Tiền Giang: Trồng sâm trong chậu như trồng cây cảnh, anh nông dân đất Gò Công thu tiền tỷ
Ngẫu hứng trồng sâm bố chính trong chậu như trồng cây cảnh, anh Trần Thanh Quý (TX Gò Công, tỉnh Tiền Giang) đã thu tiền tỷ.
Anh Trần Thanh Quý (TX Gò Công, tỉnh Tiền Giang) cho biết, anh bắt đầu tìm hiểu và trồng sâm bố chính trong chậu như trồng cây cảnh cách đây hơn chục năm trước.
Anh Trần Thanh Quý (TX Gò Công, tỉnh Tiền Giang) trông khu ương, trồng sâm bố chính. Ảnh: Trần Đáng.
Trồng sâm bố chính trong chậu
Hiện, tại trại sâm Minh Quý của anh Quý la liệt các chậu trồng sâm. Trong khu đất rộng 1,5 công đất, anh Quý làm nhà kính, lắp đặt hệ thống tưới tự động và trồng 10.000 chậu sâm. Trong đó, có khoảng 2.000 chậu sâm bố chính.
Anh quý chia sẻ, năm 2008, anh được một người bạn tặng chậu sâm ra hoa rất đẹp. Sau thời gian trồng, cây sâm này đã cho củ phình to.
Nhờ bí quyết này, anh nông dân Tiền Giang trồng dừa Mã Lai ngay trong “rốn phèn”, thu tiền tỷ
Lên mạng tra cứu, anh Quý được biết đây là loại sâm quý, có giá trị kinh tế cao. Khát khao làm giàu từ loại sâm này, anh Quý đã mua 4kg hạt về gieo làm giống.
Theo anh Quý, do không nắm được kỹ thuật nên 1,5kg hạt sâm gieo thử không nảy mầm.
Đâm lao theo lao, anh quý lặn lội ra Quảng Bình học kinh nghiệm trồng sâm bố chính.
Có được kinh nghiệm, anh quý bắt đầu công tác gieo hạt. Đến thời điểm này, tỷ lệ hạt sâm nảy mầm cao nhất cũng chỉ khoảng 60%.
Tuy nhiên, bước đột phá của anh Quý là đưa sâm bố chính vào chậu trồng.
Trong tự nhiên, sâm bố chính mọc hoang ở nhiều nơi, như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hòa Bình… Sâm bố chính được trồng chủ yếu ở vùng đồi, núi.
Video đang HOT
Sau 18 tháng trồng sâm bố chính, sâm cho củ nặng 1-1,5kg. Ảnh: Trần Đáng.
Theo anh Quý, nhìn chung sâm bố chính là loại cây dễ sống, thích nghi với khá nhiều điều kiện môi trường.
Cách trồng sâm bố chínhkhông quá khó vì thực ra loại sâm này cũng có khoản sinh trưởng giống các loại cây nhiệt đới khác.
Cây sâm bố chính trồng khoản 5-6 tháng sẽ ra hoa. Sau khi trồng 18 tháng, sâm bố chính cho củ, trọng lượng 1-1,5kg/củ.
Hiện, ngoài sâm bố chính, anh quý còn trồng thêm các loại sâm, như: Sạ đen, đinh lăng, xuyên khung nam.
Việc trồng sâm bố chính trong chậu đã đem lại cho anh Quý tiền tỷ. Ảnh: Trần Đáng.
Thu tiền tỷ nhờ trồng sâm bố chính
Theo anh Quý, sau thời gian nỗ lực đưa sản phẩm sâm bố chính tiếp cận thị trường, giờ đã tìm được đầu ra ổn định.
Hiện, giá sâm thành phẩm anh Quý bán ra 1-1,2 triệu đồng/kg. Ngoài ra, anh Quý còn bán sâm tươi, giống các loại sâm.
Anh Quý cho biết, từ năm 2016 đến nay, anh đã bán hơn 10 tỷ đồng từ các loại sâm, giống sâm cho khách hàng.
Theo các nhà khoa học, sâm bố chính còn gọi sâm thổ hào, sâm báo. Sâm có tên khoa học là Hibiscus sagittifolius Kurz.
Sâm bố chính có giá trị kinh tế cao. Ảnh: Trần Đáng.
