Tiếng cầu cứu giữa đêm ở xóm tôi
Vợ chồng đã về hưu, cháu nội cháu ngoại đều có, vậy mà cứ say xỉn, anh lại vác dao đòi chém chết chị. Còn chị, sau mỗi bận như thế lại chép miệng: “Cũng không sống bao lâu nữa”.
Tôi không biết người phụ nữ tên Tô Mẫn sau khi chất đồ lên xe sẽ đi đâu, làm gì, trở về sẽ phải hứng chịu những gì, nhưng tôi nể phục cú chuyển mình dứt khoát và quyết liệt của người đàn bà 56 tuổi ấy. Những người tôi quen, cùng độ tuổi của bà, họ đều chọn cách “sống chung với lũ”.
Chị Ngọc hàng xóm tôi là cô giáo về hưu. Nói thật, khi mới chuyển tới xóm này, chị làm tôi hoảng sợ bởi tiếng cầu cứu vang lên giữa đêm. Hai nhà cách nhau con hẻm rộng 1m, tôi không mở cửa để ngóng thử chuyện gì thì không yên tâm, mà mở cửa, lại lo lỡ cướp giật hay gì đó.
Cân nhắc, đắn đo vài phút, tôi cũng lấy đủ can đảm để mở cửa và thấy anh Minh chồng chị Ngọc đang vác dao đuổi chị chạy vòng vòng trong con hẻm. Tôi thấy những nhà khác trong hẻm lớn đã bật sáng đèn bảo vệ bên ngoài và thấy một vài chị vợ đứng nhấp nhổm ở cửa.
Theo dõi thêm vài phút thì chỉ còn ông chồng cầm dao chửi “con này, con kia”, còn chị đã biến mất. Rồi, đèn trong sân của nhà chị Phụng bên trái nhà tôi vụt tắt, tôi nghe tiếng chị Phụng thì thào với chị Ngọc. Gần nửa tiếng sau, con hẻm yên tĩnh trở lại.
Chị chọn “sống chung với lũ” vì sợ con khổ, vì sợ dư luận và vì ngoài tật xấu đó, còn lại anh điều tốt. Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Khi đã thân với chị Phụng, tôi mới biết, chuyện chồng chị Ngọc. Hễ xỉn là anh vác dao rượt đuổi, đòi chém vợ. Ban đầu, cánh đàn ông trong xóm ra khuyên can, nhưng anh Minh, chồng chị Ngọc sẽ trở đầu dao dọa dẫm, nên sau đó các anh ngán, chọn giải pháp… “nhường diễn đàn” cho phụ nữ.
Cánh phụ nữ tất nhiên chẳng dại lao ra ngoài can gián, các chị ngóng ở cổng, chị Ngọc tránh được anh Minh lúc nào, lẩn vào nhà nào, thì nhà đó lập tức khóa cổng, tắt đèn, chờ đến khi anh Minh xỉn không biết gì, lăn ra ngủ, thì mở cửa cho chị Ngọc ra về.
Giá anh Minh và chị Ngọc còn trẻ, tôi đã không ngạc nhiên quá như thế, nhưng cả hai đã về hưu, cháu nội cháu ngoại đều có. Anh từng là viên chức, chị là giáo viên tiểu học. Sống với nhau vài chục năm, đến tuổi này, chẳng lẽ còn xung đột gì tới mức phải vác dao chém nhau?
Chị Phụng kể rằng, chuyện hàng xóm chồng vác dao chém vợ lặp đi lặp lại nhiều năm nay. Hồi còn trẻ, chị Ngọc bỏ qua, vì anh chỉ có tật xấu lúc mất lý trí. Khi tỉnh rượu, anh lại xin lỗi, chăm vợ, chăm con.
Khi về hưu, chị Ngọc cũng cố ý tách khỏi anh nên dọn đến ở cùng con, nhưng nhiều nhất là hai tháng, ít là vài ngày, anh lại gọi điện thoại buộc chị về nhà. Chị không về thì anh nói ngọt, nói nhạt. Sợ chuyện vợ chồng tới tai sui gia, chị đành về. Ở nhà, cứ dăm bữa, nửa tháng, hễ say, anh lại vác dao rượt chị chạy quanh xóm.
Hôm chị trốn anh vào sân nhà tôi, hai chị em tỉ tê khá lâu. Tôi hỏi chị, đến tuổi này còn cố gì nữa, chị cười hiền, bảo: “Chỉ lúc say anh mới vậy nên thôi, chín bỏ làm mười”. Nhưng chị Phụng thì nói với tôi khác, rằng chị Ngọc cũng muốn ly hôn hay đến ở cùng con, nhưng lúc còn trẻ, chị đi dạy, chị sợ phụ huynh xì xào chuyện chị ly hôn thì không đủ tư cách dạy dỗ con họ; chị sợ không có người cùng chăm con với mình. Khi các con lớn, chị sợ việc ly hôn khiến nhà trai/nhà gái đánh giá không tốt về con mình, khó khăn cưới gả.
