Tiến tới hạn chế xe cá nhân
Kẹt xe là một trở ngại lớn, ảnh hưởng chất lượng sống, cản trở phát triển kinh tế, trở thành nỗi bức xúc với hàng triệu người dân TPHCM. Đây còn là nguyên nhân gây tai nạn giao thông, tiếng ồn, ô nhiễm không khí.
Nhìn ra thế giới
TPHCM hiện có khoảng 8 triệu xe máy, hơn 700.000 ô tô. Trung bình mỗi tháng có 30.000 phương tiện đăng ký mới, mỗi ngày tăng thêm 1.000 phương tiện. Mặt đường phát triển không thể theo kịp, nhất là khu vực trung tâm càng khó mở rộng.
Xe buýt được cho là phương tiện công cộng chủ đạo, nhưng chưa thể có làn đường riêng nên gặp nhiều trở ngại trong di chuyển, không đảm bảo giờ giấc, khó thu hút hành khách. Khi phương tiện vận tải hành khách công cộng chậm phát triển, lượng xe cá nhân sẽ tăng và càng khó nghĩ đến việc hạn chế xe cá nhân.
Nhiều đô thị lớn trên thế giới đã thành công trong việc cấm xe máy để giảm ùn tắc giao thông, an toàn cho người dân, thu hút khách du lịch, giúp phát triển kinh tế, hướng đến nếp sống văn minh hiện đại. Những đô thị này đã thông qua chủ trương trước đó khá lâu, làm cơ sở thực hiện các bước chuẩn bị về thủ tục, quy hoạch, kêu gọi đầu tư, xây dựng hạ tầng, phát triển vận tải công cộng, kết nối giao thông thuận lợi, sắp xếp nơi ở và việc làm cho người dân.
Khi phương tiện vận tải hành khách công cộng chậm phát triển, lượng xe cá nhân ở TPHCM tăng cao
Như thành phố Yangon (Myanmar) cũng chằng chịt ngõ hẻm, chưa có metro, cơ sở hạ tầng lạc hậu hơn TPHCM, số lượng xe máy rất lớn, gắn với văn hóa kinh doanh ở mặt tiền nhà và buôn bán trên vỉa hè; nhưng từ năm 2003 cũng đã thông qua chủ trương cấm xe máy và đã thành công từ năm 2009. Trước đó, sau khi thông qua chủ trương cấm xe máy, chính quyền đã tuyên truyền ý thức giao thông, tăng cường xe buýt, kết nối giao thông, hạn chế dần rồi tiến tới cấm, cấm lần một thất bại, cấm tiếp lần hai mới thành công, cuối cùng thuyết phục được người dân.
Video đang HOT
Tại Nhật Bản, cách thức giải quyết kẹt xe ở các đô thị lớn là tác động vào nhận thức người tham gia giao thông, trước hết là giới công chức phải làm gương trong việc bỏ thói quen sử dụng phương tiện cá nhân, áp dụng cả biện pháp đánh vào kinh tế để giảm thiểu xe cá nhân trên đường phố.
Như ở Tokyo, phí đậu xe được quy định ở mức rất cao, khiến người dân thấy đi phương tiện công cộng rẻ hơn mà vẫn đến được điểm cần đến, tạo làn riêng cho xe buýt được bố trí ngay cả trên những tuyến đường hẹp, mỗi bên chỉ có 2 làn đường. Điều này khuyến khích người dân chuyển đổi phương tiện cá nhân sang giao thông công cộng.
Mục tiêu và sự quyết tâm
Giải quyết kẹt xe và hạn chế xe cá nhân tại TPHCM không thể tách rời quy hoạch chung, phân bố dân cư hợp lý, quy hoạch sắp xếp nơi sinh sống và làm việc cho người dân… Tất nhiên phải phát triển cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, hệ thống vận tải hành khách công cộng với khối lượng lớn như tàu điện…
Những việc này đòi hỏi nhiều thời gian, kinh phí để hoàn thành. Cần giải thích đến từng khu phố cho nhiều người hiểu rõ hơn đề án “Tăng cường vận tải hành khách công cộng, kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trên địa bàn TPHCM” với mục tiêu hạn chế và cấm xe máy theo lộ trình, đảm bảo nhu cầu đi lại, giao thông công cộng, phương tiện thay thế.
Khả năng hạn chế xe cá nhân thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị để bỏ dần các rào cản, như xử lý xe máy quá niên hạn, không cho phép lưu thông. Khu vực nào đủ điều kiện, phương tiện công cộng đáp ứng thì hạn chế dần và tiến tới ngừng đăng ký mới xe máy.
