Tiền mã hóa của người Việt đạt vốn hóa 2,5 tỷ USD
Đồng tiền mã hóa Axie Infinity của công ty Sky Mavis do Trung Nguyễn (sinh năm 1992) sáng lập hiện có mức vốn hóa 2,5 tỷ USD.
Theo số liệu trên Coinmarketcap chiều 25/7, mỗi đồng Axie Infinity (tên mã AXS) có giá 42 USD. Với gần 61 triệu đồng tiền mã hóa đang được lưu hành, giá trị vốn hóa thị trường của AXS đạt khoảng 2,5 tỷ USD, đứng thứ 35 trên thị trường tiền mã hóa toàn cầu.
Ở thời điểm cao nhất, tối 24/7, mỗi đồng AXS có giá 45,6 USD. So với thời điểm đầu tháng 7, đồng tiền điện tử này đã tăng giá hơn 8 lần. Trong 24h gần nhất, khối lượng giao dịch của đồng tiền này trên thị trường tiền mã hóa đạt mức 4,6 tỷ USD.
Đồng AXS tăng giá mạnh trong một tháng qua.
Với giá trị vốn hóa đạt hàng tỷ USD, nhiều thông tin trên mạng xã hội cho rằng nhà sáng lập của dự án là tỷ phú USD tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong chia sẻ với báo chí mới đây, Trung Nguyễn – người sáng lập của dự án – cho biết đó là tổng giá trị của các token trên thị trường. Đội ngũ sáng lập dự án chỉ sở hữu một phần nhỏ trong số này. Theo các tài liệu được công bố, số token của đội chỉ chiếm 21% tổng nguồn cung của đồng AXS.
Axie Infinity là một dự án game kết hợp blockchain, do người Việt sáng lập và phát triển từ năm 2017. Công ty có trụ sở tại TP HCM. Trên sách trắng của dự án, người sáng lập Axie Infinity là Nguyễn Thành Trung, sinh năm 1992. Thành Trung cũng từng là nhà sáng lập và CTO của Lozi – một startup về thương mại điện tử nổi tiếng tại Việt Nam. Trong đội ngũ sáng lập, ngoài CEO, một người Việt khác tên Tú Đoàn cũng tham gia với tư cách giám đốc nghệ thuật và thiết kế game. COO, CTO của dự án là người nước ngoài.
Trò chơi Axie Infinity được phát triển từ năm 2017, lấy cảm hứng từ game Pokemon và một dự án NFT là Crypto Kitties. Điểm đặc biệt của Axie Infinity là cho phép người dùng có thể “chơi để kiếm tiền”.
Video đang HOT
Người chơi sở hữu một đội thú cưng, để mua bán hoặc mang đi chiến đấu.
Người chơi sẽ sở hữu một đội thú cưng “ảo” – được gọi là Axie. Từ các Axie này, người chơi sẽ đưa đi chiến đấu, nhân giống, hoặc thu thập các thú hiếm để sưu tầm. Phần thường nhận về từ việc chiến đấu thắng, hoặc bán Axie là các đồng tiền mã hóa tên SLP, có thể bán lấy tiền. Nhà phát triển sử dụng NFT để tạo ra tính duy nhất cho các Axie trong game, đồng thời cũng thu phí ở việc mua bán hoặc nhân giống Axie. Để tham gia chơi, người dùng sẽ cần đầu tư một số tiền nhất định ban đầu để mua các Axie này.
Ở phương diện tiền mã hóa, đồng AXS do Axie Infinity phát hành hiện được giao dịch trên nhiều sàn giao diện tiền điện tử lớn, như Binance, để nhà đầu tư có thể giao dịch, mua bán.
Thống kê vào tháng 6 năm nay, trò chơi Axie Infinity thu hút khoảng 60 nghìn người chơi trên khắp thế giới. Game này cũng được coi là cách kiếm tiền của người dân tại nhiều nước trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, do người chơi chỉ cần một chiếc điện thoại có kết nối Internet.
Hồi tháng 5, sau cơn sốt NFT trên thế giới, công ty Sky Mavis của Trung Nguyễn từng huy động được 7,5 triệu USD từ các nhà đầu tư như Blocktower Capital, Konvoy Ventures, Libertus, và được ủng hộ bởi nhà đầu tư nổi tiếng Mark Cuban.
Lan đột biến thành vật phẩm số giá nghìn USD
Lan đột biến được mã hóa thành tài sản NFT để giao dịch, nhưng người mua sẽ chỉ sở hữu lan dạng kỹ thuật số, trên mạng blockchain.
Những vật phẩm "Lan NFT" bắt xuất hiện trên sàn giao dịch OpenSea một tuần trở lại đây. Người mua có thể sở hữu sản phẩm này thông qua hình thức đấu giá và giao dịch bằng tiền mã hóa, phổ biến nhất là đồng ETH. Với tính chất của NFT, chủ sở hữu có thể chứng minh mình là chủ sở hữu duy nhất của "cây lan" này, tương tự việc sưu tầm lan đột biến ngoài đời thực.
Mỗi cây lan thuộc cùng một giống sẽ được đánh số để phân biệt.
"NFT lan đột biến" xuất hiện không lâu sau cơn sốt NFT trên khắp thế giới hồi đầu năm nay. Về cơ bản, NFT (Non-Fungible Token) là một chứng chỉ xác thực kỹ thuật số không thể sao chép, được lưu trữ trong một blockchain và được sử dụng để đại diện cho quyền sở hữu các loại hàng hóa điện tử. Với tính chất này, bất cứ sản phẩm kỹ thuật số nào cũng có thể trở thành NFT và có thể dùng để sưu tầm, hay mua bán.
Với lan đột biến, để trở thành NFT, đơn vị phát hành token này đã sử dụng công nghệ AR để đưa những cây lan ngoài đời thực thành dạng kỹ thuật số. Sau đó sử dụng các công nghệ như smart contract, blockchain... biến chúng thành NFT. Đây cũng là điểm khác biệt của lan NFT với lan ngoài đời thực. Người mua lan đột biến NFT thực chất sẽ sở hữu phiên bản kỹ thuật số cây lan đó và được công nhận trên mạng blockchain, chứ không sở hữu cây thật.
"Với hình thức này, người mua lan đột biến sẽ không sở hữu bản vật lý của cây lan để thưởng thức, nhưng bù lại, không cần tốn công chăm sóc mà vẫn khoe việc mình sở hữu cây lan này. Đồng thời, chúng cũng không bị mất đi và có thể giao dịch trên khắp thế giới", Phan Đức Nhật, chuyên gia về đầu tư tiền số nhận định.
Khi đưa lên sàn, giá trị của NFT lan đột biến được quyết định dựa trên cộng đồng thông qua đấu giá. Theo lý thuyết, những dòng lan hiếm, có giá trị cao ngoài đời thực cũng sẽ có giá trị cao khi trở thành NFT.
Để tạo sự khác biệt về giá trị, các loại lan khác nhau sẽ có thời gian và số lượng NFT phát hành khác nhau. Một dự án tạo lan NFT mới xuất hiện gần đây dự kiến tung ra NFT cho 10 dòng lan đột biến. Những dòng lan đột biến có giá trị càng cao sẽ được phát hành với số lượng càng thấp.
Chẳng hạn, dòng lan Phú Thọ có giá thị trường 100 USD mỗi cây, lan HO giá 250 USD mỗi cây, sẽ có tối đa 2.000 NFT được phát hành. Trong khi loại lan Ngọc Sơn Cước có giá 10.000 USD/cây, hay lan Cờ Đỏ 12.500 USD/cây, sẽ chỉ có tối đa 100 NFT được phát hành. Mỗi NFT sẽ được đánh số để tạo sự khác biệt.
Lan đột biến NFT được tạo bởi Varchain và giao dịch trên sàn OpenSea.
Theo ghi nhận trên sàn OpenSea tính đến 20/6, mới có khoảng hơn 100 NFT lan được đưa lên đây. Số lượng giao dịch cũng chưa nhiều và hiện mức đấu giá cao nhất cho một lan NFT là 0,2 ETH (khoảng 10 triệu đồng).
Chuyên gia Phan Đức Nhật cho rằng, người đầu tư nên cân nhắc khi mua NFT lan cũng như bất cứ loại NFT nào. Bởi tương tự các loại tiền điện tử hay vật phẩm kỹ thuật số khác, giá trị của chúng có thể lên tới hàng triệu USD nếu được quan tâm và săn lùng, nhưng cũng có thể bằng 0 nếu không được giao dịch.
Theo một chuyên gia về blockchain, mức độ rủi ro với NFT còn phụ thuộc vào hợp đồng (smart contract) với vật phẩm đó, chẳng hạn có những hợp đồng đi kèm điều khoản cho phép người mua được sở hữu phiên bản thật của vật phẩm. Tuy nhiên, điều này chưa khả thi khi áp dụng với lan NFT.
Kể từ khi ra đời vào năm 2017 và tạo cơn sốt vào đầu năm nay, NFT từng được áp dụng trên nhiều lĩnh vực như âm nhạc, hội họa, vật phẩm game... Với các tính chất, như tính duy nhất, dễ dàng xác minh trên blockchain, tính bền vững, người sở hữu NFT có thể chứng minh quyền sở hữu để tạo ra các bộ sưu tập kỹ thuật số, hoặc kiếm lời từ việc mua đi bán lại vật phẩm.
Thế giới từng ghi nhận nhiều vật phẩm NFT được đánh giá "kỳ quặc", chẳng hạn NFT của cuộn giấy vệ sinh dưới dạng ảnh từng được bán với giá hơn 3.000 USD, ảnh meme hình mèo giá 83.000 USD, hay câu tweet của nhà sáng lập Twitter được bán với giá 2,9 triệu USD.
Mã nguồn làm nên thế giới Web sắp được bán đấu giá dưới dạng NFT, khởi điểm từ 1.000 USD Với giá trị làm thay đổi lịch sử nhân loại của những dòng code này, giá trị của chúng sau buổi đấu giá có thể lên đến hàng triệu USD. Những dòng code đầu tiên tạo nên World Wide Web vào năm 1989 đang được người sáng tạo ra chúng, ngài Tim Berners-Lee, rao bán dưới dạng NFT (nonfungible token - token không...