“Tiền mất tật mang” vì thuốc Đông y kém chất lượng
Các bài thuốc Đông y từ xa xưa đã được chứng minh hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh lý.
Tuy nhiên, việc dùng các bài thuốc với liều lượng như thế nào cần phải được thực hiện theo sự chỉ định của các y bác sĩ chứ không phải theo nội dung quảng cáo tràn lan trên mạng.
Người dân cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng thuốc Đông y.
Đông y… trộn tân dược
Lâu nay, rất nhiều người nghĩ thuốc Đông y an toàn, không có tác dụng phụ nên vô tư sử dụng theo “lời mách” của người quen hay theo thông tin quảng cáo trên mạng. Nhưng thực tế, không ít người đã phải nhập viện vì lạm dụng thuốc Đông y.
Cho rằng mặt to tròn, mí mắt sưng là do tăng cân, ngủ nhiều nên chị L.K.C. (Hà Nội) không nghĩ tới nguyên nhân từ việc uống thuốc Đông y để trị chứng đau khớp trong nửa năm qua. Chỉ khi đến khi nghe bác sĩ kết luận mình bị suy tuyến thượng thận thứ phát do corticoid thì chị mới bàng hoàng. Theo Tiến sĩ Phạm Thúy Hường, Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, bệnh của chị L.K.C có thể do dùng thuốc Đông y có trộn corticoid.
Một trường hợp khác là bà N.T.H (72 tuổi, ở Hải Dương) có tiền sử đái tháo đường, tăng huyết áp 10 năm, suy thận 2 năm. Vài năm gần đây bà có thêm biểu hiện đau khớp gối hai bên và cột sống nên đã tự mua thuốc thấp khớp gia truyền dạng viên để uống hằng ngày. Kết quả, khi nhập viện, bà được chẩn đoán suy tuyến thượng thận do lạm dụng corticoid.
Có nhiều người mua thuốc trị tiểu đường theo thông tin truyền tai hoặc quảng cáo trên YouTube, Facebook. Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận nhiều trường hợp biến chứng nặng do sử dụng thảo dược có chứa Fenformin – một loại thuốc tây trị tiểu đường đã bị cấm lưu hành quốc tế từ hơn 50 năm qua do có ảnh hưởng tới não, tim, gây nguy cơ tử vong cao. Nhiều người dân vì tin dùng các sản phẩm Đông y được quảng cáo rầm rộ mà không theo phác đồ của bác sĩ, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tìm hiểu kỹ trước khi dùng thuốc
Hiện trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc Đông y kém chất lượng, có trộn một số chất cấm. Theo các chuyên gia y tế, lợi dụng tâm lý thích sử dụng thuốc y học cổ truyền vì dễ uống, lành tính, ít tác dụng phụ, nhiều cơ sở sản xuất đã trộn thêm các loại tân dược để tăng hiệu quả tức thời, lờ đi những tác dụng phụ gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
Video đang HOT
Tiến sĩ Phạm Thúy Hường cho biết, việc chỉ định corticoid trong điều trị bệnh cần hết sức thận trọng, đặc biệt là với các bệnh nội khoa mạn tính như viêm đa khớp, đau thần kinh… Phải coi corticoid là lựa chọn cuối cùng và không phải bệnh lý khớp nào cũng sử dụng corticoid như nhau. Với bệnh nhân dùng corticoid kéo dài thì từ quá trình sử dụng thuốc đến khi ngừng thuốc là một lộ trình cần được theo dõi nghiêm ngặt; việc dùng corticoid kéo dài và ngừng thuốc đột ngột có thể gây suy tuyến thượng thận cấp và đó là điều rất nguy hiểm.
Với thông tin quảng cáo “nổ” về thuốc Đông y có thể chữa khỏi bệnh tiểu đường, bác sĩ Trần Văn Đồng, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, khẳng định: Bệnh tiểu đường hiện chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn. Bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị kết hợp thay đổi chế độ ăn, vận động thì hoàn toàn có thể “sống chung” với bệnh một cách khỏe mạnh.
