Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã tăng
Đến nay, Bộ Tài chính đã ghi nhận 10 trong số 12 bộ ngành (ngành trừ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại học Quốc gia Hà Nội) cam kết hoàn thành giải ngân năm nay, sau khi điều chỉnh giảm kế hoạch vốn.
Trong số đó, tổng số đề nghị cắt giảm kế hoạch vốn của các bộ, ngành được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp để báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét quyết định là hơn 4.700 tỷ đồng.
Đây là thông tin được ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết tại hội nghị với các bộ, về giải ngân vốn đầu từ công ty vay nước ngoài của Chính phủ 9 tháng năm 2020, diễn ra ngày 12/10, tại Hà Nội.
Các dự án đầu tư công được đẩy nhanh tiến độ sẽ giúp kinh tế TP Hồ Chí Minh khôi phục mạnh mẽ. Ảnh minh họa: Mạnh Linh/Báo Tin tức
Theo ông Trương Hùng Long, thời gian vừa qua, Chính phủ, các bộ đều thực hiện nhiều biện pháp quyết định thúc đẩy giải ngân. Vì vậy, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài trong tháng 9 tăng 4.315,570 tỷ đồng, tăng 558,659 tỷ đồng so với tháng 8 (tăng 3,14% so với giải ngân trên kế hoạch vốn đã được ghi nhận trong tháng 8). Bên cạnh đó, trong 9 tháng năm 2020, Bộ còn tập trung ngân sách tiếp theo dự toán 2019 và phần vốn được kéo dài, chuyển nguồn, trị giá 2.671 tỷ đồng.
Là một trong những bộ có tiến độ giải ngân tăng cao nhất trong tháng 9, ông Đinh Minh Tùng, phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, giải ngân của bộ này đến 30/9 đạt 39% so với kế hoạch vốn được giao, tăng 18% so với tháng 8 trước đó.
Theo ông Đinh Minh Tùng, tỷ lệ giải ngân tăng cao vì chỉ đạo quyết liệt của Bộ, đã kiện toàn Tổ công tác thúc đẩy giải ngân, tháng 9 làm việc trực tiếp vướng mắc tại các dự án để giải ngân đạt kế hoạch.
Đối với một số vấn đề phát sinh ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài, ông Nguyễn Việt Hồng, Phó Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước cho biết, hiện việc kiểm tra chỉ thực hiện thủ tục kiểm tra xác nhận thanh toán, Kho bạc Nhà nước đang thực hiện đúng quy định.
Video đang HOT
Theo đó, việc kiểm tra thời gian, xác định vốn ngoài nước của Kho bạc Nhà nước tối đa không quá 3 ngày làm việc nhận hồ sơ và trả kết quả của Kho bạc Nhà nước với chủ đầu tư được thực hiện thông qua phiếu giao nhận bảo đảm đúng quy định thời gian.
Ông Nguyễn Việt Hồng cho biết thêm, đến nay, Kho bạc Nhà nước không nhận được phản hồi ý kiến của chủ dầu tư về việc giải quyết chậm thủ tục kiểm tra xác nhận vốn thanh toán bên ngoài Kho bạc Nhà nước.
Về thời gian kiểm tra đơn rút vốn, Bộ Tài chính đã rút ngắn thời gian xử lý đối với hồ sơ rút vốn hợp lệ chỉ trong 1 đến 2 ngày làm việc so với quy định. Đối với các đơn rút vốn không đủ điều kiện để giải quyết, Bộ Tài chính đã có công văn trả lại ngay để chủ dự án hoàn thiện. Tính đến hết tháng 9/2020, Bộ Tài chính đã nhận 560 hồ sơ rút vốn; trong đó, đã giải quyết 554 hồ sơ, chiếm 98,8%.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng kết quả giải ngân của các dự án sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi vẫn thấp là do chưa có khối lượng cho giải ngân. Vấn đề này xuất phát từ các nguyên nhân như dự án chưa hoàn thành các thủ tục đầu tư trong nước như chưa hoàn thành giải phóng mặt băng, phê duyệt các hợp đồng; việc đấu thầu của nhiều dự án được triển khai chậm, một số dự án có khiếu kiện trong quá trình đấu thầu.
