Tiếng gà gáy vào sóng đảo Hòn Chuối
Nằm cách đất liền khoảng 32 km, đảo Hòn Chuối chỉ có vài chục hộ dân sinh sống, tiếng gà gáy eo óc sớm chiều nơi khơi xa này nghe rất lạ.
So với một số đảo lớn khác, đảo Hòn Chuối (thuộc TT.Sông Đốc, H.Trần Văn Thời, Cà Mau) không quá xa đất liền, nhưng để đến được Hòn Chuối, chỉ có thể theo tàu cá của ngư dân hoặc đi nhờ phương tiện của các đơn vị đóng trên đảo.
Chủ tàu Huỳnh Thanh An (ngụ khóm 6, TT.Sông Đốc, H.Trần Văn Thời, Cà Mau) kiêm tài công, ưu tiên cho khách ngồi chung trên khu vực buồng lái. Vị trí này được trải chiếu êm, đủ chỗ để ngả lưng nếu mỏi. Ông An cho biết, gặp ngày thời tiết xấu, người không quen đi biển, thậm chí không bị say xe, vẫn có thể say sóng vật vờ
Từ phía biển, có thể thấy địa hình đảo rất hiểm trở, vách đá lởm chởm gần như thẳng đứng. Đảo có diện tích 7 km2, điểm cao nhất so với mực nước biển khoảng 170m
Video đang HOT
Người dân kể, tùy theo mùa gió, họ thực hiện những chuyến “di cư” ngay trên đảo. Theo đó, từ khoảng tháng 3 đến tháng 9 âm lịch hằng năm, cư dân từ gành nam về sinh hoạt ở gành chướng của đảo để tránh gió mùa tây nam. Ngược lại, từ tháng 9 đến tháng 3, họ sẽ chuyển đồ đạc từ nhà ở phía gành chướng về lại gành nam để tránh gió chướng
Một chú gà trống leo lên nóc nhà cất tiếng gáy lẻ loi giữa đảo khơi. Trong không gian vắng vẻ nên tiếng gà gáy vang, rõ, thỉnh thoảng vọng xa xăm khi bị gió biển thổi bạt đi theo sóng nước. Theo người dân nơi đây, mang gà từ đất liền ra nuôi vừa có thể cải thiện bữa ăn, vừa có tiếng gáy cho vui cửa vui nhà
Đảo có hơn 200 nhân khẩu với gần 70 hộ dân. Cư dân nơi đây ngoài người TT.Sông Đốc, còn có dân từ các địa phương khác trong tỉnh Cà Mau ra đảo trú ngụ, làm ăn. Nhiều người đến từ TT.Cái Đôi Vàm (H.Phú Tân), TT.Cái Nước (H.Cái Nước)…
Về địa giới hành chính, đảo Hòn Chuối thuộc TT.Sông Đốc, còn về khoảng cách địa lý, xa chừng 17 hải lý tính đến cửa biển Sông Đốc. Trên đảo hiện có 3 đơn vị quân đội và dân sự trú đóng gồm: Đồn Biên phòng Hòn Chuối (Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau), Trạm Radar 615 (Tiểu đoàn 551, Vùng 5 Hải quân), Trạm Hải đăng Hòn Chuối (Bộ Giao thông vận tải)
Trên đảo có một lớp tình thương do Đồn Biên phòng Hòn Chuối phối hợp Trạm Radar 615 và Tổ nhân dân tự quản, mở để dạy học cho con em cư dân nơi đây. Người phụ trách giảng dạy lớp ghép từ 1 đến 7 này là thiếu tá Trần Bình Phục của Đồn Biên phòng Hòn Chuối
Hòn Chuối chưa có hệ thống trường học quốc gia, trạm y tế. Địa hình dốc núi, rừng cây nên không có đường giao thông, không xe cộ. Một số đoạn đường dốc xây bậc thang, cùng những đường mòn đất đá băng qua rừng cây
Khau Cốc Chà hùng vỹ, hiểm trở, thách thức phượt thủ
Hành trình du lịch Cao Bằng không chỉ có những địa danh lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn đưa bạn tới trải nghiệm Khau Cốc Chà - Con đèo 14 tầng hun hút vừa hùng vĩ, hiểm trở, vừa mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, khiến lòng người xuyến xao.
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, con đèo này được nhiều phượt thủ đến khám phá, checkin, bởi sự hùng vĩ và vẻ đẹp ngoạn mục.
|
Cung đường uốn lượn quanh co, khúc khuỷu và đầy ngoạn mục là một nơi không thể bỏ qua đối với những "phượt thủ" thích "xê dịch". |
Khau Cốc Chà nằm trên Quốc lộ 4A, dài khoảng 2,5 km nhưng có tới 14 "cua tay áo", tạo thành 15 tầng dốc vô cùng hiểm trở. Con đèo này bám theo chiều dựng đứng của ngọn núi Cốc Chà, nối xã Xuân Trường với thị trấn huyện Bảo Lạc. Theo người dân nơi đây, đèo có từ thời Pháp thuộc, nhưng khi đó chỉ là đường mòn rộng khoảng 40 cm. Địa hình hiểm trở, khó đi nên người dân thường đi bộ hoặc cưỡi ngựa và phải mất rất nhiều thời gian mới vượt qua đèo. Từ năm 2009 - 2011, tỉnh đầu tư, mở rộng cung đường đèo này, mặt đường mở rộng lên 5 m và rải nhựa. Những khúc "cua tay áo" được xẻ sâu hơn vào vách đá để lấy thêm diện tích mặt đường nhằm bảo đảm an toàn, giúp việc đi lại giữa huyện Bảo Lạc và các vùng lân cận trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn, đồng thời rút ngắn thời gian di chuyển. Mặc dù vậy, đây vẫn là một trong những con đèo hiểm trở nhất khu vực Đông Bắc Bộ.
