Tiến sĩ, Trưởng phòng xưng “mày – tao” với dân: Xuất hiện video dài hơn 40 phút
Sau khi đăng tải bài “Khó tin màn đối đáp “mày – tao” của một Tiến sĩ, Trưởng phòng TN&MT với người dân”, PV Infonet đã nhận được đoạn video dài hơn 40 phút ghi lại toàn cảnh buổi làm việc.
Chúng tôi xin cập nhật để bạn đọc có cái nhìn khách quan, đa chiều.
Trụ sở UBND thị xã Gia Nghĩa, nơi Tiến sĩ Đàm Thị Hệ đang công tác
Người tố cáo nói gì?
Trao đổi với Infonet, ông Nguyễn Huy B. (SN 1984), trú tại phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) – người trực tiếp quay video clip cho biết: “Tôi có một thửa đất làm rẫy tại tổ 1, phường Nghĩa Trung, thị xã Gia Nghĩa với diện tích khoảng trên 3ha. Trước đây có một lối đi do người dân tự mở nhưng chật hẹp, đi lại khó khăn nên tôi xin giấy phép để mở rộng thêm, đồng thời xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vì thế ngày 5/3/2018, đoàn cán bộ phòng TN&MT đến kiểm tra thực địa”.
Theo ông B., đoàn công tác gồm có bà Đàm Thị Hệ, Trưởng phòng TN ông Nguyễn Tiến Quân, ông Nguyễn Thanh Hoàng Vũ, Phó Trưởng phòng TN ông Văn Tấn Cường, Chuyên viên phòng TN ông Mai Văn Hậu, Phó CVP HĐND, UBND thị xã; ông Tăng Tiến Nhân, Cán bộ địa chính phường Nghĩa Trung; ông Lê Công Thụ, Phó phòng QLĐT; ông Đỗ Tiến Lực, Giám đốc CN Văn phòng đăng ký đất đai thị xã.
Ông B. cho hay, khi vừa xuất hiện, chưa chào hỏi, giới thiệu gì, bà Hệ đã lên tiếng: “Thành phần hôm nay là có những ai? Ông áo đỏ ở đây là ông nào? Dân hả? Có mời dân không?”. Khi người áo đỏ trả lời: “Em nhà dưới đây chị”, bà Hệ liền thể hiện là người có quyền uy, vị thế: “Đúng thành phần thì tham dự họp, không đúng thành phần thì đi chỗ khác”.
Bà Hệ vừa nói, vừa chỉ tay vào mặt người dân (Ảnh cắt từ clip)
Video đang HOT
Nói về quy trình làm việc, ông B. cho biết: “Về nguyên tắc, khi đến kiểm tra, đoàn phải giới thiệu thành phần cho người dân được biết để tiện trao đổi, cung cấp thông tin. Tuy nhiên, bà Hệ không giới thiệu mà quát mắng luôn nên tôi buộc phải hỏi: Ai là chị Hệ? Chị mời tôi đến đây có việc gì?”.
Cũng theo ông B, sau khi nói chuyện, bà ấy điện cho một người phụ nữ nào đó, bà Hệ liền lớn tiếng: “Tôi không mời dân mà tại sao lại có dân? Chứng tỏ là có người báo trước việc này. Tôi không mời dân ở đây nha. Hôm nay tôi có mời dân đâu? Tại sao ai lại báo đến đây? Ai?”.
Rồi nhìn về phía ông Nhân, Cán bộ địa chính phường Nghĩa Trung và mắng: “Mày là đồng lõa nha”. Ông Nhân liền cự lại: “Không có đâu, chị đừng có nói thế, nói thế là em…”. Bà Hệ cướp lời, quát: “mày đi về hả? Mày đi về đi”. Ông Nhân thẳng thắn: “Em không đi về mà em cãi luôn, bởi vì em đi làm việc là…”.
“Bà ấy nói thế là không đúng”
Sau khi báo chí vào cuộc phản ánh màn đối đáp “mày – tao” với dân của vị Trưởng phòng TN&MT, phát biểu trên một tờ báo, bà Hệ cho rằng: “Mặc dù tổ kiểm tra đã mời 14 giờ nhưng đến khoảng 14 giờ 30 phút, ông Bé mới có mặt. Khi vừa xuất hiện, ông Bé có thái độ thách thức tổ kiểm tra và nói: “Tôi không làm gì sai, việc gì tôi phải ra làm việc. Tiến sĩ gì mà ngu vậy”, đồng thời hành hung bà, mọi người trong đoàn phải can ngăn”.
Tiến sĩ Đàm Thị Hệ với động tác tay chống nạnh. (Ảnh cắt từ clip)
Lý giải về việc này, ông B. cho biết: “Khoảng 14h chiều ngày 5/3/2018, tôi nhận được điện thoại từ chị Hệ, thông báo đến kiểm tra hiện trạng thửa đất. Khi tôi đến thì mới 2 người có mặt là ông Nhân, cán bộ địa chính phường Nghĩa Trung và anh Thảo (người dân mặc áo đỏ – PV), có nhà và rẫy ở phía dưới. Một lúc sau thì ông Cường, chuyên viên phòng Tài nguyên đến. Và cuối cùng là ông Vũ, ông Hậu và bà Hệ mới đến”.
“Còn việc nói tôi dọa dẫm đòi đánh, nên bà Hệ mới bức xúc như thế là không đúng. Bởi ngay từ đầu, bà Hệ đã thể hiện là người có quyền thế, quát tháo người này, đòi đuổi người kia. Tôi chỉ dọa tát khi quá bức xúc vì bà Hệ đem chuyện đời tư thời thanh niên của tôi ra đay nghiến, sỉ nhục”, ông B. nói thêm.
