, có phần phung phí thời gian.
Một thực trạng khác chính là ở bản thân những game thủ Việt ngày ngày lên tiếng chê bai, tẩy chay webgame nói riêng, cũng như một phần game online Việt Nam nói chung. Trong số đó, có những người đã từng rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười khi NPH không quan tâm đến cộng đồng, nhưng cũng chẳng thiếu những kẻ “anh hùng bàn phím” theo nghĩa đen.
Anh hùng bàn phím có nghĩa là, họ chưa từng chơi một webgame nào, thậm chí chưa bao giờ chơi game online, thế nhưng vẫn có những bình luận ngộ nhận đại loại như “Game online Việt Nam bây giờ thì nghỉ đi, chơi game off cho khỏe”.
Thị hiếu
Trong quá khứ những tựa game lưu lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người hâm mộ đều là những sản phẩm game online nền 2D hoặc 2.5D với bối cảnh kiếm hiệp, tiên hiệp, thể loại đã ăn sâu vào tiềm thức giới trẻ Việt sau nhiều năm gắn bó với phim ảnh, truyện tranh cũng với bối cảnh phương Đông.
Thêm vào đó, với cuộc sống hàng ngày, game thủ sẽ chẳng còn thời gian cày cuốc, làm nhiệm vụ. Cũng chẳng còn thời gian đi đánh những con trùm tốn nhiều thời gian và công sức, điều này khiến cho game thủ buộc phải tìm đến những tựa game khác mất ít thời gian hơn để thỏa mãn niềm vui với game của mình. Đó cũng là lúc webgame lên ngôi và chiếm được thị phần không hề nhỏ của làng game Việt hiện tại.
Video đang HOT
Chiều lòng số đông
Vì bài toán doanh thu, cộng với những lý do kể trên, các nhà phát hành luôn luôn có một lựa chọn duy nhất, đó là đưa về những tựa game với thể loại và bối cảnh tương đồng với những sản phẩm đông người chơi và gặt hái được nhiều thành công trong quá khứ. Điều này, một mặt, giúp cho các NPH có thể yên tâm hơn về thành công của dự án.
Thế nhưng mặt khác, NPH cũng sẽ phải chấp nhận hứng chịu những chỉ trích đến từ những game thủ không có thiện cảm với webgame hay game online 2D với nền đồ họa đã lỗi thời. Lựa chọn của họ là không nhiều, và việc chiều lòng số đông, những người thậm chí chẳng bao giờ lên diễn đàn, không bao giờ đọc bài của những trang tin game là hướng đi an toàn nhất.
Sẽ là vô cùng liều lĩnh nếu một nhà phát hành nghe theo vài trăm, thậm chí vài nghìn comment trên một diễn đàn về tựa game họ muốn đưa về Việt Nam sau đó làm theo răm rắp. Lý do rất đơn giản, nếu so với hàng triệu game thủ Việt hiện tại, thì vài nghìn người vẫn chưa phải là con số đáng ghi nhận. Canh bạc tài chính khi đưa về một game online bom tấn là điều NPH nào cũng phải đối mặt. Nếu có cảm giác không an toàn, họ sẽ không liều vung tiền về chỉ để xoa dịu và chiều chuộng những game thủ trên các diễn đàn kia.
Theo VNE
"Con gái chơi game không đào mỏ"
Những chia sẻ rất bình dị và có phần ngộ nghĩnh về những quan niệm sai lầm của game thủ nam về những "đồng nghiệp khác giới".
Các bạn hẳn còn nhớ Lê Bảo Ngọc, nữ game thủ đã đăng quang Miss GameK 2012 hồi trung tuần tháng 01/2013. Mới đây, cô nàng game thủxinh đẹp này đã có những chia sẻ rất bình dị và có phần ngộ nghĩnh về những quan niệm sai lầm của game thủ nam về những "đồng nghiệp khác giới". Mời bạn đọc cùng thưởng thức:
Lê Bảo Ngọc.
"Mình bắt đầu chơi game cách đây 13 năm, từ khi còn là 1 cô nhóc cấp 2 cắt tóc ngắn cũn. Hồi đó, cứ cách vài ngày mình lại bám càng cậu em ra tiệm game PS2 chơi Bloody Roar - Cả quán game toàn nam giới nhìn mình bằng ánh mắt hết sức... kì dị, xen lẫn kì thị.
Khi mình lên cấp 3 Game Online bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, và mình cũng đến với GunBound, Cửu Long Tranh Bá, Tây Du Ký, Thiên Long Bát Bộ... Một thời gian dài mình gắn bó với game, bên cạnh những kinh nghiệm, kỹ năng còn có biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn, và đồng thời cũng chứng kiến nhiều lối cư xử không hay của 1 bộ phận các nam game thủ đối với phái nữ.
