Tiền giả sẽ bị tịch thu, bấm lỗ để tiêu hủy
Dự thảo Thông tư của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiêm cấm các tổ chức tín dụng trả lại tiền giả, tiền nghi giả cho khách hàng mà phải tịch thu, bấm lỗ và chuyển về cho NHNN tiêu hủy.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố Dự thảo Thông tư Quy định về xử lý tiền giả, nghi giả trong ngành ngân hàng để xin ý kiến cá nhân, tổ chức. Đặc biệt, dự thảo Thông tư quy định “nghiêm cấm hành vi trả lại tiền giả, tiền nghi giả cho khách hàng” đối với đơn vị thu giữ, giám định tiền giả, tiền nghi giả
Tiền giả ngày càng tinh vi, ảnh tiền giả (dưới) phát quang trên máy soi tiền như tiền thật).
Theo Dự thảo Thông tư, trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi vấn, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối chiếu với đặc điểm bảo an của tiền mẫu (hoặc tiền thật) cùng loại và căn cứ vào thông báo của Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an) về đặc điểm nhận biết tiền giả để kết luận.
Trường hợp khẳng định đồng tiền có dấu hiệu nghi vấn là loại tiền giả đã được Ngân hàng Nhà nước (hoặc Bộ Công an) thông báo bằng văn bản, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lập biên bản, thu giữ và đóng dấu, bấm lỗ tiền giả.
Đối với tiền giả loại mới, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lập biên bản, thu giữ (không đóng dấu, bấm lỗ tiền giả); thông báo và gửi toàn bộ tiền giả loại mới trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, đơn vị thu giữ tiền giả cũng phải thông báo kịp thời cho cơ quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý khi có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả hoặc khi phát hiện tiền giả loại mới hoặc phát hiện từ 5 tờ tiền giấy giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) trở lên trong một giao dịch hoặc khi khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả.
Trường hợp thực hiện kiểm đếm tờ (miếng) trong giao nhận tiền mặt giữa các đơn vị trong hệ thống NHNN, giữa các đơn vị trong hệ thống NHNN với các tổ chức tín dụng (chi nhánh tổ chức tín dụng), giữa các tổ chức tín dụng (chi nhánh tổ chức tín dụng) trên cùng một địa bàn tỉnh, thành phố, khi phát hiện tiền giả trong bó/túi tiền, Hội đồng kiểm đếm lập biên bản, xử lý như đối với tiền giả phát hiện trong giao dịch tiền mặt. Đồng thời, xử lý như trường hợp thiếu tiền mặt theo quy định của NHNN.
Tiền giả được bảo quản riêng trong kho tiền của NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả phải được đào tạo, tập huấn kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc nghiệp vụ giám định tiền. Người làm công tác giám định tiền giả, tiền nghi giả của Ngân hàng Nhà nước phải có chứng chỉ hoặc chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền, do Ngân hàng Nhà nước hoặc cơ quan chuyên môn Nhà nước cấp.
Ngoài ra, theo dự thảo Thông tư, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giám định tiền giả, tiền nghi giả cần có đề nghị bằng văn bản và trực tiếp chuyển tiền giả, tiền nghi giả cần giám định tới NHNN chi nhánh trên địa bàn, Sở Giao dịch, Cục Phát hành và Kho quỹ (tại Hà Nội) hoặc Chi cục Phát hành và Kho quỹ (tại thành phố Hồ Chí Minh).Việc giám định được thực hiện miễn phí và sẽ được thông báo sau 5 ngày làm việc.
Nếu kết quả giám định là tiền thật, số tiền thật sẽ được trả lại cho tổ chức, cá nhân đề nghị giám định. Còn kết quả giám định là tiền giả đã có thông báo của NHNN hoặc Bộ Công an, thực hiện thu giữ, đóng dấu, bấm lỗ tiền giả và nộp vào Kho tiền Trung ương tại Hà Nội (Kho tiền I) hoặc Chi cục Phát hành và Kho quỹ.
Kết quả giám định là tiền giả loại mới, thông báo kịp thời cho Bộ Công an ( Cục An ninh Tài chính, Tiền tệ và Đầu tư) và thực hiện thu giữ nhưng không đóng dấu, bấm lỗ.
