Tiền gửi lãi suất cao dần đáo hạn, ngân hàng tiếp tục hưởng lợi
Biên lợi nhuận mảng tín dụng của các ngân hàng ghi nhận diễn biến tích cực trong quý III/2020 nhờ chi phí vốn giảm (do lãi suất giảm và tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn gia tăng), cùng với đó, lợi suất tài sản sinh lãi tăng do các gói cho vay ưu đãi dần kết thúc. Sang quý IV/2020, các khoản tiền gửi lãi suất cao tiếp tục đáo hạn trong bối cảnh lãi suất tiếp tục giảm mạnh, nhờ vậy, biên lợi nhuận mảng tín dụng của các ngân hàng được kỳ vọng sẽ tiếp tục cải thiện.
Tiền gửi lãi suất cao dần đáo hạn, ngân hàng tiếp tục hưởng lợi
Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng của Công ty Chứng khoán SSI công bố mới đây nhấn mạnh nhiều điểm đáng chú ý trong kết quả kinh doanh quý III/2020 của ngân hàng cũng như triển vọng quý IV và cả năm 2020.
Tín dụng tại các ngân hàng tư nhân tăng tốt hơn các ngân hàng quốc doanh là điểm đáng chú ý đầu tiên.
Thống kê đối với 13 ngân hàng niêm yết thuộc phạm vi nghiên cứu của SSI cho thấy dư nợ tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh tăng trưởng khá khiêm tốn, chỉ 1,1% trong quý III và 3,4% lũy kế 9 tháng. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại tư nhân ghi nhận mức tăng dư nợ tới 5,3% trong quý III và 12,9% lũy kế 9 tháng.
Đi sâu hơn, cho vay doanh nghiệp và trái phiếu doanh nghiệp vẫn tăng trưởng tốt trong khi cho vay bán lẻ có dấu hiệu phục hồi ở BIDV, MB và HDBank.
Bên cạnh đó, trong quý III, Ngân hàng Nhà nước đã nới hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với nhiều ngân hàng tư nhân, trong đó mức cao nhất hiện nay là 23% ở TCB, TPB và VIB.
Điểm đáng chú ý thứ hai là một số lượng đáng kể ngân hàng đẩy mạnh đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng tư nhân.
Video đang HOT
Thống kê của SSI cho thấy tổng trái phiếu doanh nghiệp do các ngân hàng thương mại sở hữu đã tăng thêm khoảng 43.500 tỷ đồng trong quý III/2020, lên 207.000 tỷ đồng. So với đầu năm, mức tăng lên đến 69,5%, trong đó tăng mạnh nhất ở Techcombank, SHB, VPBank, MB và TPBank.
Một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng đẩy mạnh mua trái phiếu doanh nghiệp trong quý III là do các doanh nghiệp đẩy rất mạnh việc phát hành trái phiếu trong tháng 7 và tháng 8 trước khi quy định mới về phát hành trái phiếu có hiệu lực theo hướng “siết” hoạt động này.
Điểm đáng chú ý thứ ba là chi phí vốn của các ngân hàng giảm mạnh.
Thực tế cho thấy, lãi suất huy động tiếp tục giảm trong quý III/2020, với mức giảm 0,5-1,75 điểm% ở tất cả các kỳ hạn, nâng tổng mức giảm trong 9 tháng năm nay là 1,5-2,5 điểm%. Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) cũng tăng trong toàn ngành (ngoại trừ VIB). Tỷ lệ CASA bình quân của 13 ngân hàng SSI nghiên cứu đạt 20,9% (tại ngày 30/9/2020) từ 19,5% (tại ngày 30/6/2020), đây là mức cao nhất trong ba năm qua.
Nhờ đó, chi phí vốn đã giảm 0,24 điểm% trong quý III/2020, lũy kế giảm 0,37 điểm% trong 9 tháng.
Trong khi đó, lợi suất tài sản sinh lãi bình quân tăng 0,15 điểm% so với quý trước lên 7,81%, do các gói lãi suất cho vay ưu đãi được triển khai trước đó cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã dần kết thúc trong quý III/2020.
Do vậy, tỷ lệ chênh lệch giữa lợi suất tài sản và chi phí vốn nới rộng và tăng trưởng tín dụng khởi sắc đã giúp tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) bình quân trong quý III/2020 đạt mức 3,67%, tăng 0,39 điểm% so với quý trước – mức NIM cao nhất được ghi nhận trong 12 quý liên tiếp gần đây.
Không chỉ ghi nhận tín hiệu tích cực ở mảng tín dụng khi biên lợi nhuận cải thiện, các mảng phi tín dụng của các ngân hàng cũng cho kết quả kinh doanh khả quan trong quý III/2020, đặc biệt là thu nhập từ phí và hoa hồng.
Thu nhập ngoài lãi trong quý III/2020 của 13 ngân hàng đạt 19.200 tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái), chiếm tỷ trọng 23,3% trong tổng thu nhập hoạt động. Thu nhập phí ròng và hoa hồng tăng mạnh 32%, trong đó Techcombank dẫn đầu, tiếp theo là Sacombank, MB, VPBankvà BIDV.
