Tiếng chuông cảnh báo về an toàn thực phẩm
Từ 17-8, một số trường hợp nhập viện với các triệu chứng liệt cơ, yếu cơ, khó nuốt, khó thở, trong đó một số người ở tình trạng nặng, phải thở máy.
Trong mùa Vu lan – khoảng thời gian mà nhiều người dân ý thức lựa chọn lối sống hướng thiện, trong đó có việc phát nguyện ăn chay để hồi hướng an lành đến ông bà, cha mẹ đã qua đời cũng như còn sống, vụ việc nhiều người bị ngộ độc do sử dụng thức ăn đóng hộp patê Minh Chay – sản phẩm của Công ty TNHH hai thành viên Lối sống mới, đã gây sốc cho dư luận.
Một bệnh nhân ngộ độc botulinum đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ nhận định, bệnh nhân phải thở máy thêm vài tháng nữa – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Từ 17-8, một số trường hợp nhập viện với các triệu chứng liệt cơ, yếu cơ, khó nuốt, khó thở, trong đó một số người ở tình trạng nặng, phải thở máy.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ngộ độc thực phẩm – nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum type B, là loại vi khuẩn kỵ khí có độc lực mạnh, ảnh hưởng kéo dài đến sức khỏe, có nguy cơ gây tử vong. Tại thời điểm xảy ra vụ việc, thuốc giải độc phù hợp với tình trạng của bệnh nhân chưa có. Vài ngày sau thuốc giải độc mới được nhập khẩu với giá khá cao.
Vụ việc được báo cáo về Bộ Y tế, mãi đến sáng 30-8, Cục An toàn thực phẩm mới phát đi văn bản ký ngày 29-8 yêu cầu giám sát, thu hồi sản phẩm gây ngộ độc.
Nỗi lo ngại của người dân về an toàn thực phẩm những năm gần đây ngày càng gia tăng bởi nhiều nguyên do. Thông thường, đối với một sản ph ẩm thực phẩm như patê Minh Chay, khi được phép đưa ra thị trường phải qua tối thiểu 3 bộ, đó là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Bộ Công Thương, với hệ thống các cơ quan tham mưu chuyên môn. Khi gặp sự cố, như vụ việc ngộ độc thực phẩm đối với thức ăn đóng hộp patê Minh Chay, chính sự nhập nhằng trong quy trình quản lý như vậy đã dẫn đến sự phản ứng rất chậm trễ.
Video đang HOT
Sống an toàn là nhu cầu căn bản của người dân, trong đó an toàn thực phẩm là một trong số những vấn đề bức thiết nhất. Đến nay, mặc dù chưa có một thống kê chính thức, nhưng có thể nói tình trạng quá tải ở các bệnh viện phần nào liên quan tới ô nhiễm, trong đó không thể không đề cập đến thực phẩm bẩn, thực phẩm có chứa chất phụ gia độc hại thuộc nhóm cấm sử dụng. Đó là chưa kể tới số lượng thực phẩm không có nguồn gốc trôi nổi trên thị trường, là tác nhân ảnh hưởng sức khỏe, giảm chất lượng sống của người dân một cách trực tiếp nhưng chưa thấy giải pháp xử lý triệt để và quyết liệt.
Vụ việc liên quan đến patê Minh Chay vừa qua khiến nhiều người phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch đe dọa tới mạng sống, khiến cơ quan chức năng cấp Bộ phải vào cuộc, đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến quy trình xử lý sự cố hiện nay.
Nói như PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM khi trả lời báo giới hôm 1-9, rằng lực lượng chuyên ngành về quản lý an toàn thực phẩm ở nước ta còn yếu và còn thiếu, theo quy trình lại rất khó phối hợp.
Cũng vì đó, nhiều tỉnh thành có trường hợp nhiễm độc do sử dụng patê Minh Chay nhưng gần 2 tuần kể từ khi phát hiện người sử dụng bị ngộ độc, vụ việc diễn biến tới đâu, bao nhiêu nạn nhân, số lượng sản phẩm cần thu hồi… vẫn chưa có kết quả cụ thể.
Mong rằng cơ quan chức năng sẽ có những điều chỉnh trong quản lý để không thả nổi trách nhiệm và chậm chạp trong quy trình, đặc biệt đối với các lĩnh vực thuộc nhóm nhu cầu căn bản của người dân như vệ sinh an toàn thực phẩm; không để người dân phải buột miệng “tới ăn chay mà cũng không tha” kèm tiếng thở dài như vụ việc đáng tiếc vừa qua.
Kỳ 2: Thức ăn giàu protein đều có thể nhiễm vi khuẩn botulinum
Thức ăn làm từ tinh bột, hoặc các loại thực vật, đều có thể nhiễm vi khuẩn clostrium botulinum. Pate Minh Chay của Cty TNHH hai thành viên Lối sống mới là một ví dụ minh chứng rất rõ ràng, BS Trần Văn Phúc, BV Xanh-pôn khẳng định.
Mặc dù đây là ngộ độc do độc tố kinh điển, nhưng không xảy ra thường xuyên và chỉ mới đây, Cục Quản lý dược, Bộ y tế mới cấp phép để nhập thuốc giải độc đặc hiệu.