Để minh chứng cho những gì mình nói, ông B. cung cấp một bản video clip dài 40 phút 15 giây, ghi lại toàn bộ buổi làm việc tại thực địa.
Một đoạn trong video dài 40 phút 15 giây ghi lại toàn bộ buổi làm việc tại thực địa do ông B. cung cấp.
Tại phút thứ 9, sau khi bà Hệ xuất hiện, ông Nhân – Cán bộ địa chính lên tiếng: “Chờ lâu thế sếp? Nói hai giờ mà giờ đến 3 giờ, tiếng đồng hồ rồi”. Bà Hệ đáp: “Không có xe ô tô mày, phải đi xe máy”. Còn tại phút thứ 22, bà Hệ đem chuyện yêu đương thời trai trẻ của ông B. ra sỉ nhục, lúc này ông B mới dọa tát bà Hệ.
Để có cái nhìn khách quan, đa chiều, ngày 29/3, PV Infonet đã gọi rất nhiều cuộc điện thoại cho Tiến sĩ Đàm Thị Hệ nhưng không được, đường dây luôn trong tình trạng bị chặn cuộc gọi.
Trần Hoàn
Theo VNN
Trồng loài cây này chỉ việc cắt lá bán mà mỗi tháng thu 100 triệu
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, áp dụng khoa học vào sản xuất, trong đó có chuyển sang trồng cây dương xỉ Pháp cắt lá bán mà gia đình chị Vũ Thị Liên ở thôn Tân Lợi, xã Đắk R'moan (thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông) mỗi năm thu về cả tỷ đồng.
Chị Liên tâm sự: "Vợ chồng vốn làm nông nghiệp và từng làm thêm nhiều nghề nhưng kinh tế gia đình phát triển mạnh kể từ khi trồng cây dương xỉ. Năm 2011, vợ chồng sang chơi và thấy ở Đà Lạt (Lâm Đồng), người dân trồng hoa nhiều nhưng ít thấy phụ kiện để cắm hoa. Tôi nghĩ muốn có một bình hoa, giỏ hoa đẹp, ngoài hoa còn cần phải có lá, phụ kiện trang trí thì mới uyển chuyển, bắt mắt...
Chị Liên chia sẻ, trồng dương xỉ trong nhà kính định kỳ 20 ngày mỗi sào chỉ bón 20 kg NPK và hàng ngày tưới ít nước là đủ
Qua tìm hiểu, vợ chồng chị Liên quyết định chuyển đổi 1 sào cà phê già cỗi sang trồng dương xỉ Pháp. Sau 6 tháng trồng, cây dương xỉ phát triển tốt và chị cắt lá gửi sang bán cho các cửa hàng hoa ở Đà Lạt. Từ đó, khách hàng ở Đà Lạt, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh đặt lá dương xỉ để cắm hoa rất nhiều, không đủ cung cấp...
Từ 1 sào dương xỉ trồng thấy hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm gia đình chị Liên mở rộng thêm và hiện có 5 sào và đều đặn hàng tháng, trừ chi phí, thu về hơn 100 triệu đồng.
Theo chị Liên, cây dương xỉ giống nhập từ Pháp rất dễ trồng, chỉ cần làm đất, bỏ trấu, bón phân là bén nhanh. Sau mấy năm trồng, tích lũy được vốn, cách đây 3 năm, gia đình chị quyết định đầu tư 300 triệu đồng làm hơn 2 sào nhà kính để trồng dương xỉ.
Chị Liên cắt lá dương xỉ để bán cho khách hàng
Theo chị Liên, dương xỉ tuy dễ trồng nhưng do đặc điểm thời tiết Tây Nguyên có 6 tháng mưa nhiều làm cây chậm ra lá và bị nấm bệnh. Nếu trồng ở ngoài tự nhiên một sào 1 tháng cho thu nhập 15 triệu đồng thì trồng trong nhà kính tới 25 triệu đồng.
Trồng dương xỉ trong nhà kính và được tưới béc nên lá dương xỉ to, dài, dày nên khi cắm hoa sẽ đẹp và tươi lâu. Mỗi lá dương xỉ trồng trong nhà kính hiện khách hàng mua với giá 2.500 đồng. Trồng trong nhà kính thì không bị sâu bệnh, chỉ đầu tư ban đầu cao, nhưng hiệu quả kinh tế cao.
Gia đình chị Liên là hộ dân đầu tiên của thị xã Gia Nghĩa đưa cây dương xỉ về trồng và hiện trên địa bàn chỉ mới có thêm 1 hộ trồng. Nói về hướng phát triển kinh tế gia đình, chị Liên vui vẻ cho biết: "Mình trẻ tuổi thì nên đi nhiều để học hỏi cách làm ăn. Theo tôi, hiện nay nông dân làm nông nghiệp giá cả, đầu ra còn nhiều bấp bênh nên cần tìm hiểu những cây trồng mới lạ, đạt hiệu quả kinh tế cao để trồng.
"Tới đây, gia đình sẽ tìm hiểu về giống dương xỉ mới, kỹ thuật cao hơn để trồng, mỗi năm đầu tư thêm 1 sào nhà kính. Tôi sẽ trồng thêm những cây trồng khác nhằm đa dạng, phong phú sản phẩm, phục vụ cho thị trường, làm đẹp cho giỏ hoa và phát triển kinh tế gia đình", chị Vũ Thị Liên.
Theo Thanh Nga (Báo Đắk Nông)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Loại trừ sự "lai căng" sản phẩm thổ cẩm Tối 14.1, tại thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông), "Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ nhất, tại Đắk Nông" đã chính thức khai mạc với sự tham gia của hơn 2.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công, vận động viên quần chúng là đồng bào các dân tộc thiểu số đại diện cho 17 tỉnh, thành trong...