‘Ghen đỏ mắt’ với mẹ bỉm sữa kể chuyện ông bà nội chăm cháu: Cho tiền, gửi đồ ăn và mua cả thứ này cho cháu
Không phải mẹ bỉm sữa nào cũng có được may mắn vì được bố mẹ chồng thương yêu , chăm cháu nội ‘nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa’ giống người phụ nữ này.
Người ta có câu: “Cháu bà nội, tội bà ngoại” bởi dường như ông bà nội có vẻ thờ ơ với cháu, chăm cháu ít hơn ông bà ngoại. Thế nhưng, vẫn có những chị em may mắn được gả vào gia đình chồng tốt, được bố mẹ chồng thực sự thương yêu và đến lúc có con được ông bà nội chăm bẵm, cưng chiều từ trong trứng nước. Như người phụ nữ chia sẻ câu chuyện ông bà nội chăm cháu trên một hội nhóm này nhanh chóng nhận được sự ghen tỵ của nhiều chị em khác vì có ông bà nội yêu thương con cháu nhất mực.
Cụ thể chị viết: ” Mình tập 1 sinh con ông bà nội ở xa không vào chăm được cho tiền, mỗi tháng 1 thùng trứng gà chân giò thuốc lá sắc uống mua bảo hiểm nhân thọ đóng tiền luôn năm đầu cho nữa. Về chơi nhà ông bà ở Mộc Châu mà đến lúc về ngoại dưới Thái Bình ông thuê hẳn xe con đưa về tận nhà. Ông bà không giàu, ông sửa xe đạp xe máy với bà bán tạp hóa thôi ạ. Ông bà nhà các mom thế nào?”
Kèm theo những chia sẻ đó chị post theo hình ảnh ông nội đang bế cháu với dáng vẻ rất cưng chiều . Chỉ nhìn vào bức ảnh cũng đủ ông yêu thương cháu đến nhường nào.
Rất nhiều bình luận của cộng đồng mạng để lại bày tỏ sự ngưỡng mộ với hạnh phúc của “chủ tút” bởi chị quá may mắn. Theo lời kể thì bố mẹ chồng chị cũng không quá dư dả nhưng vẫn cố gắng dành dụm để lo cho cháu những điều tốt nhất, thậm chí còn tiên tiến đến mức mua bảo hiểm nhân thọ cho cháu và trả trước tiền 1 năm.
Dưới bài viết này, nhiều chị em cũng “tranh thủ” khoe bản thân và con cái của mình cũng được gia đình nhà nội chiều chuộng không kém: ” Mình lấy chồng được 2 tháng thì có bầu. 2 vợ chồng được cho nhà ở riêng, cha mẹ chồng rất thương hầu như lấy chồng mình không có làm dâu. Giờ có bầu mẹ chồng tới lui thăm hay cho tiền, có gì ngon đều dành phần. Lúc đi khám thai chồng mình không nghỉ được là mẹ chồng chở đi khám thai. Thương cha mẹ chồng lắm vì hiền, thương con thương cháu. Nhà có mấy đứa cháu rùi vẫn thương như nhau vậy đó”.
Tuy nhiên nhiều mẹ cũng cảm thấy “chạnh lòng” vì không có được gia đình bên nội đỡ đần nhiều trong khi sinh đẻ, chăm con. Một người tâm sự: ” Kết hôn 6 năm, có với nhau hai đứa con, kinh tế tự làm tự quản, mình chồng đi làm nuôi 3 mẹ con vì mình con nhỏ đứa bé 9 tháng nên chưa đi làm được, lại không một ai trông đỡ, sinh con ở viện về 8 ngày cũng tự làm việc nhà chăm con, trông luôn anh lớn. Đến giờ con 9 tháng vẫn vậy. Một mình trông con làm việc nhà, cũng tủi thân lắm chứ. Ở cữ con khóc đêm cũng một mình, không có sữa, kích sữa, pha sữa cũng một mình, ngày ngủ được 2-3h cũng không ai cần biết. Dần rồi cũng quen, mệt rồi cũng quen, tự an ủi lấy mình thôi”.
