Tiền hỗ trợ đã đến tay 212.000 lao động tự do ở TP.HCM
Sau gần một tuần triển khai, đến hôm qua 15-7, hầu hết các quận, huyện và TP Thủ Đức tại TP.HCM đã hoàn tất chi hỗ trợ 1,5 triệu đồng đến tay mỗi người lao động tự do theo gói hỗ trợ 887 tỉ đồng của TP.HCM.
Anh Huỳnh Năng Thiện – phụ trách chính sách và bảo trợ phường 15, quận 10, TP.HCM – cho biết đã phát tiền hỗ trợ cho gần 1.200 người. Trong ảnh: trao tiền hỗ trợ cho người bị thất nghiệp vào sáng 15-7- Ảnh: TỰ TRUNG
Tổng cộng có 212.000 người đã nhận được tiền hỗ trợ.
Trong đợt hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 lần này, người lao động tự do là nhóm được ưu tiên hỗ trợ trước nhất với khoảng 230.000 người.
Đây là đợt chi trả đầu tiên và các địa phương vẫn đang tiếp tục rà soát để bổ sung vào danh sách.
Vào khu phong tỏa trao tiền hỗ trợ
Trong bộ đồ phòng hộ, chúng tôi theo chân cán bộ phường 11, quận Bình Thạnh vào một khu phong tỏa để trao tiền hỗ trợ của TP.HCM cho 6 người dân đã mất việc làm trong đợt dịch, người thì bán nước lề đường, người chạy xe ôm, người làm tiệm uốn tóc…
Mang theo một danh sách dài và một xấp phong bì đã để sẵn số tiền, bà Triệu Thị Bích Huyền – phó chủ tịch UBND phường 11 – gõ cửa từng hộ dân.
Mở cửa nhà và nhận tận tay khoản tiền, ông Trần Văn Minh (65 tuổi), chạy xe ôm, bộc bạch: “Nghe nói được phát hỗ trợ mấy bữa nay, tôi sợ ở trong khu phong tỏa không nhận được. May mà được phát tận nơi”.
Ông nói cả tháng nay chạy xe ôm không có khách, rồi cách đây mấy hôm thì khu nhà ông ở lại bị phong tỏa do có ca nhiễm nên càng lúc càng khó khăn.
“Mấy bữa nay cũng chật vật lắm. Bình thường chạy xe ôm đã không chạy lại xe ôm công nghệ, tiền đâu có bao nhiêu. Mà dịch bệnh thì thêm khổ hơn. Số tiền này để trả tiền điện, nước rồi chi tiêu ăn uống 2 tuần tới” – ông chia sẻ.
Cách nhà ông Minh không xa là bà Võ Thị Kim Lan (64 tuổi). Được gọi điện thông báo trước nên bà đã đợi ở cửa nhà. “Tôi bán cà phê lề đường mà dẹp lâu rồi, nghỉ từ 31-5 tới giờ. Nhà không có đồng bạc nào chi tiêu nên cũng mong có tiền hỗ trợ lắm” – bà Lan tâm sự.
Nhận được 1,5 triệu đồng, chị Hoàng Ngọc Xuân Hương – thợ cắt tóc đã nghỉ việc tròn một tháng rưỡi do phải đóng cửa – cũng có chút mừng.
“Thất nghiệp lâu rồi, ở nhà cũng thỉnh thoảng được cho chút này chút kia nhưng nhiều bữa vẫn phải ăn mì gói. Có số tiền này cũng xoay xở ăn uống trong mấy ngày sắp tới, cũng bớt lo. Dịch bệnh khó khăn chung, có bao nhiêu đỡ bấy nhiêu” – chị chia sẻ.
Bà Triệu Thị Bích Huyền cho biết cả tuần nay, phường tập trung hết sức để sớm đưa tiền đến tay người lao động tự do. “Kho bạc xuất tiền đến đâu là chúng tôi đi trao đến đó. Cán bộ phường, khu phố phân thành các đội đến nhà cấp phát.
