Tiền giấy Việt Nam và những biến đổi qua các thời kỳ
Xuyên suốt chiều dài lịch sử đất nước, đồng tiền Việt Nam cũng đã trải qua những biến động thăng trầm. Cùng chiêm ngưỡng những tờ tiền đã và đang lưu hành tại Việt Nam theo dòng chảy thời gian!
Giấy bạc Đông Dương: Nếu không kể đến tờ tiền giấy thất bại của Hồ Quý Ly thì giấy bạc Đông Dương được xem là tờ tiền đầu tiên của Việt Nam. Đồng Đông Dương mệnh giá 100 đồng bạc được người Pháp phát hành và lưu thông trong thời gian từ 1885 đến năm 1954. Trên đó có in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống của Lào, Campuchia và Việt Nam.
Tiền này được lưu hành chung ở 3 nước Việt Nam – Lào – Campuchia
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, tiền đồng cũng chính thức được in và lưu thông. Mặt trước tiền đồng có dòng”Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” in bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt sau in hình Công – Nông – Binh. Các con số ghi mệnh giá theo số Ả-Rập hoặc chữ Hán, Lào, Campuchia.
Tiền giấy do Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam phát hành: Tiền giấy do Ngân hàng quốc gia Việt Nam được đưa vào sử dụng sau sắc lệnh 15/SL thành lập NHQG Việt Nam do Hồ Chủ tịch ký. 1 đồng ngân hàng đổi được 10 đồng tài chính (đồng Cụ Hồ) và gồm nhiều mệnh giá: 1, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 5000. Hình thức tiền ngân hàng khá giống với trước đây và chỉ thay đổi về các bức hình in ở mặt sau cùng màu sắc ở mỗi mệnh giá tiền.
Tiền giấy của Việt Nam Cộng Hoà:Từ 1954 đến 1975, nước ta bị phân chia thành hai hai miền Nam – Bắc, mỗi miền lại có một loại tiền riêng nhưng vẫn gọi chung là “tiền đồng”.
Hình động vật rất hay được chọn để in trên tờ tiền
Video đang HOT
Sau giải phóng đất nước 30.4.1975, tiền lưu hành ở miền Nam mất giá và được đổi tên thành tiền giải phóng. Đến năm 1978, sau khi Nhà nước ổn định và thống nhất về tài chính, tiền Việt Nam tiếp tục thay đổi.
Đồng 5 hào in cây dừa ở Bến Tre
Tờ 10 đồng in hình vụ thu hoạch mía
Tiền đồng những năm 1985
Tiền giấy thế kỷ XX
Những tờ tiền mệnh giá 100 đồng, 200 đồng nay không còn được sử dụng, nhưng nó là ký ức quen thuộc đối với người dân Việt Nam.
Các tờ 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng và 100.000 đồng cotton đã được thu hồi, thay thế bằng tờ polyme có cùng mệnh giá.
Tờ 20.000 đồng cũ (được phát hành năm 1990 cùng lúc với tờ 10.000 đồng)
Tờ 50.000 đồng được phát hành ngày 15.10.1994
Tờ 100.000 đồng, mệnh giá cao nhất trong thời kỳ này phát hành ngày 1.9.2000
Tiền polyme hiện đại
Tờ 100.000 đồng mới
Tờ 500.000 đồng có giá trị cao nhất trong hệ thống tiền tệ Việt Nam
Theo Phương Ánh
Lao Dong
Bác sĩ Yersin được truy tặng danh hiệu "Công dân Việt Nam danh dự"
Sở VH-TT&DL tỉnh Khánh Hòa đã thông báo quyết định của Nhà nước về việc truy tặng danh hiệu "Công dân Việt Nam danh dự" cho bác sĩ Alexandre Yersin.
Tượng bác sĩ Alexandre Yersin bên Vịnh Nha Trang - Ảnh: B.N.
Quyết định được thông báo tại buổi Lễ kỷ niệm 151 năm ngày sinh bác sĩ Alexandre Yersin (22/9/1863- 22/9/2014) do Hội ái mộ Alexandre Yersin tổ chức tại Nha Trang vào hôm qua, 22/9.
Tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Thế Trâm, Chủ tịch Hội ái mộ A.Yersin, phát biểu: "Chính Yersin đã góp phần làm đẹp cho Nha Trang và Việt Nam hơn một thế kỷ qua. Ông xứng đáng được vinh danh là người công dân danh dự của Việt Nam. Trí tuệ khoa học, lòng nhân ái của nhà bác học Yersin là một biểu tượng rực rỡ của tinh thần thời đại, tinh thần quốc tế".
Nhân dịp này, ngành văn hóa tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức triển lãm bộ sưu tập tem "bác sĩ A.Yersin - người công dân danh dự Việt Nam".
Bác sĩ A.Yersin sinh ra tại đất nước Thụy Sĩ, sau đó tốt nghiệp Đại học Y khoa ở nước Pháp. Năm 1891, ông đến Việt Nam và chọn Nha Trang sinh sống, làm việc và gắn bó cả cuộc đời với mảnh đất này. Bác sĩ A.Yersin là người thành lập, cũng là Hiệu trưởng đầu tiên của Trường thuốc Đông Dương, vốn là tiền thân của các Đại học Y và Dược Hà Nội ngày nay. Ông cũng là người sáng lập Viện Pasteur Nha Trang.
Trong sự nghiệp của mình, bác sĩ A.Yersin đã để lại hơn 50 công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và Đông Dương.
Viết Hảo
Theo dantri
Ngập đường Tân Hóa, mở rào chắn cầu Ông Buông để tránh kẹt xe Chiều 20/9, các đơn vị thi công cầu Ông Buông (quận 6, TPHCM) đã phải mở một phần rào chắn cây cầu này để các phương tiện lưu thông nhằm tránh tình trạng kẹt xe vì đường Tân Hóa bị ngập do mưa lớn. Theo đó, khoảng 17h chiều 20/9, một trận mưa lớn đã khiến đường Tân Hóa (nối quận 6 và...