Tới tuổi có cháu nội ngoại thì chị sợ người ta nói “già mà không nên nết, tuổi đó còn bỏ chồng”, chị sợ nhà chồng của con gái “chỉ cây đa mắng cây hòe” thì khổ cả con gái lẫn cháu ngoại… Và còn nhiều thứ nữa.
“Ông ấy già rồi, đuổi cũng không kịp chị nữa. Ổng sống bao năm nữa đâu em”, chị nói giọng buồn buồn.
Nhìn chị, tôi thở dài. Tôi biết vài trường hợp con cái rất phẫn uất chứng kiến mẹ phải sống cam chịu như thế, thậm chí có đứa trẻ đã “thay mẹ xử cha”. Tới thế hệ sau, con trai thì đánh vợ, con gái thì chấp nhận chuyện bị chồng đánh, cũng chẳng người phụ nữ nào dám bung ra mà sống một cuộc đời khác đi…
Cưng hết nấc cảnh ông nội là công an về hưu 'nhớ nghề' trông cháu, thái độ hợp tác của cháu còn đáng yêu hơn
Cảnh ông nội là công an về hưu tập các động tác đứng 'Nghiêm', 'Nghỉ' cho cháu đáng yêu đến mức cộng đồng mạng thả tim, bấm like liên tục.
Khi về hưu, niềm vui của nhiều ông bà chính là việc đỡ đần, trông cháu giúp con cái có thể yên tâm làm việc. Ông nội trong clip được một mẹ trẻ mới đây chia sẻ trên mạng xã hội cũng vậy. Tuy nhiên, cả hai ông cháu khiến hội nhóm này nhộn nhịp hơn hẳn bởi vẻ đáng yêu hết nấc.
Theo chia sẻ của người đăng clip thì đây là cảnh chị quay được khi ông nội vốn là công an về hưu "nhớ nghề" nên dạy cho cháu nội tập điều lệnh với các động tác "Nghiêm", "Chào cờ", cách đứng chuẩn chỉ trong quân ngũ.
Clip được quay từ phía sau nên chỉ thấy được khuôn mặt dễ thương của em bé và âm thanh dõng dạc, đâu ra đấy của ông nội khi hô điều lệnh. Nhờ thế mà ai cũng thấy được sự "hợp tác" của bé con với những lời nói mà ông đưa ra. Dường như ai cũng cảm nhận được rằng bé đang được khám phá, học hỏi thêm những điều mới lạ nhờ ông nội. Còn ông thì được thỏa mãn nỗi "nhớ nghề" thông qua việc dạy cậu bé thực hiện theo các động tác như đang là một đồng chí công an thứ thiệt.
Chỉ một đoạn clip ngắn nhưng hai ông cháu đã thu hút tới hơn 17 ngàn lượt like, thả tim. Ai đi qua cũng không dừng được trước vẻ đáng yêu và cuốn hút của hai người đàn ông ở hai thế hệ này.
"Giữa những lúc tin tức dịch bệnh tràn lan, giết người, cướp của, xem clip của 2 ông cháu mà thấy thư giãn và đáng yêu quá. Khuôn mặt hợp tác của em bé còn đáng nhớ hơn", một người dùng bình luận.
"Ông nội nhà mình cũng là bộ đội về hưu. Thỉnh thoảng ông cũng lôi thằng cháu nội ra dạy mấy động tác điều lệnh ông hay làm trong quân ngũ. Y như hai ông cháu nhà này", người khác bình luận.
"Ôi nhìn khuôn mặt của em bé kìa. Đáng yêu hết nấc. Ông nội có thằng cháu này "làm trò" cùng thì vui thú tuổi già quá rồi", một tài khoản khác bày tỏ.
Hiện clip vẫn tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm và chia sẻ của cộng đồng mạng.
Mẹ chồng ghê gớm cũng chịu thua con dâu thông minh Nhìn vào bạn bè, bà Tám chỉ biết thở dài ngao ngán. Bằng tuổi bà, họ đã dựng vợ gả chồng cho cho con cái xong xuôi, ngày ngày vui vầy bên cháu nội, cháu ngoại, niềm vui ấy chẳng thể nào đong đếm. Ảnh minh họa. Không ít lần, vì quá sốt ruột, bà Tám giục Thắng lấy vợ, bà còn làm...