Ngoài ra phường còn lập hai điểm chi trả và thông báo để người dân đến nhận theo tổ. Một điểm trước UBND phường, một điểm trước ban chỉ huy quận sự, mời từng tổ lên cách nhau 5-10 phút để tránh tập trung đông” – bà cho biết.
Ngay từ ngày 9-7 khi được xét đợt kinh phí đầu tiên, phường đã trao ngay cho 19 người dân, tiếp đó trao đợt 2, đợt 3 cho hơn 300 người. “Đợt chi hỗ trợ này có rất nhiều người khó khăn, người lao động tự do, người nghèo, cận nghèo, người khuyết tật…
Đợt dịch này lao động tự do được chăm lo trước. Người dân các diện còn lại sẽ lần lượt được hỗ trợ. Nhưng nhiều người không hiểu nên cán bộ chúng tôi phải giải thích để mong mọi người thông cảm. Dịch bệnh khó khăn, cán bộ phường đang cố gắng thực hiện nhanh nhất có thể” – bà Huyền chia sẻ.
Video đang HOT
Đồ hoạ: TUẤN ANH
Lập điểm “dã chiến” để trao tiền nhanh nhất
Nhận được thư thông báo đến nhận tiền hỗ trợ, bà Nguyễn Thị Mong (65 tuổi, quận Tân Phú) đã đến nhận tiền tại một điểm chi “dã chiến” ngay trước nhà một hộ dân. “Phường mời đến trường tiểu học nhưng sợ tập trung đông nên mời riêng hai tổ, tổ chức một điểm nhận tiền ở đây. Làm vậy vừa tiện cho dân, vừa đỡ tập trung” – bà Mong chia sẻ.
Chồng bán vé số, bản thân bà Mong bán tạp hóa cho một tiệm gần nhà nhưng tiệm đã đóng cửa mấy tuần nay.
“Nhà tôi ở trọ gần đây. Chồng tôi là người khuyết tật có nhận trợ cấp hằng tháng. Mấy tuần nay tôi không làm ra tiền nên sống bằng mấy trăm ngàn tiền trợ cấp của chồng vậy thôi. Vừa trả tiền trọ, vừa ăn uống, hai vợ chồng có gì ăn đó” – bà kể.
Cả tuần vừa qua bà Kha Thị Kim Hương, chủ tịch UBND phường 4 (quận 4), và các cán bộ của phường đã tranh thủ tổ chức trao tiền hỗ trợ đến cho người dân lao động tự do.
“Chúng tôi phát phiếu thông báo mời người dân đến nhận tại các điểm do phường bố trí, vì còn phát gạo và mì nên không thể mang đến nhà được. Người dân đến nhận ngoài 1,5 triệu đồng còn được nhận thêm 2kg gạo, 5 gói mì” – bà Hương cho biết.
Trả lời Tuổi Trẻ, ông Lê Văn Chiến – chủ tịch UBND quận 4 – cho biết quận đã triển khai theo phương pháp cuốn chiếu, danh sách, kinh phí duyệt đến đâu thì các phường tổ chức trao đến đó.
“Đến ngày 15-7 đã cơ bản trao cho phần lớn người lao động tự do trong nhóm 1 là người buôn gánh bán bưng, không có địa điểm cố định” – ông thông tin. Theo tổng hợp từ Phòng lao động – thương binh và xã hội quận 4, UBND quận 4 đã phê duyệt hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người cho gần 6.000 lao động tự do ở cả 13 phường.
Tại phường 3, quận Phú Nhuận, phường cũng đã tổ chức trao hỗ trợ đến tận tay người dân. “Phường có hơn 210 người lao động tự do đã được lập danh sách ban đầu. Ngay khi được phê duyệt và cấp kinh phí, cán bộ đã chia nhỏ thành các đội mặc đồ bảo hộ đến trao tận tay người dân.
Phường đã khởi động từ ngày 8-7 và hoàn thành xong từ hôm 14-7. Nhưng hiện nay phường vẫn đang tiếp tục rà soát, bổ sung thêm 60 trường hợp lao động tự do trong diện hỗ trợ và đang chờ phê duyệt. Danh sách duyệt đến đâu sẽ trao ngay đến đấy” – ông Nguyễn Trung, chủ tịch UBND phường 3 (quận Phú Nhuận), chia sẻ.
