Tiền mã hóa đang có ưu thế trong chiến tranh
Hai mươi năm trước, vàng có thể được sử dụng làm phương thức trao đổi tại các khu vực xảy ra chiến sự. Bitcoin dường như đã phần nào thay thế vai trò đó.
Cuộc xung đột quân sự lớn nhất tại châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đang diễn ra ở Ukraine, và Bitcoin có thể là yếu tố tác động đến kết quả.
Theo Washington Post, xung đột giữa Nga và Ukraine là “cuộc chiến tiền mã hóa đầu tiên trên thế giới”, khi cả 2 bên đều tìm cách tận dụng ưu thế của loại tiền tệ không biên giới, không chịu sự quản lý tập trung.
Thay thế vai trò của tiền pháp định và vàng
Một số tổ chức phi chính phủ kêu gọi quyên góp ủng hộ Ukraine thông qua tiền mã hóa. Trong khi đó, một số người dân tại quốc gia này bắt đầu chuyển sang sử dụng Bitcoin vì máy ATM hết tiền và ngừng hoạt động.
Bitcoin đang thay thế vàng, trở thành phương thức trao đổi tại khu vực xảy ra xung đột.
Hai nhà báo người Đan Mạch dùng Bitcoin để mua một chiếc Mazda 3 qua sử dụng với giá 0,059 BTC vì tiền mặt trở nên khan hiếm và giao dịch ngân hàng đình trệ tại Dnipro, Ukraine.
Theo Decrypt, 20 năm trước, vàng có thể được sử dụng làm phương thức trao đổi tại các khu vực xảy ra chiến sự. Giờ đây, vai trò này thuộc về Bitcoin.
Một số nhân vật nổi tiếng liên quan đến tiền mã hóa cũng dùng sức ảnh hưởng của mình để tác động đến cuộc xung đột đang diễn ra. Người sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin viết thông điệp bằng tiếng Nga (tiếng mẹ đẻ của ông) phản đối chiến tranh trên Twitter. Trong khi đó, Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập sàn giao dịch FTX tuyên bố tặng 25 USD cho mỗi người Ukraine trên nền tảng.
Video đang HOT
Bản chất mở của tiền mã hóa là một con đường 2 chiều. Các chuyên gia dự đoán Nga và một số nhà lãnh đạo của họ sẽ chuyển sang tiền mã hóa để lách các lệnh trừng phạt kinh tế. Bản thân công nghệ của Bitcoin không chia phe.
Đây không phải là lần đầu tiên tiền mã hóa có vai trò quan trọng tại các khu vực bất ổn. Decypt cho rằng Iran và Triều Tiên đã sử dụng tiền mã hóa để giao dịch khi bị các nước khác loại khỏi hệ thống ngân hàng trên toàn cầu. Trong một số cuộc xung đột, phe đối lập thường sử kêu gọi quyên góp từ bên ngoài bằng tiền mã hóa.
Nguy cơ tạo ra xung đột
Tiền mã hóa khiến cho việc quyên góp, ủng hộ hoạt động quân sự có thể diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn so với trước. Do đó, nó cũng có nguy cơ bị lợi dụng, trở thành công cụ tài trợ cho bạo lực, tạo ra xung đột.
Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác có thể bị lợi dụng làm công cụ kích động xung đột.
Một trong những rủi ro là cộng đồng sử dụng tiền mã hóa dùng sự giàu có của mình để can thiệp vào các cuộc xung đột chính trị hoặc quân sự mà bản thân họ không thật sự am hiểu. Hành động đôi khi đơn thuần xuất phát từ niềm tin cá nhân, thậm chí là dựa vào tin giả.
Rủi ro ngày càng gia tăng khi tiền mã hóa dần bị chính trị hóa. Theo trung tâm nghiên cứu phi lợi nhuận Coin Center, trong khi phần lớn thành viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tại Mỹ không biết hoặc không quan tâm đến tiền mã hóa thì một số ít chính trị gia ủng hộ loại tài sản kỹ thuật số này.
Việc mọi người, thậm chí chính phủ một số quốc gia, sử dụng tiền mã hóa như một kênh huy động nguồn lực cho các cuộc xung đột là vấn đề nghiêm trọng. Nó sẽ tiếp tục tồn tại, giống như cách Internet bị lôi vào chiến tranh.
Gần đây, sau khi Nga tấn công vào Ukraine, một cuộc chiến khác trên không gian mạng đã nổ ra. Nhóm hacker khét tiếng Anonymous tuyên bố đánh sập website kênh truyền hình RT do chính phủ Nga hậu thuẫn, bày tỏ quan điểm công khai ủng hộ Ukraine trên Twitter.
Trước đó, chính phủ Nga bị cáo buộc tấn công các website thuộc chính phủ và ngân hàng Ukraine. Chính phủ Ukraine cũng kêu gọi các nhóm hacker ngầm bảo vệ cơ sở hạ tầng và do thám quân đội Nga.
Điều tương tự cũng diễn ra đối với tiền mã hóa. Các bên đều muốn tận dụng ưu thế của loại tài sản kỹ thuật số này để mang lại lợi ích cho mình.
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có thể là “cuộc chiến tiền điện tử đầu tiên trên thế giới”, nhưng chắc chắn không phải là cuộc chiến cuối cùng.
