Tiếng ‘kêu cứu’ từ các rạn san hô phía Tây Ấn Độ Dương
Các rạn san hô ở phía Tây Ấn Độ Dương đang phát tín hiệu “kêu cứu” trong bối cảnh nhiệt độ nước biển tăng và đánh bắt cá quá mức.
Các rạn san hô ở phía Tây Ấn Độ Dương đang phát tín hiệu “kêu cứu”, đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao. Ảnh: airmauritius.com
Nghiên cứu của viện nghiên cứu đại dương CORDIO Đông Phi, có trụ sở ở Kenya, phối hợp cùng Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế, cảnh báo nguy cơ các rạn san hô ở khu vực này có thể sụp đổ hoàn toàn trong 50 năm nữa.
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành Nature Sustainability ngày 6/12, các nhà khoa học cảnh báo nếu có hành động khẩn cấp, các rạn san hô dọc bờ biển miền Đông châu Phi và các nước như Mauritius và Seychelles sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao. Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đánh giá những mối đe dọa đối với các rạn san hô riêng lẻ trên khắp vùng biển rộng lớn phía Tây Ấn Độ Dương, cũng như xác định nguy cơ chính đối với san hô.
Nghiên cứu đánh giá 11.919 km2 rạn san hô, chiếm khoảng 5% tổng diện tích san hô trên thế giới, theo đó cho thấy tất cả rạn san hô trong khu vực này đều đối mặt với “sự sụp đổ hoàn toàn của hệ sinh thái cũng như thiệt hại không thể phục hồi” trong nhiều thập kỷ. Sự ấm lên của đại dương cũng đồng nghĩa môi trường sống của san hô bị đe dọa nghiêm trọng. Không chỉ vậy, tình trạng đánh bắt quá mức dọc bờ biển miền Đông châu Phi từ Kenya đến Nam Phi cũng là mối đe dọa đối với hệ sinh thái rạn san hô.
Video đang HOT
Nghiên cứu khẳng định các rạn san hô tô đẹp cho các quốc đảo, trong đó có Mauritius, Seychelles, Comoros và Madagascar – vốn là các điểm du lịch sinh thái nổi tiếng phụ thuộc nhiều vào môi trường biển – có nguy cơ cao nhất.
Trên thực tế, các rạn san hô chỉ bao phủ một phần nhỏ đại dương, khoảng 0,2%, song đây là hệ sinh thái quan trọng, là nơi cư trú của khoảng 1/4 loài sinh vật đại dương. Không chỉ giữ gìn hệ sinh thái biển, các rạn san hô này còn cung cấp protein, việc làm cho hàng triệu người dân trên thế giới, giúp bảo vệ họ khỏi bão và xói mòn bờ biển. Do đó, việc các rạn san hô bị tổn hại sẽ để lại hậu quả vô cùng lớn. Nghiên cứu đề nghị các nước nhanh chóng giải quyết các mối đe dọa trong đó có biến đổi khí hậu và đánh bắt cá quá mức.
Tàu do thám Trung Quốc theo dõi bất thường gần vùng biển Australia
Australia xác nhận thông tin một tàu do thám của Trung Quốc đã theo dõi khu vực bờ biển nước này trong 3 tuần, một động thái không mới nhưng được đánh giá là khá bất thường.
Tàu Yuhengxing của Trung Quốc xuất hiện gần vùng duyên hải Australia hồi tháng 8 (Ảnh: Bộ Quốc phòng Australia).
News.com.au đưa tin, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết, thông tin về việc Trung Quốc điều tàu do thám xuất hiện gần khu vực duyên hải Australia hồi tháng 8-9 cho thấy "tình hình rất nghiêm trọng" ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
"Họ có quyền xuất hiện ở đó. Chúng tôi biết họ ở đó. Họ được phép ở đó theo luật pháp về hàng hải quốc tế", ông Morrison cho biết.
Telegraph là báo đầu tiên đưa tin về việc tàu do thám của Trung Quốc xuất hiện ở gần khu vực duyên hải của Australia vào tháng 8-9, thu thập thông tin tình báo khi nó di chuyển ngang qua các căn cứ quân sự nhạy cảm. Cụ thể, con tàu đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Australia gần bờ biển Darwin vào tháng 8 rồi di chuyển xuống phía nam, men theo khu vực duyên hải.
Khí tài này được cho là tàu do thám lớp Dongdiao Yuhengxing, tương tự tàu từng theo dõi cuộc tập trận Talisman Sabre giữa Australia và Mỹ đầu năm nay.
Tàu Yuhengxing có khả năng giám sát thông tin liên lạc, tín hiệu radar và phổ điện từ cũng như sử dụng các phương pháp do thám khác như cảm biến quang học.
"Tôi có thể hoàn toàn xác nhận tàu quân sự Trung Quốc đã hoạt động gần bờ đông Australia thông qua eo biển Torres", Bộ trưởng Nội vụ Australia Karen Andrews xác nhận.
Theo quy tắc về tự do hàng hải của Liên Hợp Quốc, tàu của Trung Quốc có quyền đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Australia (chiều rộng không vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải).
Trung Quốc thường điều tàu do thám tới theo dõi các cuộc tập trận gần Australia vào năm 2017 và 2019. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định rằng lần điều tàu do thám của Trung Quốc hồi tháng 8-9 khá bất thường vì không có cuộc tập trận nào diễn ra khi đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Australia Peter Dutton xác nhận thông tin trên, nhưng nhấn mạnh phía Trung Quốc không "vi phạm luật" vì tàu của họ vẫn ở EEZ của Australia, không đi vào lãnh hải.
"Trung Quốc có hạm đội 355 tàu và tàu ngầm và dự kiến con số này sẽ tăng lên 460 trong 9 năm nữa. Đây là thời điểm đáng quan ngại và Australia phải trở nên mạnh mẽ và đứng lên vì các giá trị của chúng ta. Và tôi nghĩ rằng mọi người đã có một cái nhìn rõ ràng rằng điều gì đang xảy ra", ông Dutton cho biết.
Thông tin về tàu do thám của Trung Quốc được đưa ra vào thời điểm quan hệ giữa Bắc Kinh và Australia leo thang căng thẳng liên quan tới thỏa thuận hợp tác an ninh AUKUS giữa Australia, Anh và Mỹ.
Thỏa thuận này được công bố trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng mở rộng sự hiện diện quân sự và tầm ảnh hưởng trong khu vực và AUKUS được xem là nhằm đối phó với Bắc Kinh. Trung Quốc đã chỉ trích mạnh mẽ thỏa thuận, cho rằng nó có nguy cơ làm gia tăng nguy cơ chạy đua vũ trang ở khu vực.
Nhật Bản kêu gọi Mỹ tham gia trở lại TPP Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi Mỹ tham gia trở lại Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tiền thân của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương hiện nay và tham gia nhiều hơn vào việc đảm bảo trật tự quốc tế ở khu vực Ấn Độ...