Thực tế, đã có những bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc theo đơn mà bác sĩ kê, mua thuốc Đông y chưa được kiểm chứng, sau một thời gian, khi khám lại, nhiều người có chỉ số đường huyết tăng rất cao, thậm chí xuất hiện biến chứng. “Chúng tôi thấy tiếc khi có nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy gan, thận, phải lọc máu cấp cứu. Một số trường hợp tử vong vì đến viện muộn”, bác sĩ Đồng kể lại.
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền khuyến cáo: Người dân cần tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào. Hiện một số Sở Y tế đã đăng tải danh sách cơ sở y tế, phòng khám y học cổ truyền được cấp giấy phép hoạt động lên website, người dân có thể kiểm tra thông tin từ đó. Mọi người khi đi khám nên tìm những cơ sở hợp pháp “công khai chứng chỉ hành nghề, phạm vi chuyên môn và có biển hiệu rõ ràng”. Với thông tin trên mạng, người dân phải cẩn trọng kiểm tra lại bởi nhiều thông tin hoàn toàn là giả mạo.
Từ sự việc người đàn ông bị cương dương suốt 30 giờ: Chuyên gia Đông y cảnh báo về việc sử dụng ba kích để bồi bổ
Theo lương y Bùi Hồng Minh, ba kích được sử dụng làm thuốc bổ, thuốc chữa bệnh trong Đông y, khuyến cáo không được dùng tùy tiện.
Mới đây, thông tin giải cứu người đàn ông bị cương dương suốt 30 giờ do uống rượu ba kích để cải thiện sức khỏe tình dục khiến nhiều người e ngại về loại thuốc bổ này. Chúng ta đều biết, ba kích là một vị thuốc bổ trong Đông y. Uống rượu ba kích cũng đồng nghĩa với việc uống thuốc bổ, vậy tại sao lại khiến có người gặp họa đến nỗi nhập viện trong tình trạng cương dương suốt 30 giờ dở khóc dở cười?
Trước thông tin đó, lương y Bùi Hồng Minh khẳng định, ba kích là một vị thuốc bổ nhưng không phải vì thế mà ai cũng có thể sử dụng để bồi bổ sức khỏe.
Ba kích là một vị thuốc bổ nhưng không phải vì thế mà ai cũng có thể sử dụng để bồi bổ sức khỏe.
"Trong Đông y, ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm có tác dụng bổ thận, tráng dương, cường gân cốt, khử phong thấp... Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt với bệnh nhân tuổi già, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, ăn ngủ kém. Ngoài ra còn có tác dụng giảm các triệu chứng đau khớp của các bệnh nhân đau khớp", lương y Bùi Hồng Minh cho hay.
Trong cuốn sách "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" của Cố giáo sư Đỗ Tất Lợi, trong rễ ba kích có chất anthraglucozit, rất ít tinh dầu, chất đường, nhựa và axit hữu cơ, rễ tươi có vitamin C. Dân gian lưu truyền, ba kích là một vị thuốc bổ não và tinh khí, được dùng để trị các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, chữa bệnh phong thấp, làm mạnh gân cốt... Người ta cũng thường dùng ba kích nấu với thịt gà để ăn bồi bổ sức khỏe.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng công nhận, ba kích có thể giúp tăng sức dẻo dai, tăng đề kháng, khả năng chống viêm mạnh mẽ, đối với nam giới có hoạt động sinh lý yếu còn làm tăng khả năng quan hệ tình dục, rễ ba kích giúp hạ huyết áp...
Đây là một vị thuốc bổ toàn vẹn xét theo cả Đông y lẫn Tây y. Tuy nhiên, chuyên gia nhận định không phải cứ là thuốc bổ thì ai dùng cũng tốt.
