Tiền Giang nâng cao chất lượng hoạt động của các nhà văn hóa
Tỉnh Tiền Giang hiện có hơn 100 nhà văn hóa, trong đó có 72 nhà văn hóa cấp xã (chiếm gần 52% số xã trong tỉnh), có các thiết chế văn hóa cơ sở đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của người dân nông thôn.
Góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, tỉnh quan tâm kiện toàn thiết chế văn hóa cơ sở, tăng cường cán bộ có năng lực chuyên môn cũng như giải quyết kinh phí kịp thời, tạo điều kiện để mạng lưới các nhà văn hóa nâng cao chất lượng hoạt động.
Qua khảo sát, 100% cán bộ văn hóa cấp xã có trình độ nghiệp vụ về văn hóa hoặc thể dục thể thao từ trung cấp trở lên. Các nhà văn hóa cấp xã tổ chức nhiều mô hình hoạt động tốt như: Mở các lớp năng khiếu văn hóa – thể thao phục vụ thanh thiếu nhi; thành lập các câu lạc bộ hoặc đội, nhóm theo sở thích; tổ chức trưng bày, triển lãm hình ảnh, tư liệu về Bác Hồ, biển đảo quê hương, thành tựu kinh tế – kỹ thuật, các phong trào thi đua ái quốc; tổ chức biểu diễn văn nghệ quần chúng, đàn ca tài tử, khiêu vũ… Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các nhà văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp các ngành, địa phương trong tỉnh tăng cường trợ giúp về chuyên môn nghiệp vụ; tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn phụ trách các nhà văn hóa cấp xã. Mặt khác, Sở tạo thuận lợi để các địa phương, cơ sở khai thác tốt hoạt động nhà văn hóa cấp xã, các trung tâm văn hóa – thể thao trong tỉnh theo hướng xã hội hóa để nâng cao hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở đã xây dựng.
Sóc Trăng phát huy hiệu quả mô hình nhân dân tự quản
Triển khai mô hình thắp sáng đường quê tại xã Đại Hải ( huyện Kế Sách, Sóc Trăng). Ảnh: THANH NAM
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới, các cấp chính quyền, nhất là lực lượng Công an các cấp trong tỉnh Sóc Trăng đã phát huy vai trò của quần chúng, xây dựng nhiều mô hình nhân dân tự quản trong phòng chống tội phạm, giữ gìn xóm ấp, khu dân cư ngày càng bình an. Nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả lan tỏa mạnh mẽ, tạo thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Theo đó, lực lượng Công an tỉnh đã chủ động phối hợp các ban, ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động mạnh mẽ phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy, phòng, chống mua bán người, chấp hành Luật Giao thông đường bộ và các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Một số mô hình như “Thắp sáng đường quê”, giúp người dân sinh hoạt, đi lại dễ dàng và góp phần giảm các loại tội phạm vào ban đêm; mô hình “ca-mê-ra an ninh” cũng được nhiều tổ chức, cá nhân thực hiện, góp phần giảm tệ nạn trộm cắp, ma túy, cướp giật ở nhiều địa phương. Từ mô hình này, các vụ mất an ninh trật tự sớm được phát hiện; tiến hành truy bắt đối tượng phạm tội thông qua việc trích xuất hình ảnh từ ca-mê-ra. Ở các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường trong tỉnh xây dựng mô hình “5 không 2 có” (gồm không tội phạm, không ma túy, không bạo lực học đường, không cháy nổ, không ô nhiễm môi trường; có văn hóa ứng xử trong tham gia giao thông, có ý thức tự quản nơi học tập công tác và cư trú)…
Video đang HOT
Theo Công an tỉnh Sóc Trăng, hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 900 mô hình tự quản về an ninh trật tự ở các địa phương, đem lại hiệu quả cao, có sự gắn kết chặt chẽ với các phong trào, cuộc vận động khác, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng quê hương Sóc Trăng ổn định, phát triển.
PV VÀ TTXVN
Theo NDĐT
Sạt lở đê bao, hơn 1.000 hộ dân bị chia cắt
Đoạn đê bao phòng chống lũ tại ấp Hòa Thành, xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cùng tuyến đường giao thông nông thôn có chiều dài hàng chục mét bị sạt lở, cuốn trôi hết đất đá, bê tông xuống sông Hậu, hơn 1.000 hộ dân bị chia cắt
Ảnh Internet
Sạt lở đê bao, hơn 1.000 hộ dân bị chia cắt
Chiều 29/7, ông Nguyễn Bình Dương, Phó Ban nhân dân ấp Hòa Thành, xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách (Sóc Trăng), cho biết khoảng 3 giờ cùng ngày, đoạn đê bao phòng chống lũ cùng tuyến đường giao thông nông thôn có chiều dài hàng chục mét bị sạt lở, cuốn trôi hết đất đá, bê tông xuống sông Hậu.