Sâm bố chính là cây thuốc Nam quý, có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Theo y học cổ truyền, sâm bố chính có một số tác dụng, như: Trị ho, hạ sốt, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị ung thư…
Nhờ bí quyết này, anh nông dân Tiền Giang trồng dừa Mã Lai ngay trong "rốn phèn", thu tiền tỷ
Nhờ tháo chua, rửa phèn thành công, anh nông dân Lê Chí Thanh (xã Tân Hòa Đông, huyện Tân Phước, tỉnhTiền Giang) đã cải tạo hơn 8ha đất phèn để trồng dừa đỏ Mã Lai.
Hiện, trang trại trồng dừa Mã Lai của anh Thanh đang cho thu hoạch. Đây là trang trại trồng dừa lớn nhất huyện Tân Phước.
Nhờ tháo phèn thành công, anh nông dân Lê Chí Thanh (xã Tân Hòa Đông, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) đã trồng dừa Mã Lai ngay trong "rốn phèn". Ảnh: Trần Đáng.
Tháo phèn chua trồng dừa M ã L ai
"Rốn phèn" Tân Phước xưa nay"Đất phèn cháy vàng những bàn tay lam lũ".
Những năm gần đây, vùng đất này lại gánh thêm những đợt xâm nhập mặn uy hiếp cây trồng.
Thế mà, hơn 3 năm trước, anh Thanh quyết định tháo chua, rửa phèn để trồng dừa đỏ Mã Lai.
Theo anh Thanh, nước rất quan trọng trong việc trồng dừa. Dừa rất ưa nước. Muốn dừa đậu trái sai phải cung cấp đủ nước.
Chính vì thế, khi bắt đầu có ý tưởng trồng dừa đỏ Mã Lai, anh Thanh đã nghĩ đến việc lắp đặt hệ thống nước tưới.
Theo đó, khi mới đặt giống, anh đã cho bố trí hệ thống tưới tràn trên mặt liếp. Nước được lấy từ kênh lớn ngoài trang trại.
Khi dừa cho trái, anh Thanh bơm nước vào ngập mặt liếp cho cây lấy nước nuôi trái. Sau một đêm vườn dừa ngâm nước, anh tháo nước ra.
Quy trình này được lặp lại sau vài ngày.
Dưới mỗi gốc dừa Mã Lai có một béc tưới cho cây và tháo phèn. Ảnh: Trần Đáng.
"Không chỉ cho cây lấy nước nuôi trái mà còn để tháo phèn cho trang trại. Cách này rất hiệu quả để tháo phèn", anh Thanh chia sẻ.
Hiện, trong trang trại anh Thanh đã thay hệ thống tưới tràn bằng tưới béc. 2.500 gốc dừa, mỗi gốc đều có một béc tưới.
Trồng dừa Mã Lai không lo đầu ra
Theo anh Thanh, dừa đỏ Mã Lai có nhiều ưu điểm, trồng 24 tháng cho trái, trái sai. Cây ít sâu bệnh, đuông gây hại.
Quan trọng hơn, thị trường rất ưa chuộng dừa Mã Lai do nước nhiều, ngọt thanh. Dừa Mã Lai rất dễ bán.
Khi đến thu hoạch thương lái tự đến cắt trái. Trung bình, trong năm giá dừa khoảng 50.000 đồng/chục. Có những thời điểm giá dừa trên dưới 100.000 đồng/chục.
Về doanh thu, dừa đỏ Mã Lai trồng chuyên canh đạt lợi nhuận bình quân 8 - 12 triệu đồng/công/năm.
Anh Thanh cho biết, trung bình mỗi tháng, thu hoạch dừa 1 lần.
Trong các tháng cao điểm mùa mưa, số lần thu hoạch dày hơn, 2 tháng thu hoạch 3 đợt trái. Mỗi cây thu hoạch 12 - 15 trái/lần.
Thương lai thu mua dừa Mã Lai. Trồng dừa Mã Lai thành công, anh Thanh thu về tiền tỷ. Ảnh: Trần Đáng.
Tính trung bình, mỗi tháng anh Thanh thu được khoảng 80 triệu đồng từ vườn dừa.
"Thị trường dừa Mã Lai rất tốt cả trong nước và xuất khẩu", anh Thanh thông tin.
Thái Bình: Trồng thứ cây cảnh mang ý nghĩa may mắn, bình an, cứ đến Tết cả làng này vui như hội Xã Minh Tân, huyện Đông Hưng (Thái Bình) là một trong những địa phương có truyền thống trồng hoa, trồng cây cảnh từ nhiều năm nay. Đến thời điểm hiện tại, các vườn đào tết tại đây đều nhộn nhịp, tấp nập khách đến tham quan, chọn mua. Diện tích trồng hoa, trồng cây cảnh, trong đó có trồng đào tết ở xã...