Hiện bài viết vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm và bình luận của cộng đồng bỉm sữa.
Kinh ngạc vì chị gái khuyên về xin lỗi bố mẹ chồng
...Tôm là con của cô, chí ít cũng được có quyền dạy dỗ con chứ? Còn vụ ăn uống nữa. Trưa đi làm về muộn nên cô không chuẩn bị đồ ăn cho con được. Nó mới hơn 2 tuổi mà ông bà đã cho ăn đủ gia vị như người lớn, trẻ con đứa nào cũng hảo ngọt nên món gì cũng ngọt lịm.
Nhung vùng vằng bỏ đi mặc cho bố mẹ chồng và Khoa đứng nhìn trong bất lực. Cô đang bực tức đến mức không bình tĩnh được. "Quá lắm rồi, không coi mình ra gì cả, họ chỉ biết con trai họ mà thôi", vừa phóng xe Nhung vừa lầm bầm trong miệng. Lần này Nhung quyết tâm không chấp nhận nữa.
Ghé vào một nhà nghỉ trên phố, cô vào nằm hít thở lấy lại bình tĩnh. Lấy chồng xa quê, bạn bè ít, người thân không ở gần, Nhung thậm chí chẳng có nơi nào để đi mỗi khi xảy ra chuyện. Bé con vẫn đang ở nhà với ông bà nội. Cô còn nghĩ bụng, giá như mình kéo nó đi theo luôn...
Nhung và Khoa lấy nhau được 3 năm. Tôm được hơn 2 tuổi, ngoan ngoãn và đáng yêu. Trước khi lấy cô, Khoa đã mua được đất và xây nhà. Anh là người ý chí và tài giỏi. Nhung về làm vợ chỉ việc vào nhà ở, ngày ngày đi làm, cơm nước con cái có mẹ chồng lo. Cô còn buôn bán thêm ở bên ngoài. Không phải gia đình thiếu thốn nhưng cô đã có lượng khách ổn định và gắn bó nên cô không muốn dừng. Dù gì phụ nữ tự chủ kinh tế cũng chẳng có gì xấu. Mọi chuyện lẽ ra cứ thế êm đềm và hạnh phúc.
Trong mắt bạn bè và những người xung quanh, gia đình cô là một hình mẫu lý tưởng để người ta ngưỡng mộ. Từ khi cô có bầu con thứ hai, tự dưng gia đình cứ xảy ra chuyện lục đục. Chẳng biết do cô có bầu nhạy cảm hay sao nữa. Cô và Khoa cãi vã liên miên, ông bà nội thương Tôm còn nhỏ đã có em nên cứ suốt ngày ríu rít với cháu, thậm chí còn không cho Tôm về ngủ với mẹ. Cô muốn gửi Tôm đi học cho quen để mai mốt sinh em bé đỡ quấy khóc nhưng ông bà không đồng ý. Quan điểm của ông bà là cứ để ông bà lo cho Tôm đến khi nó đủ tuổi đi nhà trẻ. Biết là vậy nhưng cô vẫn muốn tập cho con tự lập. Với lại Tôm là con của cô, chí ít cũng được có quyền dạy dỗ con chứ? Còn vụ ăn uống nữa. Trưa đi làm về muộn nên cô không chuẩn bị đồ ăn cho con được. Nó mới hơn 2 tuổi mà ông bà đã cho ăn đủ gia vị như người lớn, trẻ con đứa nào cũng hảo ngọt nên món gì cũng ngọt lịm. Cô sợ con béo phì rồi thừa đường... Hôm nào cô về tới nhà, Tôm cũng ăn xong rồi nên Nhung chẳng kịp nói gì nữa. Như hôm nay, được nghỉ nên cô đi chợ nấu đồ ăn cho Tôm. Vừa lúc đó có khách gọi giao hàng. Đang dở tay nên Nhung kêu Khoa đi giúp. Giữa trưa nắng như đổ lửa, thấy con trai mình mồ hôi mồ kê nhễ nhại nên ông bà xót, tỏ vẻ không vui ra mặt.
