Tiến sĩ Bùi Quang Tín vị chuyên gia đầy nhiệt huyết
Trong bài phỏng vấn cuối cùng với PLO, TS LS Bùi Quang Tín vẫn đầy sôi nổi, tâm huyết với những góp ý về gói hỗ trợ tín dụng, chính sách hạ lãi suất của chính phủ và ngân hàng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Tiến sĩ, Luật sư Bùi Quang Tín vừa qua đời. Ông ra đi trong sự bàng hoàng của người thân, bạn bè, đồng nghiệp và cả giới báo chí chúng tôi. Vì mới hôm qua đây thôi, con người đầy năng lượng đam mê với công việc, đầy nhiệt huyết đó còn ngồi chia sẻ những góp ý cho các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn của dịch COVID-19.
Trong bài phỏng vấn cuối cùng với Pháp Luật TP.HCM, TS LS Bùi Quang Tín vẫn đầy sôi nổi, tâm huyết với những góp ý về gói hỗ trợ tín dụng, chính sách hạ lãi suất của chính phủ và ngân hàng.
Dễ mến, hiền lành, chân thành là những gì mà mọi người có thể cảm nhận khi trực tiếp chia sẻ, trò chuyện với TS Tín. Nhưng khi chúng tôi bật máy ghi âm, ống kính camera bắt đầu ghi hình thì ông luôn mạnh mẽ, sôi nổi với những ý kiến đầy thông tin. Đó không chỉ là những góp ý xuôi chiều chính sách mà còn là những góc nhìn trực diện, thẳng thắn phản biện chính sách.
Là vị chuyên gia luôn xâm nhập thực tế, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, ông hiểu: “Điều quan tâm của các doanh nghiệp hiện nay chính là các khoản vay cũ đang được áp dụng lãi suất trước đây nên làm sao đó, ngân hàng thương mại cần phối hợp để doanh nghiệp được tái cơ cấu trả nợ, đặc biệt là có thể giảm lãi suất cho vay đối với những hợp đồng cho vay cũ. Đó mới mang tính thực chất hơn.”
“Ngoài ra, với vấn đề miễn giảm thuế hiện chỉ dành cho những doanh nghiệp chứng minh sự thiệt hại của mình đến từ dịch Covid-19. Mà sự chứng minh này cũng không hề dễ dàng vì đòi hỏi doanh nghiệp tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán và thuế. Do đó, bản thân doanh nghiệp phải phối hợp với cơ quan nhà nước để xác định thiệt hại, khó khăn thì mới được miễn giảm”.
TS LS Bùi Quang Tín – chuyên gia tài chính luôn nhiệt huyết với những góp ý giá trị góp phần thay đổi chính sách giúp hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế.
“Như vậy vấn đề quan trọng là làm sao đó phải lan tỏa từ trung ương cho xuống đến địa phương. Trung ương đã có những chính sách mạnh mẽ, thì địa phương, vốn gắn bó và có dự hiểu biết các doanh nghiệp phải làm thể nào để chính sách triển khai mang tính thực chất hơn, lúc đó doanh nghiệp mới hưởng lợi.” – TS Tín thẳng thắn góp ý về gói hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch COVID-19.
Vừa căng mình với tuyển sinh, đào tạo tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM vừa bận rộn với công việc tại trường Doanh nhân BizLight, TS Tín vẫn “tranh thủ” dành cho báo chí chúng tôi những cuộc hẹn có khi dài cả giờ đồng hồ, quên cả ăn cơm trưa. Thế nhưng ở ông vẫn toát lên sự hứng khởi trong công việc, tràn đầy năng lượng và có một cái nhìn đầy nhiệt huyết cho giới doanh nhân.
Video đang HOT
Ông Tín từng chia sẻ với chúng tôi, ông cùng các cộng sự sáng lập ra trường doanh nhân BizLight vì nhìn thấy được xu thế động lực tăng trưởng phát triển của kinh tế, và cũng như muốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và thiếu động lực tìm hướng phát triển mới.