Cố gắng hoàn thành chi hỗ trợ gói 26.000 tỉ đồng trong tháng 7
Theo cập nhật từ Sở Lao động – thương binh và xã hội TP.HCM, nhiều quận huyện đã hỗ trợ 100% cho người lao động tự do trong danh sách thống kê ban đầu như Bình Tân, Phú Nhuận, quận 10, Tân Bình, Nhà Bè.
Các quận huyện còn lại đã chi hỗ trợ đạt 80-99%. Đến chiều 15-7, đã có gần 212.000 người lao động tự do được nhận hỗ trợ với tổng số tiền 317,5 tỉ đồng.
Ông Lê Minh Tấn, giám đốc Sở Lao động – thương binh và xã hội, cho biết TP.HCM ưu tiên chi hỗ trợ trước cho nhóm lao động tự do, không giao kết hợp đồng lao động.
Việc rà soát, bổ sung danh sách vẫn được làm song song. Công tác thực hiện hỗ trợ các nhóm như lao động hoãn việc, ngừng việc tạm thời không hưởng lương, hộ nghèo, người khuyết tật, thương binh… cũng đang được triển khai.
Theo ông Tấn, ngoài gói hỗ trợ 887 tỉ đồng, sở đã có văn bản gửi UBND TP.HCM tham mưu triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo nghị quyết 68 của Chính phủ.
“TP.HCM sẽ thực hiện song song hai chính sách hỗ trợ. Có những nhóm mà gói hỗ trợ bằng ngân sách của TP.HCM không có thì sẽ bổ sung, các nhóm nào trùng nhau thì sẽ thực hiện theo chính sách nào có chế độ hỗ trợ cao hơn. TP.HCM sẽ cố gắng hoàn thành chi hỗ trợ các nhóm trong tháng 7″ – ông Tấn nói.
Cần Thơ đang cập nhật danh sách người cần hỗ trợ
Ngày 15-7, ông Nguyễn Minh Trí – chánh văn phòng Sở LĐ-TB&XH Cần Thơ – cho hay đã yêu cầu các quận huyện rà soát, lập danh sách hỗ trợ để báo về sở chậm nhất vào ngày 20-7.
Sau khi có danh sách sẽ xúc tiến thủ tục trình UBND TP để chi hỗ trợ người dân. Những đối tượng đã có danh sách được các xã, phường, thị trấn thống kê từ đợt hỗ trợ trước được cập nhật nhanh.
“Còn những người đang bị cách ly tập trung (F1), đang điều trị COVID-19 (F0), trẻ em đang bị cách ly hay điều trị COVID-19; đạo diễn, diễn viên… trong các đơn vị sự nghiệp công lập bị ngưng biểu diễn hay hướng dẫn viên du lịch thì cần phải nắm lại danh sách nên thời gian sẽ chậm hơn” – ông Trí nói.
Từ ngày 9-7 các tỉnh phía Nam đã tạm dừng kinh doanh xổ số kiến thiết trong 15 ngày. Các công ty xổ số kiến thiết đã hỗ trợ người bán vé số trong thời gian ngừng bán 50.000 – 60.000 đồng/người/ngày. Riêng Cần Thơ hỗ trợ 18 ngày (từ 9 đến 26-7), sẽ có trên 5.000 người bán vé số dạo được nhận hỗ trợ đợt này.
T.LŨY
Đà Nẵng cho lao động ngành du lịch vay vốn chuyển đổi nghề
Lao động ngành du lịch tại Đà Nẵng chịu ảnh hưởng nặng nề sau nhiều đợt dịch. Trong ảnh: Nhân viên dọn buồng phòng một khách sạn trên đường Phạm Văn Đồng, Đà Nẵng – Ảnh: TẤN LỰC
Ngày 15-7, ông Nguyễn Đăng Hoàng – giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đà Nẵng – cho biết ngay sau chỉ đạo của chủ tịch UBND TP về việc nhanh chóng giải ngân gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng của Chính phủ, sở đã xây dựng kế hoạch và đưa ra lấy ý kiến các đơn vị liên quan.
