Tiến trình phá hủy 5 chức năng cơ thể của rượu
Sử dụng hợp lý, rượu có thể có lợi cho cơ thể. Khi uống trở thành “bệnh”, những tác động rượu gây ra có thể là thảm họa đối với sức khỏe con người.
Theo Viện Quốc gia Mỹ về lạm dụng rượu và nghiện rượu, những ảnh hưởng ngay tức thì của rượu gồm tăng nồng độ cồn trong máu có thể xảy ra 10 phút sau ngụm rượu đầu tiên. Tuy nhiên, những tác động này là nhỏ so với tác động lâu dài rượu có thể gây ra cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng rượu có thể dẫn tới nhiều loại ung thư, gồm: miệng, thực quản, họng, gan và vú. Nó có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới hầu hết cơ quan chính của cơ thể.
Ảnh: medicaldaily.
1. Tim
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chất chống oxy hóa được tìm thấy trong một ly rượu vang đỏ có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, nhưng điều gì xảy ra khi một cốc trở thành một chai. Theo thời gian, sử dụng quá nhiều rượu sẽ làm yếu cơ tim, kết quả là dẫn đến bất thường lưu thông máu. Những người nghiện rượu và những người uống rượu bừa bãi thường bị một chứng bệnh gọi là bệnh cơ tim. Những người được chẩn đoán bị bệnh cơ tim do rượu có khả năng bị khó thở, rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), mệt mỏi, gan to và ho kéo dài. Rượu có thể cũng làm gia tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và cao huyết áp.
2. Não
Ngoại trừ cảm giác hưng phấn ban đầu, rượu có thể có hại cho não. Bằng việc làm chậm sự tiếp nhận thông tin giữa các dẫn truyền thần kinh, ethanol trong các đồ uống có cồn cũng có thể gây tổn thương nhiều khu vực của não. Tổn thương kéo dài tới các dẫn truyền thần kinh của não có thể gây ra những thay đổi hành vi và tâm trạng như trầm cảm, lo âu, suy giảm trí nhớ và co giật.
Nghiện rượu kết hợp với dinh dưỡng kém cũng có thể gây ra hội chứng Wernicke-Korsakoff “não ướt”. Những người nghiện rượu với hội chứng não ướt bị một dạng trầm cảm được đặc trưng bởi mất trí nhớ, lú lẫn, ảo giác, mất khả năng phối hợp cơ và không có khả năng hình thành những ký ức mới.
Video đang HOT
3. Gan
Gan có vai trò tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm trùng và đào thải độc tố khỏi cơ thể. Có tới 2 triệu người Mỹ bị các bệnh về gan do sử dụng rượu quá mức. Xơ gan xếp hàng thứ 12 trong các nguyên nhân gây tử vong ở Mỹ năm 2009. Trong số hơn 31 nghìn người tử vong được báo cáo trong năm này, 48,2% được cho là có liên quan đến rượu. Cứ 3 người phải ghép gan ở Mỹ thì một là hậu quả của bệnh gan do sử dụng rượu.
4. Tụy
Giống như não, sử dụng nhiều rượu có thể làm tụy bị rối loạn gây ra sự bài tiết các enzyme bên trong thay vì gửi chúng đến ruột non. Sự tích tụ của các enzyme trong tuyến tụy cuối cùng sẽ gây ra tình trạng viêm tuyến tụy, vốn có thể xuất hiện đột ngột (viêm tụy cấp) với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, tăng nhịp tim, tiêu chảy và sốt, hoặc viêm tụy mạn sẽ phá hủy dần dần tuyến tụy, dẫn tới bệnh tiểu đường và thậm chí là tử vong.
5. Thận
Những ảnh hưởng rượu gây ra cho gan có thể cũng lan nhanh tới thận. Do tác dụng lợi tiểu, rượu đã làm tăng số lượng nước tiểu cơ thể thải ra khiến thận không thể thực hiện công việc điều tiết dịch cơ thể bao gồm phân phối natri, kẽm và các ion clorua. Điều này có thể làm mất cân bằng điện giải. Uống rượu quá nhiều có thể cũng dẫn tới tăng huyết áp, nguyên nhân thứ 2 gây suy thận.
Hải Ngân (Theo medicaldaily)
Lưu ý khi dùng thuốc bổ não
Việc lạm dụng các thuốc bổ não có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra.
Chưa có loại thuốc nào có thể giúp học sinh tăng trí nhớ và khả năng học tập Ảnh: Tấn Thạnh
Trước hết, cần khẳng định rằng quan niệm dùng thuốc bổ não để tăng trí nhớ cho học sinh trong mỗi mùa thi là một quan niệm sai lầm. Chưa có loại thuốc nào có thể giúp học sinh tăng trí nhớ và tăng khả năng học tập. Hiện tại, chỉ có những loại thuốc dùng để điều trị sự suy giảm trí nhớ ở người bị đột quỵ, chấn thương sọ não, Alzheimer... Ngay cả khi dùng các thuốc này để điều trị, bệnh nhân cũng phải được bác sĩ kê đơn và dùng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Một số thuốc sau thường được cho là bổ não. Vậy tác dụng thực của chúng như thế nào?