Trong vai trò một CEO, ông vẫn luôn là một con người đầy tâm huyết với nhân viên của mình. “Đội ngũ bên mình đang quản lý đều tựa lưng nhau làm việc, không cá nhân nào vượt lên trên cá nhân nào. Cách quản lý của tôi là không dùng biện pháp hành chính mà là cùng nhau hiểu biết để làm việc, thì lúc đó tạo ra đội ngũ mạnh để đi cùng nhau”- TS Tín chia sẻ.
Dù bù đầu vì công việc nhưng TS Tín – “cũng đặt mục tiêu làm gì thì cố gắng về nhà lúc 6 giờ tối, nhưng thường chẳng bao giờ làm được, vì quá nhiều công việc. Tuy nhiên, tôi có may mắn là gia đình khá bền vững. Vợ tôi rất giỏi và hiểu câu chuyện, chia sẻ gánh nặng của chồng trong cuộc sống, và công việc”.
TS Bùi Quang Tín ra đi thật sự quá đường đột với chúng tôi, những anh em báo chí suốt ngày chỉ muốn “làm phiền” chỉ muốn làm cho công việc những chuyên gia như anh thêm bận rộn. Người anh dễ mến, đáng kính qua đời khi những nhiệt huyết, những mục tiêu còn dang dở.
Mọi người sẽ luôn nhớ về anh, một vị chuyên gia kinh tế tài năng, nhiệt huyết! Mong anh an nghỉ!
Tiến sĩ Luật sư Bùi Quang Tín làCEO Trường Doanh nhân BizLight, giảng viên ĐH Ngân hàng TP.HCM, Thành viên của Đoàn Luật sư TP. HCM. Ông có hơn 23 năm nghiên cứu, giảng dạy và làm việc thực tiễn trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng và trên 7 năm nghiên cứu, làm việc trong lĩnh vực pháp lý. Ông đồng thời là giảng viên thỉnh giảng của nhiều trường Đại học lớn trong cả nước và tại các doanh nghiệp, định chế tài chính lớn về các chuyên đề tài chính, ngân hàng, pháp lý…
TS LS Tín lấy bằng MBA về Quản trị Tài chính Ngân hàng (Mỹ) từ năm 2003 và làm việc 3 năm tại ngân hàng Bank of America tại Bang Texas, Mỹ. Sau khi về nước, ông tiếp tục vừa làm việc tại ngân hàng Sacombank trong lĩnh vực ngoại hối ở vị trí Giám đốc Kinh doanh Ngoại hối và nhận học vị Tiến sĩ Kinh tế chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng vào năm 2013.
TS LS Bùi Quang Tín cũng đã tham gia và hoàn thành xuất sắc nhiều lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng do Chính phủ Luxembourg (thời gian 1 năm) và Thuỵ Sĩ tài trợ cho Chính phủ Việt Nam (SECO 2) (thời gian 2 năm).
Ông cũng tham gia rất nhiều hội thảo chuyên đề cũng như xuất bản nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế và pháp lý cũng như các bài báo trong tạp chí có giá trị tại Việt Nam. TS. Tín được mời làm diễn giả, chuyên gia trong nhiều chương trình truyền hình của các đài truyền hình báo chí trong nước và quốc tế.
QUANG HUY
Thu nhập 25 triệu đồng/tháng, có nên mua nhà trong mùa dịch để hưởng giá rẻ?
Biết tôi có ý định mua căn hộ chung cư, anh bạn khuyên tôi nên mua nhà khi đang dịch bệnh sẽ được mức giá rẻ, nếu chờ hết dịch, giá nhà tăng sẽ khó mua.
Tôi là một nam giới độc thân, 29 tuổi, sinh ra ở miền quê Thái Bình, hiện sống và làm việc tại Hà Nội.
Sau vài năm đi làm, hiện giờ tôi đã có một công việc ổn định ở một tập đoàn lớn với mức thu nhập không dưới 25 triệu đồng/tháng. Hiện tôi đang thuê nhà để ở, trung bình mỗi tháng tôi phải trả tiền thuê nhà 3 triệu đồng, tính ra cả năm mất gần 40 triệu đồng. Nhiều người khuyên tôi nên tìm 1 căn hộ vừa tiền để mua ở thay vì mỗi năm phải bỏ ra gần 40 triệu đồng trả tiền thuê nhà.