Theo ông Dương, rạng sáng 22/7, tại đoạn đê bao trên xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng làm toàn bộ 2 căn nhà kiên cố cùng tài sản trôi hết xuống sông, thiệt hại hơn 500 triệu đồng. Tình trạng sạt lở đang diễn biến phức tạp, nhiều đoạn đê bao tiếp tục bị nhấn chìm xuống sông.
Qua khảo sát, đoạn đê bao cùng tuyến đường nông thôn có chiều dài khoảng 30 m bị sạt lở hoàn toàn xuống sông, chiều dài tính từ chân đê bị sạt lở ăn sâu vào đất liền hơn 10 m. Đây là tuyến lộ nông thôn độc đạo để người dân địa phương đi chợ Cái Côn, do đó hơn 1.000 hộ dân bị chia cắt, cô lập.
Ăn nhầm thuốc diệt chuột, em chết, anh nhập viện
Chiều 29/7, ông Lê Văn Thành, Trưởng Công an xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), xác nhận thông tin trên và cho biết vụ việc 2 anh em ruột ăn nhầm thuốc diệt chuột xảy ra tại nhà anh Nguyễn Xuân Cảnh (trú tại thôn 20, xã Quỳnh Văn) vào chiều 27/7.
Theo đó, chiều 27/7, vợ chồng anh Cảnh có việc phải ra ngoài, để 2 con là Nguyễn Xuân Nam (4 tuổi) và Nguyễn Thị Thư (2 tuổi) chơi với nhau. Khi đang chơi ở gian nhà bếp, Nam và em gái thấy gói thuốc diệt chuột ở dưới đất, tưởng là kẹo nên bóc ăn. Sau khi ăn, cả 2 anh em bị ngộ độc, nằm bất tỉnh dưới nền đất.
Khoảng 18 giờ cùng ngày, vợ chồng anh Cảnh về phát hiện sự việc nên tức tốc đưa 2 con vào Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳnh Lưu cấp cứu. Tuy nhiên, do bị ngộ độc quá nặng, cháu Nguyễn Thị Thư đã tử vong. Cháu Nguyễn Xuân Nam được các bác sĩ chuyển lên tuyến trên.
Thông hầm Hải Vân 2 vào cuối tháng 9/2019
Chiều 29/7, ông Nguyễn Tấn Đông, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Đèo Cả, Giám đốc Ban QLDA hầm Hải Vân giai đoạn 2 cho biết, công tác triển khai dự án mở rộng hầm Hải Vân 2 và hệ thống đường dẫn, cầu trên tuyến khả quan, tích cực.
Hai mũi khoan đào hầm phía Nam và phía Bắc hiện đạt tiến độ hơn 95%. Trên tổng số gần 6.300m2 khoan đào và gia cố, chỉ còn khoảng 330m trước khi thông hầm.
Ông Bùi Hồng Đăng, Giám đốc ĐHDA hầm Hải Vân giai đoạn 2 cho hay, dự án vượt qua đường găng kỹ thuật, áp lực bởi giới hạn thời gian tổ chức các gương đào, phụ thuộc lịch đóng hầm Hải Vân hiện hữu (2 khung giờ trong ngày, từ 13 giờ 15 phút - 13 giờ 45 phút, 3 giờ - 4 giờ/ngày)... để tăng tốc sản lượng khoan đào, gia cố. Với 330m chiều dài khoan đào còn lại, tiến độ đào thông hầm Hải Vân 2 vào ngày 25/9 tới rất khả thi.
Cao Phong (TH)
Theo GD&TĐ
Bưởi tết miền Tây tăng giá, đẹp không tì vết giá 50.000 đồng/quả So với khoảng một tháng trước đây, giá bưởi Năm Roi và bưởi da xanh ở Sóc Trăng đều tăng đáng kể. Hiện giá bán tại vườn của bưởi Năm Roi và da xanh loại I (từ 1,2kg/trái trở lên) lần lượt là 45 và 50 ngàn đồng. Bưởi loại đặc biệt (bưởi loại I, da trái không có tì vết do sâu...