Piracetam
Đây là loại thuốc hưng trí (nootropic - cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh). Người ta còn chưa biết nhiều về các tác dụng đặc hiệu cũng như cơ chế tác dụng của nó, thậm chí ngay cả định nghĩa về hưng trí cũng còn mơ hồ. Nhưng nói chung, tác dụng chính của các thuốc được gọi là hưng trí như piracetam là cải thiện khả năng học tập và trí nhớ. Người ta cho rằng ở người bình thường và người bị suy giảm chức năng, piracetam tác dụng trực tiếp đến não để làm tăng hoạt động của vùng đoan não (vùng não tham gia vào cơ chế nhận thức, học tập, trí nhớ, sự tỉnh táo và ý thức).
Piracetam tác động lên một số chất dẫn truyền thần kinh như acetylcholin, noradrenalin, dopamin... Điều này có thể giải thích tác dụng tích cực của thuốc lên sự học tập và cải thiện khả năng thực hiện các test về trí nhớ. Thuốc có thể làm thay đổi sự dẫn truyền thần kinh và góp phần cải thiện môi trường chuyển hóa để các tế bào thần kinh hoạt động tốt. Thuốc còn có tác dụng làm tăng giải phóng dopamin và điều này có thể có tác dụng tốt lên sự hình thành trí nhớ.
Thuốc được dùng điều trị triệu chứng chóng mặt, suy giảm trí nhớ, kém tập trung hoặc thiếu tỉnh táo, thay đổi khí sắc, rối loạn hành vi, kém chú ý đến bản thân, sa sút trí tuệ do nhồi máu não nhiều ở người cao tuổi; điều trị nghiện rượu. Ở trẻ em, thuốc điều trị hỗ trợ chứng khó đọc và dùng bổ trợ trong điều trị giật rung cơ có nguồn gốc vỏ não...
Tuy nhiên, khi dùng thuốc, người dùng có thể thấy mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, trướng bụng hoặc cảm giác bồn chồn, dễ bị kích động, nhức đầu, mất ngủ, ngủ gật... Có thể giảm nhẹ các tác dụng phụ của thuốc bằng cách giảm liều.
Gingko Biloba
Là cao chiết xuất từ lá cây Ginko Biloba đã được chuẩn hóa. Thuốc có tác dụng làm tăng tuần hoàn động mạch ở các chi và đầu, bình thường hóa chứng thấm của mao mạch trong chứng phù nề tự phát, tăng lưu lượng máu đến não...
Thuốc được dùng cho người mất trí nhớ ngắn hạn, suy giảm tâm thần, thiếu nhạy bén và minh mẫn tâm thần, trầm cảm, khó khăn trong việc tập trung tư tưởng; điều trị các rối loạn chức năng cơ hữu của não, có kèm theo sự sa sút trí tuệ; điều trị trạng thái lão suy (kể cả bệnh Alzheimer).
Không dùng thuốc này cho người mẫn cảm với thuốc và trẻ em dưới 12 tuổi. Các tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp như rối loạn tiêu hóa, ban da, nhức đầu...
Galantamine
Galantamin là loại thuốc chống sa sút trí tuệ. Đây là chất ức chế acetylcholinesterase có tính chất cạnh tranh và hồi phục được. Người ta cho rằng sự thiếu hụt acetylcholin ở võ não được coi là một trong những đặc điểm sinh lý sớm của bệnh Alzheimer, gây sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức. Chất kháng cholinesterase như galantamin làm tăng hàm lượng acetylcholin nên giảm diễn tiến của bệnh. Tác dụng của galantamin có thể giảm khi quá trình bệnh tiến triển và chỉ ít nơ-ron tiết acetylcholin còn hoạt động. Bởi vậy, thuốc được dùng để điều trị chứng sa sút trí tuệ từ nhẹ đến trung bình trong bệnh Alzheimer.
Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn, sụt cân, đau bụng, khó tiêu. Ngoài ra, thuốc có thể gây nhịp tim chậm, hạ huyết áp tư thế, viêm dạ dày - ruột, chảy máu tiêu hóa, khó nuốt, tăng tiết nước bọt, trầm cảm, mất ngủ, ban đỏ...
Vinpocetin
Là một hợp chất có cách tác động phức hợp ảnh hưởng thuận lợi lên chuyển hóa não và tuần hoàn máu. Thuốc có tác dụng bảo vệ thần kinh, kích thích chuyển hóa não, làm tăng vi tuần hoàn não... Thuốc được dùng đường uống để làm giảm những dấu hiệu về tâm thần và thần kinh của các rối loạn mạch não khác nhau như rối loạn trí nhớ, mất ngôn ngữ, loạn vận động, choáng váng, nhức đầu...
Các tác dụng phụ của thuốc như hạ huyết áp tạm thời, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, choáng váng, yếu mệt có thể xảy ra. Trên đường tiêu hóa có thể gặp các triệu chứng như ợ nóng, đau bụng, buồn nôn hoặc những phản ứng dị ứng ngoài da...
Theo Dược sĩ Nguyễn Thu Hương
Người Lao Động
6 loại thuốc làm tăng bệnh trầm cảm Ngoài phản ứng phụ gây suy giảm trí nhớ, làm phát mùi cơ thể thường gặp ở một số dược phẩm, những loại thuốc chữa bệnh quen thuộc dưới đây có thể làm tăng thêm chứng bệnh trầm cảm ở con người. 1. Thuốc chữa cao huyết áp Thuốc chữa cao huyết áp được kê đơn là nhóm thuốc ức chế bêta như:...