Dự kiến trong tuần này sẽ tổng hợp đủ ý kiến các sở ngành về số lượng, người cần hỗ trợ để trình UBND TP xem xét triển khai.
Theo ông Hoàng, người được hỗ trợ đợt này bao gồm cả người lao động và doanh nghiệp khó khăn do dịch COVID-19. Do đã có kinh nghiệm từ đợt giải ngân gói 62.000 tỉ đồng năm 2020 nên danh sách, số liệu người cần hỗ trợ đã nắm được, dễ cho việc triển khai thực hiện.
Ngoài hỗ trợ của Chính phủ, Đà Nẵng đã dành gần 65 tỉ đồng cho vay tín chấp lãi suất thấp để người lao động ngành du lịch chuyển đổi nghề hoặc đầu tư kinh doanh với mức tối đa 100 triệu đồng/người. Hiện tại, nguồn vốn này đã được ủy thác cho chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Đà Nẵng triển khai cho vay.
UBND TP Đà Nẵng cũng cho phép Quỹ đầu tư phát triển mở rộng đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực cho vay với lãi suất hợp lý nhằm hỗ trợ doanh nghiệp sau dịch.
Tổng nguồn vốn của quỹ hiện nay là 1.600 tỉ đồng, đủ sức đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ với mức 5-10 tỉ đồng/doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ảnh hưởng dịch bệnh dẫn đến thua lỗ vẫn được xem xét cho vay nếu có tài sản thế chấp, chứng minh dự án có hiệu quả.
Chen nhau bay ra Côn Đảo, giá đắt đỏ vẫn liên tục 'cháy' vé
Từ nay đến giữa tháng 4, các đường bay đến Côn Đảo và ngược lại lúc nào cũng nhộn nhịp phục vụ du khách đi lễ đầu năm. Giá vé đắt đỏ, thậm chí có chặng đã hết sạch.
Giá vé máy bay chặng Hà Nội/TP.HCM đi Côn Đảo luôn đắt đỏ nhất trong các đường bay nội địa. Thời điểm này, khảo sát của PV. VietNamNet cho thấy, nếu bay thẳng từ Hà Nội trên chuyến bay của Bamboo Airways, giá vé từ 3,38-6,6 triệu đồng/chặng (chưa kể thuế, phí). Giá vé rất đắt đỏ vào dịp cuối tuần, hoặc hết vé hạng phổ thông, chỉ còn vé hạng thương gia.
Trung bình, muốn bay thẳng khứ hồi Hà Nội - Côn Đảo thời điểm này, hành khách phải bỏ ra khoảng 7-7,5 triệu đồng tiền vé máy bay.
Trong khi đó, nếu bay đường vòng, từ Hà Nội khách sẽ bay vào TP.HCM và nối chuyến ra Côn Đảo (bay của hãng VASCO, bằng máy bay ATR 72).
Chuyến bay thẳng của Bamboo Airways lác đác còn một vài vé hạng phổ thông (ảnh chụp màn hình)
Hiện giá vé khứ hồi của Vietnam Airlines bán từ đầu Hà Nội (nối chuyến tại TP.HCM) dao động từ 5,4-7 triệu đồng/người. Ngày 3/4, trên hệ thống bán vé của hãng ghi nhận tình trạng hết vé.
Đối với chặng bay từ TP.HCM đi Côn Đảo, từ nay đến cuối tháng 3, trên hệ thống của Bamboo Airways đã hết vé hạng phổ thông, chỉ còn hạng thương gia giá 5,6 triệu đồng (chưa gồm thuế, phí). Sang tháng 4, mức giá này mềm hơn, dao động từ 1,29-2,9 triệu đồng/chặng (chưa gồm thuế, phí).
Đặc biệt, trên hệ thống bán vé của Vietnam Airlines ghi nhận tình trạng hết sạch vé từ nay đến 12/4, lác đác chỉ ngày 6/4, 11/4 còn vé chiều đi với giá 1,88 triệu đồng/khách (đã gồm thuế phí). Chiều về cũng tương tự khi 10 ngày đầu tháng 4 đã hết vé, chỉ còn vé các ngày 7/4, 12/4 trở đi với giá 1,78 triệu đồng/khách (đã gồm thuế phí).