Để chinh phục đèo Khau Cốc Chà, do độ dốc cao, dựng đứng với nhiều khúc ngoặt nguy hiểm nên du khách phải mất khoảng hơn 1 giờ để vượt qua. Càng lên cao du khách càng thấy rõ sự hùng vĩ của thiên nhiên, một bên là vách núi cao, một bên là vực sâu hun hút. Từ trên cao nhìn xuống, con đèo uốn khúc mềm mại quanh sườn núi như một dải lụa khổng lồ. Nhiều người ví những tầng đèo giống như bậc thang dẫn lên trời. Sau hành trình chinh phục đèo Khau Cốc Chà, không ít người đã phải trầm trồ ngạc nhiên, không chỉ bởi vẻ hoành tráng, thơ mộng của thiên nhiên mà còn bởi ý chí và nỗ lực của những con người đã tham gia xây dựng, biến tuyến đường thành một con đèo kỳ vĩ.
Thời gian gần đây, vẻ đẹp hùng vĩ và choáng ngợp của Khau Cốc Chà trở nên nổi tiếng và thu hút khách du lịch, phượt thủ ưa mạo hiểm đến trải nghiệm cung đường. Dường như vẻ đẹp hùng vĩ đầy hiểm trở đang "thách thức" những tín đồ du lịch Cao Bằng muốn một lần chinh phục. Không giống với bất cứ cuộc hành trình chinh phục con đèo nào khác, để ngắm trọn vẹn toàn cảnh đèo Khau Cốc Chà, không phải chỉ cần leo lên đến đỉnh, du khách cần phải đi bộ khoảng 1 giờ, men theo triền núi để lên tới đỉnh. Trong suốt dọc đường đi bạn sẽ không thể tìm thấy các hàng quán ven đường, nên việc chuẩn bị nước uống, đồ ăn nhẹ và trang phục phù hợp là điều cần thiết. Du khách cũng cần có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, tuyệt đối không nên xả rác trên đường đi.
Đường lên đỉnh núi không quá khó tìm, bạn có thể đi theo biển chỉ dẫn hoặc hỏi người dân bản địa cách đi lên đỉnh núi nhanh nhất. Sau quãng đường dài chinh phục, đèo Khau Cốc Chà hiện ra với 14 tầng dốc uốn lượn quanh co như những dải lụa khổng lồ sẽ làm tan biến hết mọi mệt mỏi của du khách. Đứng từ trên nhìn xuống, con đèo hiện ra vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, mang đến cho người ta những xúc cảm khó tả. Trên đầu là những dải mây trắng bồng bềnh, thong dong dạo chơi quanh đỉnh núi. Phía dưới chân là 14 tầng dốc giống như những bậc thang dẫn lối lên thiên đường.
Lưu ý du khách khi đến đèo Khau Cốc Chà là đường đi ở khu vực miền núi nguy hiểm, địa hình đồi núi cao, hiểm trở, rất khó di chuyển, du khách cần bảo đảm an toàn cho bản thân, kiểm tra xe thật kỹ trước khi đổ đèo. Do đường đèo có độ dốc cao, nhiều khúc cua gấp nên đi xe cần những người có kinh nghiệm, những người có tay lái yếu, chưa trải nghiệm thực tế đường đồi núi không nên mạo hiểm thử sức với con đèo này.
Bên cạnh đó, cần tránh thời gian có nhiều sương mù. Thời tiết ở Xuân Trường quanh năm rất dễ xuất hiện sương mù, mặc dù "săn mây" từ trên đỉnh đèo là cảm giác rất tuyệt vời nhưng đường đến Khau Cốc Chà trong khoảng thời gian này rất nguy hiểm, di chuyển khó khăn. Trường hợp muốn ngắm nhìn đèo trong thời điểm có nhiều sương mù, bạn nên đến từ chiều hôm trước, cắm trại đến sáng hôm sau. Điều này sẽ hạn chế nguy hiểm trong việc di chuyển, tuy nhiên, hãy đảm bảo bạn đi theo nhóm từ 4 người trở lên và mang theo đầy đủ đồ dùng cần thiết.
Với những phượt thủ hay người đam mê du lịch bụi để khám phá sự hoang sơ, hùng vĩ của tự nhiên, cung đường uốn lượn như con rắn dài tạo thành 14 tầng quanh co, khúc khuỷu và đầy ngoạn mục chắc chắn sẽ là một nơi không thể bỏ qua.
Săn mây trên đỉnh Ô Quý Hồ Được mệnh danh là cung đường hiểm trở nhất Việt Nam với độ dài 50km và được người dân địa phương gọi với cái tên Cổng Trời. Đèo Ô Quý Hồ nằm trên địa phận hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Trong đó 2/3 cung đường đèo thuộc huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu, phần còn lại thuộc Sapa, Lào Cai. Đặc...