Tiền gửi khách hàng tăng trưởng âm, nợ xấu của MBB cũng lên cao
Tại thời điểm cuối tháng 6, tiền gửi khách hàng của MBB tăng trưởng âm, nợ xấu lại tăng cao.
Trong quý 2, thu nhập lãi thuần hợp nhất của Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) nhích nhẹ 5% lên mức 4.624 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng tăng khá gần 11% khi đạt 18 1 tỷ đồng. Mua bán chứng khoán đầu tư đặc biệt tăng vọt 168% lên 217 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động khác cũng tăng khá 28% lên 538 tỷ đồng. Hay thu nhập từ góp vốn mua cổ phần tăng 59% khi đạt 68 tỷ đồng.
Chỉ riêng hoạt động dịch vụ lãi thuần ghi nhận giảm 10% xuống mức 945 tỷ đồng. Do đó, tổng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh của MBB tăng 7,5% lên 4.139 tỷ đồng.
Thêm vào đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng giảm 13% về còn 1.217 tỷ đồng.
Nhờ đó, lợi nhuận sau thuế của MBB tăng gần 20% khi đạt 2.389 tỷ đồng trong quý 2. Đây cũng là mức lợi nhuận tính theo quý cao nhất từ trước đến nay của MBB.
Video đang HOT
Luỹ kế 6 tháng, tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng khá 16% lên mức 8.428 tỷ đồng.
Tuy nhiên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng mạnh 40% lên 3.309 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng của MBB đạt 4.172 tỷ đồng, tăng hơn 6% so cùng kỳ.
Tại thời điểm 30/6/2020, tài sản của MBB tăng thêm hơn 10.000 tỷ đồng lên 421.635 tỷ đồng. Trong đó cho vay khách hàng chiếm 261.384 tỷ đồng, tăng 4,4%; các khoản lãi phí phải thu lại giảm gần 4% về mức 3.629 tỷ đồng.
Về mặt huy động, tiền gửi của khách hàng giảm 5,6% về mức 257.378 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ vay, nợ xấu của MBB ở mức 3.577 tỷ đồng, tăng hơn 23% so với đầu kỳ, trong đó nợ có khả năng mất vốn gấp hơn 2,7 lần khi chiếm 1.694 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,15% lên 1,36%.
Trước đó hồi tháng 6, Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, vì đại dịch Covid-19 có thể sẽ gây thiệt hại lớn hơn đến lợi nhuận của ngân hàng trong quý 2/2020, SSI đã điều chỉnh giảm ước tính cho năm 2020 với lợi nhuận trước thuế của MBB giảm 6,6% so cùng kỳ. Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế ước tính hồi phục lên 21,5% trong năm 2021.
Ngân hàng Việt Á báo lãi quý 2 tăng 110% khi đạt 88 tỷ đồng
Ngân hàng Việt Á báo lợi nhuận quý 2 tăng vọt 110% dù gặp trở ngại trong mua bán chứng khoán kinh doanh và kinh doanh ngoại hối giảm.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 với thu nhập lãi thuần 367 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động khác cũng tăng vọt tới 229% lên mức gần 50 tỷ đồng. Đặc biệt, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đổi từ lỗ gần 4 tỷ đồng sang có lãi 2 tỷ đồng trong quý này.
Ngược lại, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh chuyển từ lãi 717 triệu đồng sang lỗ gần 12 triệu đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm tới 82% xuống còn 204 triệu đồng.
Tổng lại, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của VietABank ghi nhận 272 tỷ đồng, tăng 72% so cùng kỳ.
Tuy nhiên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lại tăng gần 70% khi chiếm 168 tỷ đồng.
Dù vậy, lợi nhuận sau thuế của VietABank vẫn đạt 88 tỷ đồng trong quý 2/2020, tăng mạnh 110% so cùng kỳ. Luỹ kế 6 tháng, lợi nhuận sau thuế cũng tăng mạnh 160% lên mức 169 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/6/2020, tài sản của VietABank ở mức 77.124 tỷ đồng, nhích nhẹ 0,89% so với đầu kỳ. Trong đó, cho vay khách hàng chiếm 46.268 tỷ đồng, tăng 8,5%; các khoả lãi, phí phải thu cũng tăng 22% lên 3.806 tỷ đồng.
Về cơ cấu nợ, tiền gửi của khách hàng tăng khá 12,8% lên 53.514 tỷ đồng.
Do Ngân hàng Việt Á không công bố đầy đủ phần thuyết minh báo cáo tài chính nên không rõ tình hình nợ xấu của nhà băng này như thế nào.
Tại thời điểm 30/6/2020, VietABank là một trong những nhà băng vốn điều lệ khá thấp chỉ với gần 3.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trước đó ngày 20/6/2020, Ngân hàng Việt Á thông báo đã phân phối 18.2 triệu cp cho người lao động và 79.2 triệu cp cho nhà đầu tư trong tổng số 150.5 triệu cp đã đăng ký chào bán.
Với tổng số cổ phiếu đã phân phối là 97.4 triệu cp, chiếm 65% tổng số cp đăng ký chào bán, Ngân hàng Việt Á thu về gần 974 tỷ đồng.
Qua đó, vốn điều lệ của Ngân hàng Việt Á tăng từ 3,500 tỷ đồng lên gần 4,474 tỷ đồng.
Sau khi tăng vốn, CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương là cổ đông lớn nhất tại Việt Á với tỷ lệ sở hữu là 12.14%, tương đương nắm giữ 54.3 triệu cp. Kế đến là CTCP Rạng Đông với tỷ lệ sở hữu là 10.45%, nắm 46.7 triệu cp và ông Phương Hữu Việt - Chủ tịch HĐQT Viet A Bank sở hữu 5.06% vốn Ngân hàng, tương ứng với 22.6 triệu cp.
Ngân hàng Việt Á cũng vừa bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Tổng Giám đốc VietABank sẽ Phụ trách điều hành Ngân hàng từ ngày 1/7/2020 thay cho ông Nguyễn Văn Hảo đã miễn nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc.
Thị trường chứng khoán ngập sắc đỏ Ngày 27/7, thị trường chứng khoán đã chứng kiến cảnh đỏ sàn, bán tháo sau thông tin Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Covid-19 ngoài cộng đồng sau gần 100 ngày chống dịch thường xuyên. Tâm lý nhà đầu tư bất an, không tích cực. Sắc đỏ tràn ngập trên thị trường chứng khoán sáng 27/7. Sắc đỏ bao trùm bảng điện tử...