Chặng TP.HCM - Côn Đảo của Vietnam Airlines ghi nhận tình trạng hết vé đầu tháng 10 (ảnh chụp màn hình)
Tuy nhiên, cái khó hiện nay là các hãng bay nội địa không thể tăng tải do năng lực tiếp nhận hạn chế của sân bay Côn Đảo. Đường băng sân bay này ngắn, hẹp nên các máy bay dòng A320, B737 không thể tiếp cận được. Chưa kể, do sân bay không có hệ thống đèn ban đêm nên năng lực khai thác rất hạn chế.
Trước đó, đường bay Hà Nội - Côn Đảo vốn là sân chơi độc quyền của Vietnam Airlines và VASCO (thuộc Vietnam Airlines), nhưng khách vẫn phải bay vòng qua TP.HCM. Từ giữa năm 2020, khi Bamboo Airways khai thác thẳng đường bay thẳng, hành khách có thêm sự lựa chọn.
Theo đại diện của Bamboo Airways, trong vòng chỉ 4 tháng, hãng đã hoàn thiện 7 đường bay thẳng đến Côn Đảo.
Sau hơn 6 tháng cất cánh, tới nay, Bamboo Airways đã khai thác hơn 1.700 chuyến bay kết nối Côn Đảo, hệ số sử dụng ghế đạt tới 80-90% vào giai đoạn cao điểm.
Hiện, Bamboo Airways khai thác 22 chuyến bay thẳng đi - đến Côn Đảo/ngày, từ các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Thanh Hoá, Hải Phòng, Vinh, Cần Thơ,... Nhờ đó, hãng đã vận chuyển gần 140.000 lượt khách tới Côn Đảo.
Đường bay đến Côn Đảo nhộn nhịp nên cơ quan chức năng phải tuân thủ slot, giờ bay đến Côn Đảo, tránh dồn ứ
Riêng từ sau Tết tới nay, Bamboo Airways đã vận chuyển hơn 70.000 lượt hành khách.
Ông Hồ Xuân Phúc, Tổng giám đốc Công ty du lịch Hanotours, cho biết, do nhu cầu tăng cao, không mua được vé nên toàn bộ khách đi Côn Đảo của công ty bị dồn lại, chuyển sang tháng 4. Hanotours vừa xin được 4 code, tương đương 100 vé từ Vietnam Airlines và 16 booking của Bamboo Airways bay trong tháng 4-5-6.
Nếu đi theo đoàn, giá tour dao động từ 6,8-6,9 triệu đồng/khách (đi tháng 4), lên 7,7-8 triệu đồng (đi tháng 5-6). Với khách lẻ, giá tour cao hơn, có thể lên tới trên 10 triệu đồng/người.
Ông Phúc nhận xét, nhu cầu đi lễ đầu năm tại Côn Đảo đặc biệt cao, năm nay cũng gần tương tự như thời điểm này trước khi xảy ra dịch Covid-19. Tuy nhiên, giá tour có mềm hơn chút, dao động từ 9-10 triệu đồng/khách trong khi các năm trước là 10-11 triệu đồng/người.
Giá tour từ Hà Nội đi Côn Đảo tại Vietravel, trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, từ khoảng 6,79 triệu/khách (bay Vietnam Airlines, nối chuyến từ TP.HCM) đến 8,99 triệu đồng/người (bay Bamboo Airways).
BOT xa lộ Hà Nội thử nghiệm hệ thống thu phí 0 đồng Tư 22h15 đêm 27-3, tram thu phi tại xa lộ Hà Nội, TP Thủ Đức (TP.HCM) băt đâu vân hanh thư nghiêm bằng hệ thống thu phí 0 đồng đê chuân bi cho kê hoach thu phi chinh thưc tư ngày 1-4. Ghi nhân của Tuổi Trẻ Online đêm 27-3, trạm thu phí bằng vé có giá 0 đồng tại xa lộ Hà...