Theo bản giải trình của Cục Phát hành và Kho quỹ (NHNN): Việc ban hành Thông tư của Thống đốc NHNN quy định về việc xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng là cần thiết, góp phần phòng, chống tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam và bổ sung những quy định mới về thu giữ, đóng dấu, đóng gói, bảo quản, giao nhận, vận chuyển, giám định, thu hồi và tiêu huỷ tiền giả, tiền nghi giả phù hợp với các quy định hiện hành và yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tiền giả, bảo vệ tiền Việt Nam.
Theo Dantri
Vượt đèn đỏ có thể bị phạt tới 1,2 triệu đồng
Đó là đề xuất của Bộ GTVT trong Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt (lần 6). Mức phạt nặng cũng được áp dụng với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Cụ thể, dự thảo Nghị định quy định sẽ phạt tiền từ 800.000 - 1,2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm: Khi đèn giao thông đã chuyển sang tín hiệu đỏ nhưng người điều khiển phương tiện không dừng trước vạch dừng mà vẫn đi tiếp sẽ bị phạt từ 800.000 - 1,2 triệu đồng (trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng khi có tín hiệu vàng của đèn tín hiệu giao thông); chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h; không tuân thủ quy định về dừng đỗ xe tại nơi giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, dừng đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt.
Mức phạt trên cũng đồng thời áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông khi không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi phương tiện bị hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt. Không tuân thủ hướng dẫn của người điều khiển giao thông khi qua phà, cầu phao hoặc nơi ùn tắc giao thông; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
Hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt nặng (ảnh minh họa: Tùng Nguyên)
Phạt từ 2-3 triệu đồng nếu điều khiển xe không có giấy đăng ký, đăng ký rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc; lắp đặt và sử dụng còi xe quá âm lượng quy định; xe không gắn biển số...
Một nội dung đáng chú khác trong Dự thảo Nghị định xử phạt lần này là quy định phạt tiền từ 5 - 8 triệu đồng đối với hành vi rải đinh, ném định hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản qua đường gây nguy hiểm trực tiếp tới người và phương tiện tham gia giao thông. Ném gạch, đất, đá hoặc vật khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Đặc biệt, dự thảo lần này cũng quy định mức tiền phạt từ 5-8 triệu đồng cũng được áp dụng đối với hành vi xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
Phạt nặng nếu chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để trông giữ xe
Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi lần thứ 6 cũng nếu ra quy định xử phạt đối với vấn nạn trông giữ xe gây bức xúc trong dư luận thời gian dài vừa qua. Cụ thể, sẽ phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với cá nhân và từ 10-14 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị, hè phố từ 10m2đến dưới 20m2 làm nơi trông giữ xe. Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, ở đoạn đường trong đô thị.
Mức phạt tăng từ 10-30 triệu đồng đối với cá nhân và tổ chức nếu chiếm dụng lòng đường đô thị, hè phố từ 20m2 trở lên làm nơi trông giữ xe; dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ...
Hành vi đào đường, xẻ hè trái phép cũng sẽ bị phạt từ 5-20 triệu đồng đối với hành vi cụ thể các cá nhân, tổ chức, ngoài ra các cá nhân và tổ chức vi phạm còn bị áp các hình thức phạt bổ sung để khắc phục hậu quả.
Đổ rác, phế thải ra đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng và từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi làm rơi vãi chất thải ra đường trong quá trình thu gom, vận chuyển.
Dự thảo Nghị định lần này cũng nhấn mạnh đến việc xử phạt từ 2-6 triệu đồng đối với hoạt động kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải khi vi phạm trong việc đăng ký, niêm yết về giá cước, hành trình chạy xe, giá hàng hóa, dịch vụ, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải
Theo Dantri
Sản xuất dầu ăn bằng đậu phộng trộn... lốp xe! Hàng chục hộ dân huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam bức xúc việc chủ cơ sở ép dầu trộn lốp xe vào đậu phộng để ép dầu. Hàng ngàn lít dầu sau khi ép đã bị đóng cặn, không thể sử dụng. Để tiết kiệm thời gian và điện, một chủ cơ sở ép dầu ở xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh...