Tiện ích từ nộp thuế theo hình thức doanh nghiệp nhờ thu
Doanh nghiệp không cần thực hiện thao tác nộp thuế, mà mỗi khi có phát sinh nợ thuế từ hải quan, hệ thống của cơ quan hải quan tự động gửi yêu cầu nộp thuế đến ngân hàng mà doanh nghiệp đã ủy nhiệm, ngân hàng sẽ tự động nộp thuế thay cho doanh nghiệp.
Triền khai hình thức doanh nghiệp nhờ thu sẽ khắc phục triệt để tình trạng sai sót của cả doanh nghiệp và hải quan trong khi kê khai nộp thuế.
Sau hơn 2 năm Tổng cục Hải quan đã triển khai “Đề án nộp thuế điện tử 24/7″ đã mang lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý. Đây là hình thức nộp tiền thuế và các khoản phải nộp khác thông qua Cổng thanh toán điện tử hải quan do ngân hàng thương mại phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện. Nhanh gọn, an toàn, chính xác, chương trình nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp sau hơn 2 năm đi vào thực hiện.
Nộp thuế điện tử thông qua hệ thống 24/7 của Tổng cục Hải quan thì mỗi khi có tờ khai phát sinh nợ thuế, doanh nghiệp phải có nhân viên kế toán truy cập hệ thống 24/7 để thực hiện các thao tác nộp thuế theo trình tự hướng dẫn của hệ thống, đòi hỏi nhân viên của doanh nghiệp phải am hiểu cách thức nộp thuế và am hiểu kỹ thuật công nghệ thông tin thì mới thực hiện được.
Với”Nộp thuế điện tử doanh nghiệp nhờ thu”,doanh nghiệp không cần thực hiện thao tác nộp thuế, mà mỗi khi có phát sinh nợ thuế từ hải quan, hệ thống của cơ quan hải quan tự động gửi yêu cầu nộp thuế đến ngân hàng mà doanh nghiệp đã ủy nhiệm, ngân hàng sẽ tự động nộp thuế thay cho doanh nghiệp.
Sau đăng ký tham gia Chương trình này và ủy quyền trích nợ với ngân hàng, nếu Doanh nghiệp phát sinh tờ khai thì thông tin số tiền thuế, các sắc thuế được cập nhật, xử lý và thanh toán hoàn toàn tự động. Doanh nghiệp không phải làm thủ tục lập lệnh thanh toán tiền thuế trên Cổng thông tin của Hải quan hoặc tại ngân hàng, nên hạn chế tất cả các rủi ro khi trao đổi thông tin lập lệnh nộp tiền giữa hải quan/ngân hàng với người lập lệnh.
Doanh nghiệp chủ động, không mất thời gian, chi phí để thanh toán thuế. Việc nộp thuế, thanh khoản trừ nợ và thông quan hàng hóa hoàn toàn tự động. Ngân hàng chỉ trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp ngay sau khi đã hoàn thành về thủ tục hải quan, xác định chính xác số phải nộp mà không phải nộp trước tiền khi khai báo, nên doanh nghiệp có thời gian chủ động nguồn vốn của mình.
Video đang HOT
Chương trình nộp thuế điện tử doanh nghiệp nhờ thu không bị tác động bởi hệ thống, mạng kết nối giữa doanh nghiệp với Cổng thông tin điện tử của Hải quan nên rất thuận lợi cho các doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu phụ, lối mòn, lối mở không có điểm thu của ngân hàng/Kho bạc, không có mạng internet để nộp thuế điện tử.
Như vậy doanh nghiệp hoàn toàn chủ động không mất thời gian và chi phí, nhân sự để thanh toán thuế; Rút ngắn thời gian xử lý so với nộp thuế điện tử 24/7 và rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa.
Ngoài những lợi ích đối với doanh nghiệp, cơ quan hải quan cũng không còn bị động chờ doanh nghiệp nộp thuế mà chủ động chuyển yêu cầu của doanh nghiệp sang ngân hàng có tài khoản của doanh nghiệp ủy quyền để thanh toán nợ thuế, thông quan ngay hàng hóa cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian. Đồng thời, khắc phục triệt để tình trạng sai sót của cả doanh nghiệp và hải quan trong khi kê khai nộp thuế.
Bên cạnh đó, các ngân hàng tham gia chương trình cũng gia tăng được các dịch vụ, giao dịch bằng điện tử sẽ giúp thu hút nhiều khách hàng tham gia thanh toán tiền thuế và thu khác vào ngân sách nhà nước.
Với mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, giảm thời gian nộp thuế, đồng thời thông quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế, qua đó rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp xuống bằng mức trung bình của nhóm nước ASEAN-4 theo chỉ đạo của Chính phủ, Chương trình doanh nghiệp nhờ thu sẽ là bước đột phá trong công tác thu nộp ngân sách nhà nước..
Như vậy, hiện tại doanh nghiệp có thể áp dụng ba phương thức nộp thuế xuất nhập khẩu: thanh toán trực tiếp tại ngân hàng, nộp thuế điện tử 24/7, tham gia chương trình doanh nghiệp nhờ thu. Qua đó, tỷ lệ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nộp thuế điện tử qua ngân hàng sẽ đạt gần 100%.
Hoàng Phung
Theo Tapchitaichinh.vn
Nợ thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm mạnh
Mặc dù nợ thuế liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) năm 2019 chỉ tương đương 1,9% tổng số thu ngân sách nhà nước từ hoạt động này, nhưng ông Lưu Mạnh Tưởng, Cục trưởng Cục Thuế XNK (Tổng cục Hải quan) cho biết, số nợ thuế XNK tiếp tục giảm mạnh khi ngành hải quan thực hiện Nghị quyết 94/2019/QH14 vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Năm 2020, ngành tài chính quyết tâm giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống tối đa 5% tổng số thu ngân sách nhà nước. Trong lĩnh vực XNK, tình hình nợ đọng thế nào, thưa ông?
Tính đến cuối năm 2018, số nợ do ngành hải quan quản lý là 5.289 tỷ đồng, giảm 1,45% so với thời điểm cuối năm 2017. Trong đó, tiền thuế nợ có khả năng thu là 1.374 tỷ đồng; nợ đang chờ xử lý là 100 tỷ đồng; tiền thuế nợ không còn khả năng thu là 3.815 tỷ đồng, chiếm trên 72% tổng nợ của toàn cơ quan hải quan quản lý, trong đó 43,4% các khoản nợ khó thu phát sinh trước thời điểm Luật Quản lý thuế năm 2012 có hiệu lực.
Năm 2019, chúng tôi hạn chế tối thiểu nợ thuế phát sinh, đồng thời tăng cường các biện pháp thu hồi nợ đọng nên tổng số nợ thuế ở mức dưới 1,9% tổng số thu do ngành hải quan quản lý.
Theo quy định hiện hành, chủ hàng phải nộp thuế mới được thông quan, giải phóng hàng (trừ trường hợp được bảo lãnh), tại sao vẫn xảy ra nợ thuế XNK?
Nợ thuế của ngành hải quan là do lưu cữu từ các năm trước để lại. Nguyên nhân là trước đây, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nên Nhà nước cho phép nợ thuế XNK. Đến ngày 1/7/2007, thực hiện Luật Quản lý thuế năm 2006 vẫn cho phép nợ thuế (trừ hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu), như hàng hóa xuất khẩu được nợ thuế 30 ngày; hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được nợ thuế tới 275 ngày; hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập được nợ thuế 15 ngày; hàng hóa nhập khẩu khác được nợ thuế 30 ngày.
Lợi dụng kẽ hở này, không ít doanh nghiệp đã chây ỳ, thậm chí bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh. Ngoài ra, cũng có nhiều doanh nghiệp sau khi xuất khẩu, nhập khẩu được nợ thuế gặp khó khăn về tài chính, nên không có nguồn để thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, Luật Quản lý thuế năm 2012 chỉ cho phép nợ thuế 275 ngày đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nhưng doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện rất khắt khe, còn lại doanh nghiệp chỉ được thông quan, giải phóng hàng khi đã nộp tất cả các loại thuế, phí liên quan đến XNK (trừ trường hợp được bảo lãnh). Vì thế, nợ thuế do ngành hải quan quản lý giảm hẳn.
Số thuế có khả năng thu do ngành hải quan quản lý vẫn rất lớn, 1.374 tỷ đồng (tính đến 31/1/2018) trong khi 7 biện pháp cưỡng chế, cơ quan hải quan gần như chỉ có biện pháp duy nhất là dừng làm thủ tục hải quan. Thực ra biện pháp này ít hiệu quả, vậy làm cách nào để thu hồi số thuế nợ đọng?
Nếu chỉ áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp nợ thuế thì đúng là không hiệu quả vì doanh nghiệp nợ thuế vẫn hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước, nằm ngoài phạm vi kiểm soát của cơ quan hải quan và khi cần xuất khẩu hoặc nhập khẩu thì họ thông qua doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, chúng tôi áp dụng cả 7 biện pháp để thu hồi nợ thuế như thực hiện tra soát tài khoản ngân hàng đối với doanh nghiệp nợ thuế và yêu cầu ngân hàng nơi doanh nghiệp nợ thuế mở tài khoản phải trích tài khoản của doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước.
Dừng làm thủ tục hải quan nếu doanh nghiệp vẫn chây ỳ. Chúng tôi thông báo với cơ quan thuế để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp dừng hóa đơn, đề nghị cơ quan kế hoạch - đầu tư thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. Thậm chí, chúng tôi đã sử dụng biện pháp mạnh là kê biên tài sản, tịch thu và tổ chức bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ.
Thưa ông, trong khi ngành thuế liên tục công bố danh tính doanh nghiệp nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng, biện pháp này khá hiệu quả, nhưng dường như cơ quan hải quan ít thấy sử dụng biện pháp này?
Cơ quan thuế là quản lý thuế trên địa bàn từng địa phương, vì vậy hằng tháng cục thuế các địa phương, đặc biệt là Cục Thuế Hà Nội, Cục thuế TP.HCM đăng danh tính doanh nghiệp nợ thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Biện pháp này đúng là khá hiệu quả trong việc thu hồi thuế nội địa. Trong khi đó, hải quan quản lý thuế của doanh nghiệp trên địa bàn toàn quốc, không phân biệt địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở, nên đăng thông tin trên các phương tiện thông tin ở địa phương hiệu quả không cao.
Đột phá trong quản lý nợ thuế là việc thực hiện khoanh nợ, xóa nợ theo Nghị quyết 94/2019/QH14. Thưa ông, triển khai Nghị quyết này, nợ thuế XNK chắc chắn sẽ giảm mạnh?
Đúng thế, như tôi đã nói, nợ thuế XNK chủ yếu là do nợ cũ không khoanh, không xóa được, nên cứ mỗi ngày qua đi nợ sẽ phát sinh do tính tiền chậm nộp. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt đối với doanh nghiệp không có khả năng nộp ngân sách nhà nước chắc chắn nợ thuế do ngành hải quan quản lý sẽ giảm mạnh.
Ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 94/2019/QH14, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu các cục hải quan tập hợp hồ sơ thuộc đối tượng được xóa nợ, khoanh nợ và thực hiện khoanh nợ, xóa nợ theo đúng quy định.
Mạnh Bôn
Theo baodautu.vn
Ngân hàng BNP Paribas tham gia phối hợp thu thuế điện tử 24/7 Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi tới các cục hải quan tỉnh, thành phố thông báo về việc bổ sung thêm Ngân hàng BNP Paribas, chi nhánh Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào danh sách ngân hàng phối hợp thu thuế điện tử và thông quan 24/7. Theo đó, kể từ ngày 2/12/2019, Ngân hàng BNP Paribas, chi...