Không như phần lớn các game thủ nam đều ga lăng và lịch thiệp với nữ giới, cách hành xử của các anh chàng này khá tức cười và khiến nữ gamer cứ nghe tên là tránh xa trăm bước. Tất cả bắt nguồn từ những suy nghĩ, ảo tưởng của họ về gamer nữ. Và sau đây là một số sai lầm của các chàng trai này:"
"Anh sẽ vì em cùng ăn hành mãi"
Đây là kiểu con trai cứ thấy con gái chơi game là lao vào tâng bốc tán tỉnh, dù chẳng biết cô ấy có chơi game thật hay không. Họ tung hô các cô gái lên tận mây xanh, sẵn sàng trở thành fan cuồng, liên tục tặng đồ, bảo kê bảo vệ cho các acc nữ trong game.
Vì những cá nhân như thế này mà không ít em gái cũng ham hố tập chơi qua loa cho có, hay tiện hơn là mượn acc bạn bè vào game để được trải qua cảm giác hotgirl, rồi ôm mộng đi thi các loại Miss game để có cơ hội trở thành hotgirl thực sự.
Còn đối với các cô gái thực sự chơi game vì chúng tôi yêu game, sự săn đón của các anh chàng spammer này vô cùng phiền phức. Thử tưởng tượng bạn đang tập trung KS boss hay đang gank mà có kẻ spam liên tục để tán hươu tán vượn đủ thứ. Thậm chí vì bị spam mà bạn mất tập trung đến nỗi lên bảng đếm số (!?) Thật quá khó chịu mà!
Điều dễ nhận thấy là những anh chàng này sẽ trở thành con mồi ngon nhất của các cô nàng đào mỏ hoặc những trapper (hay còn gọi là trai giả gái). Những trapper này chỉ cần gửi hình ảnh của vài em gái xinh xinh, giả cách nói chuyện đong đưa nũng nịu là có ngay vài "nô lệ" để lợi dụng.
"Chỉ đàn ông mới mang lại hạnh phúc cho nhau"
Loại số 2 ngày trái ngược hẳn với các chàng spammer loại 1: Họ tẩy chay đến mức tuyệt đối và coi thường các nữ game thủ.
Trong đầu những người này là sự ngộ nhận "Con gái thì biết gì mà chơi, vào game làm feeder chủ lực à ? Cùng team với gái chỉ tổ... ăn hành. Con gái thì chỉ nên chơi webgame với mấy game nhảy nhót, đầu bếp thôi."
Với thái độ như vậy, họ chỉ chơi game với nam giới và gạt phái nữ qua 1 bên. Hoặc nếu chơi chung, các chàng trai sẽ coi con gái như 1 đối tượng để bao bọc, 1 đệ tử chiếu dưới chứ không phải là 1 người chơi ngang bằng.
Thực tế thì mình quen rất nhiều các cô gái chơi game cực kỳ pro, sẵn sàng nấu cháo hành cho các anh ăn mệt nghỉ. Họ cũng tìm hiểu thông tin về game cẩn thận, build acc chuẩn, train chăm, kỹ thuật chơi tốt, thậm chí còn có tiếng tăm trong server.
Khi có chiến bang, chúng tôi cũng tham gia PK máu lửa chẳng kém ai, có những bang hội chỉ toàn chị em phụ nữ mà hễ có war là toàn bang tập hợp. Ngoài ra, với tính cách luôn quan tâm xung quanh của con gái, các nữ game thủ chúng tôi luôn có khả năng support rất tốt. Ai nói con gái chơi game như làm kiểng nào ?
Đáng tiếc là những nữ gamer chơi game quá hay thường bị cộng đồng nhầm là trai giả gái!
Hãy nói: "Anh không phải là cái máy ATM"
Nhiều người nghĩ con gái chơi game luôn xin xỏ, đào mỏ rồi vắt chanh bỏ vỏ. Nhờ vả này, lừa tình đong đưa để được kéo level, mượn acc, xin đồ.
Đúng là vẫn tồn tại những cô gái ỷ lại, thích xin xỏ nhờ cậy, nhưng đó cũng là do sự hám gái của 1 bộ phận nam gamer gây ra. Các anh hãy nhớ: 1 cô gái có tự trọng thì không đi ăn xin, càng không đổi tình lấy tiền. Hãy thể hiện sự ga lăng vừa đủ, chỉ nên giúp đỡ các cô gái khi họ thực sự gặp rắc rối, chứ đừng tự biến mình thành cái ATM online.
Chính sự chiều chuộng thái quá của các anh là nguyên nhân khiến các cô nàng thợ mỏ và các trapper có đất tung hoành. Để rồi khi bị lừa, thì các anh lại kêu ca "Con gái trong game chỉ toàn bọn lợi dụng".