Các nguy cơ về an toàn thực phẩm đang hiện hữu mọi nơi
Cũng theo BS Trần Văn Phúc, clostridium botulinum đặc biệt thích thức ăn giàu protein, nghĩa là tất cả các sản phẩm từ động vật đều có nguy cơ cao, chẳng hạn như xúc xích, giăm bông, thịt hộp, cá hộp, thịt hun khói... thịt chế biến từ bò, cừu, lợn, gà; dù sản xuất trong nước hay nhập khẩu từ các quốc gia phát triển, thì vẫn có thể có độc tố botulinum ẩn trong đó. Sữa và các sản phẩm làm từ sữa cũng có nguy cơ bị ngộ độc botulinum. Về lí thuyết, các sản phẩm làm từ sữa, tinh bột, thực vật dễ bị lên men, đó là môi trường ưa khí và pH thấp của axit, sẽ không thuận lợi cho vi khuẩn clostrium botulinum phát triển.
Tuy nhiên, có thể quá trình chế biến không đảm bảo vệ sinh, ví dụ nguồn nước, hoặc quy trình sản xuất không tuân thủ nghiêm ngặt chống nhiễm khuẩn, hay do quá quá trình lưu thông và phân phối gây ô nhiễm.
Hàng loạt các sản phẩm dễ nhiễm clostrium botulinum như nước tương, chế phẩm từ đậu nành, đậu hũ, đậu hũ thối, váng đậu, thậm chí rau củ quả tươi sống cũng bị.
Tuy nhiên, theo chuyên gia Vũ Thế Thành, Thạc sỹ Quản trị chất lượng, giảng viên an toàn thực phẩm VASEP, trong thực tế, với công nghệ đóng hộp tiên tiến hiện nay, nguy cơ nhiễm botulinum từ thực đóng hộp các loại hầu như không còn nữa.
Chỉ có thực phẩm đóng hộp kiểu nhà làm, công nghệ còn thô sơ, nếu không cẩn thận, vẫn chưa loại bỏ hết bào tử khi đóng hộp. Và đóng hộp là môi trường kín, rất ít oxy, nên vi khuẩn có thể hoạt động trở lại, có nguy cơ gây ngộ độc.
"Nói tóm lại, các nguy cơ về an toàn thực phẩm đang hiện hữu khắp mọi nơi, mầm bệnh không biết bạn là ai, nó có thể đến từ chính một nhà sản xuất nổi tiếng, hay ở khâu vận chuyển và tiêu thụ, cũng như quá trình chúng ta chế biến và sử dụng tại nhà", BS Phúc khẳng định.
Tuy nhiên, botulinum không chịu được nhiệt, nếu đun ở 100C, sau 2 phút chất độc bắt đầu biến tính và giảm độc lực, đun đến 10 phút có thể bị phá hủy. Đây là điều may mắn, bởi thực phẩm đun sôi nhiệt độ xấp xỉ 100C, nên đồ ăn tươi nấu chín về cơ bản là yên tâm, BS Phúc khuyến cáo.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế mới cấp phép để nhập thuốc giải độc đặc hiệu. Ảnh: N.Dung
Ở Việt Nam hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu
Theo số liệu của BV Bạch Mai, cho đến ngày 1-9-2020, đã có 2 bệnh nhân đang điều trị nội trú và 11 bệnh nhân khác đến khám kiểm tra sau khi ăn pate Minh Chay với tình trạng nhẹ, chủ yếu bị yếu mỏi cơ, mệt, không vận động nặng được và đang được đánh giá tình trạng cụ thể để có hướng xử trí tiếp.
Về hai bệnh nhân đang điều trị nội trú tại BV, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - GĐ Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai thì hai bệnh nhân này bị ngộ độc nặng và mắc bệnh lý nền, tình trạng rất nguy kịch.
Ở Việt Nam hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu là giải độc tố botulinum. Vì vậy, nhờ sự can thiệp, giúp đỡ của Bộ Y tế, Cục Quản lý dược, Vụ Kế hoạch tài chính, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm chống độc Ramathiboditại Bangkok, Thái Lan và Ban GĐ BV Bạch Mai, chiều ngày 29-8-2020 hai lọ thuốc giải độc (Botulism Antitoxin Heptavalent) đã được khẩn cấp chuyển từ Thái Lan về đến BV Bạch Mai và đã sử dụng giải độc cho hai bệnh nhân ngay sau đó.
Cũng theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum là loại ngộ độc kinh điển trong y văn nhưng trên thực tế xảy ra không thường xuyên, yếu tố dịch tễ và các biểu hiện đặc trưng của bệnh thường khó khai thác nên việc chẩn đoán xác định rất khó khăn. Có thể nói, ở BV Bạch Mai và nhiều cơ sở y tế trước đây chưa chính thức ghi nhận trường hợp nào bị ngộ độc thuộc loại này.
(Còn nữa)
Kỳ 1: Lịch sử botulinum và những vụ ngộ độc ở Mỹ Thời gian gần đây, ở Việt Nam có hàng loạt người bị ngộ độc thực phẩm do sử dụng pate Minh Chay. Ngộ độc được chỉ đích danh thực phẩm pate Minh Chay thì mới, nhưng thực tế trong y học, ngộ độc botulinum đã được định danh từ rất lâu, thậm chí nó xuất hiện ở cả những thực phẩm rất quen...