Thị trường tiền số chìm trong sắc đỏ
FED tăng lãi suất, tình hình tại vùng biên giới Ukraine kết hợp với thông tin sàn NFT OpenSea bị hack là những yếu tố khiến thị trường tiền mã hóa chưa thể hồi phục.
Theo dữ liệu từ TradingView, Bitcoin (BTC) đã không thể giữ vững ở vùng giá 40.000 USD quan trọng. Trưa ngày 21/2 theo giờ Việt Nam, BTC được giao dịch xung quanh vùng giá 38.900 USD. Nhìn chung, Bitcoin vẫn đang dao động ở mức thấp trong tháng 2.
Các đồng tiền nền tảng khác như Ethereum (ETH), Avalanche (AVAX), Binance (BNB) cũng chạy theo BTC. Mức giảm lần lượt là 14%, 15,5% và 8,3% tính từ thời điểm dấu hiệu căng thẳng leo thang tại Ukraine hôm 17/2, theo dữ liệu từ TradingView. Vốn hóa toàn thị trường "bốc hơi" 200 tỷ USD.
Thị trường vẫn "đỏ lửa" trong ngày thứ 2, 21/2.
Tình hình chiến sự và ngoại giao căng thẳng giữa Mỹ và Nga tại vùng biên giới Ukraine khiến cho các nhà đầu tư quan ngại và chốt lời. Các loại tài sản mang tính chất an toàn như dầu đã tăng lên mức 93 USD một thùng, hay vùng giá 1900 USD đối với vàng, theo Forbes.
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu công bố thông tin về kế hoạch tăng lãi suất của họ sau cuộc họp kín vào tối ngày 14/2 cũng khiến thị trường có biến động. Theo Financial Times, 2 thành viên ban điều hành FED cho biết họ sẽ tăng lãi suất vào đầu tháng 3 nhằm giải quyết vấn đề lạm phát.
Các lý do vĩ mô khiến nhiều nhà đầu tư phải "đóng lệnh giao dịch của mình nhằm giảm thiểu rủi ro", Joe DiPasquale, CEO quỹ đầu tư Bitbull nhận định.
Bên cạnh quyết định của FED và tình hình Ukraine, cú trượt giá một phần đến từ tin xấu của sàn token không thể thay thế (NFT). OpenSea, sàn giao dịch NFT lớn nhất thế giới vừa thông báo bị hacker tấn công.
Alex Svanevik, CEO trang dữ liệu Nansen cho biết ít nhất 19 người dùng có liên kết ví tiền số với OpenSea đã bị ảnh hưởng từ vụ hack.
"Chúng tôi cho rằng đây là đợt tấn công giả mạo (phishing)", Devin Finzer, CEO sàn OpenSea viết trên Twitter.
Tổng thiệt hại từ đợt tấn công này, ước tính khoảng 3 triệu USD, bao gồm các NFT nổi tiếng như bộ sưu tập hình vượn Bored Ape, theo Forbes. Theo dữ liệu từ Etherscan, trang theo dõi giao dịch trên mạng blockchain ETH, tài khoản của hacker trong vụ việc này đã từng được dùng trong nhiều đợt tấn công sàn OpenSea khác trong quá khứ.
Ông DiPasquale chia sẻ với CoinDesk rằng Bitcoin có thể giảm xuống vùng giá 35.000 USD.
Giữa khung cảnh thị trường rơi tự do, nhà sáng lập Ethereum, Vitalik Buterin chia sẻ với Bloomberg rằng anh không "bất ngờ" nếu "mùa đông tiền mã hóa" thật sự sẽ diễn ra.
"Đối với những người đã gắn bó lâu dài với tiền mã hóa, đặc biệt là lập trình viên các dự án blockchain, họ lại mong chờ giai đoạn mùa đông", Vitalik chia sẻ.
Vitalik từng xuất hiện vào trao đổi với CNN vào cuối tháng 5/2021. Trong buổi phỏng vấn với CNN, Vitalik cho rằng "bong bóng tiền mã hóa có thể đã vỡ". Thị trường tiền số tiếp tục suy giảm trong vòng 2 tháng sau đó.
Các nhân vật có tiếng khác trong thị trường tiền số cũng tán đồng với người đứng đầu dự án Ethereum. Du Jun, nhà sáng lập sàn giao dịch Huobi nhận định thị trường đang bước vào giai đoạn "mùa đông".
"Nếu chu kỳ giảm phần thưởng cho thợ đào (halving) 4 năm một lần vẫn tiếp diễn như trong quá khứ vào năm 2012, 2016. Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của mùa đông. Có thể thị trường chỉ tăng trưởng mạnh trở lại từ cuối năm 2024 hoặc đầu 2025", Du Jun chia sẻ với CNBC.
Bitcoin phá mốc 45.000 USD, vực dậy cả thị trường tiền mã hóa Nhiều chuyên gia nhận định Bitcoin và thị trường tiền số đã phá vỡ xu hướng giảm trong 2 tháng qua. Trưa ngày 8/2, thị trường tiền mã hóa ghi nhận tín hiệu tích cực ở tất cả đồng coin và token. Bitcoin (BTC), đồng tiền có vốn hóa lớn nhất đã vượt qua mốc 45.000 USD trước khi giảm nhẹ, dao động...