Nhìn chung, các dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, bancassurance và kiều hối đều phục hồi mạnh mẽ trong quý III/2020 so với quý II/2020 nhờ nhu cầu bị dồn nén sau thời gian thực thi chính sách giãn cách xã hội trong tháng 4 và tháng 5.
Theo nhận định của chuyên gia SSI, tăng trưởng tín dụng năm 2020 sẽ đạt từ 9% đến 10% so với đầu năm, đồng thời, Ngân hàng Nhà nước có thế có thêm một đợt tăng hạn mức tín dụng cho một số ngân hàng vào quý IV/2020.
SSI cũng nhấn mạnh các khoản tiền gửi lãi suất cao đang dần đáo hạn, trong khi đó lãi suất huy động đã giảm thêm 0,2-0,4 điểm% trong tháng 10. Do vậy, NIM của ngành được kỳ vọng sẽ cải thiện trong những quý tới.
Tuy nhiên bù lại, chi phí dự phòng có thể tăng nhanh trong quý IV/2020.
Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi, thấp nhất còn 2,55%/năm
Xu hướng giảm lãi suất tiếp tục diễn ra ở nhiều ngân hàng thương mại, trong đó kỳ hạn 1 tháng mức lãi suất thấp nhất là 2,55%/năm
Trong vòng 1 tháng, Techcombank có tới 3 lần điều chỉnh lãi suất huy động. Trong biểu lãi suất huy động mới nhất vừa áp dụng từ ngày 15/9, Techcombank tiếp tục giảm mạnh lãi suất ở các kỳ hạn. Kỳ hạn 1 tháng dành cho khách hàng dưới 50 tuổi chỉ còn 2,55%/năm; kỳ hạn 2 tháng là 2,65%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng còn 2,75%/năm... Các kỳ hạn này tiếp tục giảm tới 0,2 điểm % so với biểu lãi suất đầu tháng 9.
Với việc liên tục điều chỉnh lãi suất trong thời gian gần đây, Techcombank đang là ngân hàng có lãi suất huy động thấp nhất thị trường, thậm chí thấp hơn nhiều so với 4 ngân hàng có vốn Nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank).
Tại Nam A Bank, lãi suất tiền gửi cũng tiếp tục giảm ở kỳ hạn dài. Trong đó, lãi suất các kỳ hạn dài từ 30-36 tháng giảm khoảng 0,4 điểm % so với trước đó, xuống còn 6,8%/năm.
Lãi suất tiền gửi liên tục giảm thời gian qua.
Tại các ngân hàng khác, lãi suất gần như giữ nguyên so với thời điểm cuối tháng 8, đầu tháng 9, phổ biến ở mức 3-4%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 4,2-6%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 5-6,7%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng.
Trên thị trường, lãi suất huy động cao nhất đang là 8,95%/năm tại SHB, áp dụng cho khoản tiền gửi tiết kiệm 13 tháng, kèm điều kiện giá trị không thấp hơn 500 tỷ đồng. Lãi suất 12 tháng và 6 tháng với điều kiện tương tự lần lượt là 8,6% và 7,5%/năm, giữ nguyên so với cuối tháng 8. Với khoản gửi dưới 500 tỷ đồng cùng kỳ hạn, lãi suất thấp hơn 1,6 - 2,35 điểm %.
Viet Capital Bank công bố lãi suất 8,5%/năm, ABBank 8,3%/năm với cùng điều kiện trên. Eximbank cũng nâng điều kiện để hưởng lãi suất đặc biệt từ trên 100 tỷ đồng lên trên 500 tỷ đồng. Nếu đạt tiêu chuẩn về giá trị tiền gửi, khách hàng mở mới tài khoản hoặc tái lập sẽ được hưởng lãi suất 8,4%/năm ở kỳ hạn 13 tháng, 24 tháng và 7,2% với kỳ hạn 12 tháng.
Với khoản tiền gửi thông thường không có điều kiện đặc biệt, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng phổ biến là 6 - 7,7%/năm.
Nhóm ngân hàng quốc doanh (Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank) có mức lãi suất thấp nhất hệ thống. Trong đó, lãi suất kỳ hạn 12 tháng trở lên là 6%, kỳ hạn 6-9 tháng là 4,4-4,5% và 3-5 tháng là 3,5-3,8%/năm và không kỳ hạn là 0,1%/năm.
Từ đầu năm, lãi suất tiền gửi đã giảm tổng cộng 50-210 điểm cơ bản ở tất cả các kỳ hạn, trong đó mức giảm mạnh nhất là từ tháng 5 đến cuối tháng 8 (80 điểm cơ bản).
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố, lượng tiền gửi của dân cư đến cuối tháng 7 đạt trên 5,08 triệu tỷ, tăng 5,2%. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại hệ thống ngân hàng tăng 4,44%, đạt 4,138 triệu tỷ đồng.
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng Techcombank mới nhất Theo biểu lãi suất mới nhất đăng trên website Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), lãi suất huy động cao nhất là 5,9%/năm. Cụ thể, với các khoản tiết kiệm Phát lộc gửi tại quầy, lãi suất huy động kỳ hạn từ 6-9 tháng thấp nhất là 5%/năm, cao nhất 5,5%/năm. Khách hàng cá nhân gửi tiết kiệm tại Techcombank kỳ...