Tôi đã tích cóp được hơn 300 triệu và bắt đầu nghĩ đến việc mua nhà. Bố mẹ tôi sẽ hỗ trợ cho thêm 300 triệu, tôi đang muốn mua một căn hộ chung cư tầm 2 tỷ.
Bạn tôi bảo, thay vì chờ qua dịch bệnh thì tranh thủ mua nhà lúc này có thể có giá rẻ hơn. Với khoản tiết kiệm của tôi cộng với số tiền bố mẹ hỗ trợ và với mức thu nhập của tôi thì có nên mua nhà vào thời điểm này không hay chờ qua dịch mới mua?
Nhiều chủ đầu tư dự án chung cư đã đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm kích cầu thị trường trong mùa dịch (ảnh minh họa).
Tham khảo ý kiến từ một người bạn học cùng đại học với tôi hiện đang làm nhân viên kinh doanh của một công ty bất động sản, anh bạn khuyên tôi nên mua nhà bây giờ bởi giá bất động sản hiện nay "mềm" hơn thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh khoảng trên 10%.
Nếu chờ đến sau khi dịch được kiểm soát thì thị trường sẽ sớm khôi phục, giá nhà sẽ có sự thay đổi và rất có thể sẽ có một "cơn sóng" bùng nổ vào quý 3 hoặc cuối năm.
Lập luận cho dự báo của mình, anh bạn tôi trích dẫn nhiều chính sách của Nhà nước đưa ra nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp như Chỉ thị số 11 của Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn kịp thời các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch, mà trước hết là gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250.000 tỷ đồng. Hay các chính sách gia hạn nộp thuế, miễn tiền thuế chậm nộp đối với doanh nghiệp bị thiệt hại do dịch....
Điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp sớm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, nền kinh tế trở lại với đà phát triển bình thường; từ đó, kéo theo sự phát triển cho thị trường bất động sản.
Anh bạn tôi cho rằng, giai đoạn này là cơ hội cho những người có nhu cầu mua nhà để ở. Bởi, mua trong thời điểm hiện nay sẽ có nhiều lựa chọn ưng ý, ít cạnh tranh và có khả năng nhận được nhiều ưu đãi tốt từ các chủ đầu tư dự án như có dự án chỉ cần đóng 25% sẽ ra hợp đồng mua bán và đến khi nào nhận nhà mới phải đóng tiếp; chủ đầu tư hỗ trợ các gói vay ngân hàng lãi suất rất tốt...
Tuy nhiên, tôi tìm hiểu thêm thì được biết, các chủ đầu tư vẫn cố gắng giữ mức giá nhà mà họ đã lập ra từ trước khi dịch bùng phát. Dưới tác động của dịch bệnh, tiến độ xây dựng cũng như kế hoạch mở bán tại một số dự án cũng bị trì hoãn, dẫn đến lượng dự án mở bán cũng thấp. Nếu chờ sau khi hết dịch, thị trường khôi phục thì sẽ có thêm nhiều dự án mới "bung" hàng, tôi sẽ dễ bề lựa chọn hơn.
Một phương án khác mà tôi nghĩ đến ấy là việc để ý "săn" tìm các căn hộ mà nhà đầu tư thứ cấp họ đã đầu tư vào trước đây, biết đâu sau tình hình dịch bệnh nhiều người trong số họ lại có nhu cầu "cắt lỗ" thu hồi vốn thì tôi sẽ có cơ hội mua căn chung cư giá rẻ hơn?
Thực sự tôi đang rất băn khoăn, liệu đây có phải là cơ hội để mua nhà giá rẻ hơn không? Tôi nên mua nhà trong mùa dịch này như lời khuyên của bạn tôi hay chờ hết dịch rồi "quyết"?
Minh Thư
Hàng loạt ngân hàng dời lịch họp cổ đông vì dịch Covid-19 Đến nay đã có 5 ngân hàng công bố hoãn họp ĐHĐCĐ vì dịch Covid-19, gồm: Eximbamk, Techcombamk, ACB, SeABank, MBBank. Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank - MBB) vừa thông qua việc lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 chậm nhất đến cuối tháng 6/2020. Như vậy, đến nay đã có 5 ngân hàng công...