Dùng rượu ba kích - Những lưu ý không được bỏ qua
- Rượu ba kích ngon bổ nhưng không phải cứ dùng càng nhiều thì càng tốt. Chuyên gia khuyến cáo, không nên uống quá nhiều rượu ba kích trong ngày, mỗi ngày chỉ nên uống 2-3 ly, uống trong mỗi bữa ăn.
- Khi ngâm rượu ba kích nên ngâm ba kích tím hoặc ba kích kết hợp một số vị thuốc bổ dương như nấm ngọc cẩu, dâm dương hoắc, sâm cau... để tạo ra thuốc bổ tăng cường hiệu quả hơn.
- Khi ngâm rượu ba kích, tốt nhất nên chọn ngâm ba kích tươi. Đối với ba kích khô cần tinh mắt nhận diện hàng thật hàng giả, tránh mua phải ba kích đã bị hấp, ba kích đã dùng, bị hút hết dược chất.
- Ba kích nên bỏ lõi khi ngâm rượu. Nếu không, những vấn đề sinh lý sẽ không được cải thiện mà còn rơi vào trạng thái như mất cảm giác yêu, trên bảo dưới không nghe, dùng lâu dài dẫn đến tình trạng thận hư, hư dương. Do đó, ngâm rượu ba kích đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Những đối tượng không nên dùng ba kích
- Nam giới mắc bệnh khó xuất tinh, tinh trùng kém.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
- Người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, nếu lạm dụng thì bệnh có nguy cơ tái phát cao và trầm trọng hơn.
- Người bị xơ gan, lao phổi, suy tim.
- Người có tiền sử các bệnh về mắt: cận thị, viễn thị, đau mắt vì rượu ba kích sẽ khiến mắt thêm mờ và đau hơn.
Người có tiền sử các bệnh về mắt: cận thị, viễn thị, đau mắt vì rượu ba kích sẽ khiến mắt thêm mờ và đau hơn.
- Người âm hư hỏa vượng: Theo y học cổ truyền, âm hư hỏa vượng là hiện tượng cơ thể có một số biểu hiện như miệng khô háo nước, khó ngủ, hay sốt nhẹ về chiều, mặt đỏ, mạch ấn vào thường thẳng và yếu, ít có sự thay đổi về nhịp mạch.
- Người thường xuyên đại tiện táo bón: Theo dân gian những người thường xuyên gặp phải tình trạng táo kết cũng không nên uống rượu ba kích.
- Người huyết áp thấp, lạnh bụng: Hạ huyết áp là một tác dụng của củ ba kích, vì vậy người bị huyết áp thấp, hay bị lạnh bụng cũng không nên dùng. Nếu dùng rượu ba kích có thể gây tụt huyết áp, tiêu chảy.
- Người bệnh suy thận, hội chứng thận hư: Mặc dù là một vị thuốc có công dụng bổ thận, nhưng những người mắc chứng bệnh suy thận, hội chứng thận hư cũng không nên dùng. Bởi với những bệnh nhân suy thận, điều quan trọng nhất với người bệnh là điều trị phục hồi chức năng thận trước khi có ý định bồi bổ thận, bổ thận trước khi điều trị bệnh là lợi bất cập hại.
- Người viêm dạ dày: Viêm loét dạ dày là một trong những trường hợp không nên uống rượu ba kích, rượu ngâm thảo dược luôn được khuyến cáo không nên dùng cho mọi trường hợp bệnh nhân viêm loét dạ dày nói chung.
Những tác dụng chữa bệnh thần kỳ của rau diếp cá Từ xưa, rau diếp cá vẫn hay được dân gian sử dụng như một bài thuốc để trị sốt ở trẻ em, bởi diếp cá có tính bình, thanh nhiệt cơ thể. Thế nhưng ít ai biết rằng ngoài công dụng trị sốt ra, rau diếp cá còn có công dụng thần kỳ, giúp điều trị nhiều loại bệnh khác. Chống táo bón...