Phát triển giao thông công cộng và kiểm soát xe cá nhân, không chỉ đòi hỏi sự hợp tác từ phía người dân mà còn là từ các cơ quan, ban ngành, đoàn thể. Nếu có một lượng lớn công chức đi làm bằng xe buýt vừa tạo sự gần gũi, thân thiện với người dân vừa giúp giảm hẳn lượng xe cá nhân lưu thông trên đường vào khung giờ cao điểm.
Từ đó, ngành GTVT tăng cường xe buýt, phân ranh giới trên vỉa hè dành cho người đi bộ, bố trí đường riêng hoặc làn ưu tiên cho buýt để hạn chế kẹt xe giờ cao điểm, rút ngắn thời gian so với xe cá nhân, giải quyết dứt điểm nạn chiếm dụng vỉa hè trái phép, xây dựng bãi giữ xe đủ sức chứa để hành khách gửi xe cá nhân để đi xe buýt.
Khu vực trung tâm TP có thể ưu tiên thí điểm hạn chế xe cá nhân, chọn các tuyến đường có vỉa hè đủ rộng và phát triển xe buýt thuận lợi, tiện nghi, an toàn, sạch sẽ. Trên đường rộng, sử dụng xe buýt loại lớn hoặc xe hai tầng chở từ 80 – 100 người. Trên đường hẹp, sử dụng xe buýt nhỏ hơn chở từ 50 – 70 người.
ĐỖ NGÔ TRẦN
Theo SGGP
Hơn 20 vạn người cao tuổi đã làm hồ sơ đăng kí thẻ miễn phí xe buýt
Theo thông tin từ Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị, sau hai tháng triển khai cấp thẻ miễn phí xe buýt trên địa bàn Hà Nội, đã có hơn 200.000 hồ sơ đăng ký làm thẻ miễn phí và đã trả gần 100.000 thẻ.
Đến nay, còn tồn quá nhiều hồ sơ và chưa thể thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả thẻ đúng theo quy định.
từ ngày 10/9, các đối tượng thuộc diện ưu tiên chỉ cần xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân để được miễn phí xe buýt.
Trước thực tế trên, Trung tâm tiếp tục gia hạn thời gian sử dụng chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, để kiểm tra kiểm soát đi xe buýt đối với người cao tuổi đến hết ngày 31/1/2020.
Thời gian qua, thực hiện hướng dẫn liên Sở GTVT, LĐ-TB&XH về việc phát hành quản lý sử dụng thẻ miễn phí sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn trên địa bàn thành phố, Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị đã thực hiện tổ chức tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ miễn phí đi xe buýt tại tất cả các điểm bán vé tháng từ 21/8/2019.
Đến nay, số lượng hồ sơ làm thẻ miễn phí còn tồn quá nhiều, Trung tâm đang đang lên thực hiện để giảm nhanh số hồ sơ tồn động và dự kiến số lượng hồ sơ tồn sẽ giải quyết xong trước 31/1/2020.
Trước đó, UBND TP. Hà Nội cho triển khai làm thẻ xe buýt miễn phí cho một số đối tượng thuộc diện ưu tiên theo Nghị quyết số 7//2019 của HĐND TP Hà Nội về việc ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách khối lượng lớn trên địa bàn thành phố. Các đối tượng được ưu tiên cấp thẻ gồm người cao tuổi (trên 60 tuổi), người có công, người khuyết tật, nhân khẩu thuộc hộ nghèo.
Thông tin này đã tác động mạnh mẽ tới hầu hết các đối tượng thuộc diện ưu tiên, nên các điểm cấp phát thẻ vé xe buýt luôn trong tình trạng quá tải.
Dù Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đã tung hết nhân lực cũng như tạo điều kiện tối đa cho người đến đăng ký, nhưng cũng không thể xử lý kịp. Để khắc phục tình trạng quá tải, Trung tâm đưa ra giải pháp: Người dân chỉ cần có giấy hẹn ngày đến nhận thẻ xe buýt miễn phí của các địa điểm làm thẻ và giấy tờ tùy thân có thể đi xe buýt miễn phí.
Tuy nhiên, từ ngày 10/9, các đối tượng thuộc diện ưu tiên chỉ cần xuất trình chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân để được miễn phí xe buýt.
Theo VietTimes
TP.HCM tăng cường chấn chỉnh đội ngũ lái xe buýt Các doanh nghiệp sẽ tăng cường giáo dục lái xe, nhân viên xe buýt về thái độ, hành vi ứng xử, ý thức chấp hành về trật tự an toàn giao thông... TP.HCM tăng cường chấn chỉnh đội ngũ lái xe buýt. Ngày 11/10, ông Trần Chí Trung - Giám đốc Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng TP.HCM (Trung tâm) cho...