Lâu lắm cô mới được nghỉ, đi chợ nấu đồ ăn cho Tôm... (Ảnh minh họa)
Thấy con dâu lúi húi nấu nướng trong bếp mãi chưa xong nên bà bực mình gắt gỏng: "Gớm, ngày xưa một tay tôi nuôi 6 đứa con, đứa nào cũng phổng phao, khỏe mạnh, có làm sao đâu mà giờ có mỗi thằng Tôm mà sợ tôi nuôi không được". Cô bấm bụng không cãi lại, tiếp tục nấu ăn. Bà nội vẫn chưa thôi tức, thấy Tôm đói, đòi ăn nên bà sốt ruột giục: "Thôi, con đi ra để mẹ nấu cho nhanh. Bày vẽ lắm chuyện. Bình thường con đi làm về muộn cũng chưa để nó đói bữa nào. Nay nó ở nhà với mẹ mà hơn 11h trưa chưa có cơm mà ăn. Tội nghiệp nó!". Cơn giận trào lên, Nhung vung tay nói lớn: "Tôm là con của con, con nấu cho nó một bữa mẹ cũng quản nữa". Bà nội ngớ người trố mắt nhìn. Bà dịu giọng: "Nhưng giờ nó đói rồi, thôi, để đó chiều ăn cũng được. Giờ có gì cho nó ăn trước đi". Nhung một mực không chịu. Khoa đi về, đứng ngay cửa từ lúc nào. Anh gằn giọng: "Nấu cơm cho con mà hơn hai tiếng đồng hồ không xong. Kỹ như vậy sao bình thường không ở nhà mà nấu cho nó ăn. Không biết xót con hả?". Khoa nói đến đó là Nhung vùng vằng tháo tạp dề bỏ đi: "Đấy, mấy người muốn cho nó ăn cái gì thì ăn".
Cô kể lại câu chuyện cho chị gái cô nghe qua điện thoại, hy vọng nhận được sự đồng tình thì ai ngờ chị tuôn một tràng xối xả: "Mày điên rồi hả Nhung? Có phải mày sướng quá nên hóa rồ không? Con cái ông bà nội lo cho, cơm nước cũng không đến tay, đi làm về phủi tay phủi chân vào bàn ngồi ăn cơm. Hàng cũng có chồng đi giao giùm. Sướng thế không biết đường mà hưởng, mày lại còn đòi ông bà phải chiều theo ý mày nữa? Mày có biết chị vừa làm dâu, vừa làm vợ, vừa làm mẹ vất vả như thế nào không? Trời cho số hưởng mà mày còn dở chứng nữa hả?".
Nhung đơ người không nói nên lời. "Ôi, bà ấy là chị gái mình mà, sao lại đứng về phía họ chứ?", cô thầm nghĩ. Rồi chị cô hạ giọng: "Giờ em đang mang bầu, có thể nhạy cảm hơn bình thường nên mới nghĩ tiêu cực như vậy. Chứ cuộc sống như em là ao ước của bao người đó. Nghe lời chị, về xin lỗi bố mẹ và chồng cho đàng hoàng. Chuyện này em sai thật, chị không bênh đâu".
"Nhưng cu Tôm là con em, không lẽ em không có quyền gì?", Nhung cãi.
"Là con của em nhưng cũng là cháu của họ, ruột thịt của họ sao họ không thương. Nếu em muốn góp ý gì thì nên nói nhỏ nhẹ, để mẹ chồng hiểu. Chứ em cứ vùng vằng bỏ đi như vậy là em sai rồi, em biết chưa?".
Nhung bần thần tắt máy. Trong đầu cứ văng vẳng những lời khuyên. Cô có số hưởng thật sao...
Bố mẹ chờ gì sao chưa ly dị? Sáu năm trước cháu đã hỏi câu này nhưng không dám nói thẳng với bố mẹ. Cũng vì câu hỏi này mà 6 năm qua cháu đã trở thành một con người tệ hại và em cháu thì giờ đang phải đi cai nghiện ma túy. Cháu không biết ngoài 2 chị em cháu còn ai nữa đang phải hứng chịu sự giả...