"Phụ nữ xấu thì không có quà"
Con trai ai cũng thích các cô gái đẹp, nhưng đòi hỏi quá cao ở các nữ game thủ là điều lố bịch.
Tôi chứng kiến nhiều trường hợp các chàng trai làm quen, xin ảnh 1 cô gái nào đó rồi vào game chê họ xấu, thậm chỉ còn lôi vẻ ngoài của cô gái ra chửi bới nhiếc móc khi có xích mích hay chiến bang.
Trên thực tế, hầu hết các nữ game thủ chỉ là các cô gái bình thường, thậm chí còn rất giản dị. Họ đến với game vì đam mê, họ chơi game để giải trí, họ sống nhẹ nhàng thẳng thắn đúng con người của họ chứ không mưu cầu làm hotgirl thế giới ảo. Họ không yêu cầu các anh vừa đẹp vừa giỏi như Flame, MadLife, Dendi, lod[A],... thì các anh cũng đừng mơ mộng các nữ gamer ai cũng phải giống Saori Hara hay Rola Takizawa đâu.
"Gái chơi game là bọn già, ế, xấu, vô công rồi nghề"
Đây là phát ngôn của 1 bộ phận gamer chơi game quên soi gương.
Con gái mà cả ngày ngồi ôm máy online thì đúng là có vấn đề, nhưng rất may là các nữ game thủ tôi biết đều có cuộc sống riêng và họ chăm lo cuộc sống của mình rất tốt. Chúng tôi cũng đi học, đi làm, nấu ăn, nội trợ. Chúng tôi vẫn đi shopping, làm đẹp, vẫn có những sở thích cá nhân riêng như chăm sóc vật cưng, thêu thùa, may vá... Game giống như 1 thứ gia vị giúp cuộc sống của chúng tôi độc đáo thi vị hơn mà thôi.
Vì vậy tôi hy vọng các anh đừng vơ đũa cả nắm, bởi câu trên hoàn toàn có thể đảo chiều thành "Con trai chơi game nhiều chắc toàn FA rảnh rỗi đây mà."
"Nữ game thủ toàn lũ chằn tinh biến hình"
Chắc chắn các chàng trai ghét nhất là kiểu con gái vào game chửi như hát hay. Dẫu biết con gái chơi game đều rất cá tính, nhưng vẫn phải giữ sự ngoan hiền dịu dàng của phái nữ chứ.
Thế nhưng có 1 bộ phận nữ gamer ỷ mình là phái yếu, nên cứ online là gây sự chửi thề vô tội vạ, lời lẽ hết sức khó nghe. Nếu có chàng nào ý kiến, các nàng sử dụng tuyệt kỹ ăn vạ: "Là con trai mà đôi co với con gái, trời ơi đồ khốn, đồ đểu, đồ tồi, bớ làng nước ơi nó bắt nạt con gái nè..." Cứ mỗi khi các nàng online, ta lại thấy trong game như xuất hiện những anh Chí Phèò phiên bản nữ vậy.
Kiểu gamer xấu xí này không chỉ nhận sự ác cảm của các chàng trai, mà nữ giới chúng tôi cũng rất ghét. Và chắc chắn họ không đủ tư cách để đại diện cho cộng đồng nữ game thủ Việt Nam văn minh. Đừng đánh đồng những kẻ phá game này với 1 tập thể nữ gamer vẫn ngày ngày chơi game bằng cả trái tim nhiệt huyết.
Khi Internet ngày càng phát triển và nhu cầu giải trí của giới trẻ với Game Online ngày càng tăng cao, lượng game thủ nữ cũng tăng lên nhanh chóng. Nữ gamers vẫn lặng thầm đóng góp cho cộng đồng game Việt, chúng tôi khao khát có chỗ đứng trong làng game bằng tài năng và đam mê chứ không chỉ là những bông hoa đẹp trang trí.
Để đạt được điều này, chỉ sự cố gắng của chúng tôi thôi chưa đủ. Mong rằng các chàng trai làng game hãy gạt bỏ định kiến, tiếp tục giúp đỡ, chấp nhận và công nhận khả năng của các cô gái chúng tôi, để cùng nhau xây dựng một cộng đồng game Việt đoàn kết và vững mạnh.
Theo VNE
Warface chưa về Việt Nam đã bị hack tơi bời Rõ ràng, đây là một nỗi lo mới của cộng đồng game thủ hâm mộ tựa game Warface sắp ra mắt tại làng game Việt. Ngay khi những thông tin đầu tiên về tựa game bắn súng Warface sắp được phát hành tại làng game Việt, một bộ phận game thủ đã và đang thưởng thức tựa game tại thị trường nước ngoài...