Ngoài ra, quá trình chuẩn bị dự án kéo dài, chuẩn bị đầu tư không kỹ, và các yếu tố khó khăn khách quan khác dẫn đến phải thay đổi thiết kế, điều chỉnh dự án trong quá trình thực hiện, gia hạn thời gian thực hiện, thời gian giải ngân. Trong khi đó, các thủ tục điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư, điều chỉnh hiệp định vay được thực hiện chậm trễ, chưa có cơ sở pháp lý để giải ngân…
Bộ Tài chính tiếp tục kiến nghị các bộ, ngành thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đối với các vấn để còn vướng, còn chưa rõ về chính sách, các Bộ, ngành cần sớm có ý kiến với các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung phù hợp.
Đối với số kế hoạch vốn 2020 đã đề nghị cắt giảm, điều chuyển cho các bộ, địa phương khác, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành xác định rõ là, cắt giảm của dự án nào, dự án nào hoàn toàn không giải ngân được trong năm 2020. Dự án nào chỉ giải ngân được một phần để bổ sung kể hoạch vốn bố trí cho dự án đó ngay vào kế hoạch vốn đầu tư 2021. Từ đó, đảm bảo dự án có đủ kinh phí để thực hiện theo thời gian và tiến độ đã cam kết với nhà tài trợ tại các hiệp định vay nước ngoài.
Trường hợp kế hoạch vốn 2020 đề nghị cắt giảm của các bộ chưa phân bổ chi tiết cho các dự án do lập kế hoạch chưa sát, các bộ, ngành rút kinh nghiệm khi xây dựng kế hoạch năm 2021 và các năm sau.
Trong phạm vi thẩm quyền của mình, các bộ, ngành tập trung xử lý dứt điểm; phối hợp với nhà tài trợ, các cơ quan, địa phương liên quan tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, nhất là các dự án đầu tư lớn, các dự án sắp hết hạn giải ngân theo quy định của hiệp định vay.
Bộ Tài chính cam kết sẽ tiếp tục coi giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay ODA, vay ưu đãi là nhiệm vụ trọng tâm trong năm và phối hợp với cơ quan chủ quản trong các vấn đề liên quan đến đàm phán ký kết. Đồng thời, hoàn thành thủ tục hiệu lực của Hiệp định vay, điều chỉnh Hiệp định vay (nếu có); ký hợp đồng cho vay lại, rà soát đẩy nhanh tiến độ các việc liên quan đến giải ngân và trao đổi với nhà tài trợ các vấn đề phát sinh trong quá trình giải ngân.
Doanh nghiệp Việt Nam tài trợ cho đội bóng Thái Lan, các CLB Việt đang thua ngay trên sân nhà?
Chiangrai United, nhà đương kim vô địch Thai League 1, mới đây đã công bố một nhà tài trợ lớn đến từ Việt Nam.
Nhà tài trợ cho Chiangrai United là một hãng hàng không của Việt Nam. Vị trí đặt logo của nhà tài trợ cho thấy tầm quan trọng của sự hợp tác giữa hai bên.
Logo mới được đặt ở phía dưới một thương hiệu của tập đoàn Singha, đơn vị quản lý Chiangrai United. Theo thông lệ thế giới, logo của nhà tài trợ chính thường được đặt ở ngực áo với kích thước lớn giúp các CĐV dễ dàng nhìn thấy.
Logo nhà tài trợ mới đến từ Việt Nam được đặt ở phần bụng áo của Chiangrai United (Ảnh: Chiangrai United)
Theo Chiangrai Times, hợp đồng giữa nhà tài trợ mới và Chiangrai United không tiết lộ thời hạn. Phía nhà tài trợ sẽ cung cấp các dịch vụ vận chuyển hàng không cho các thành viên trong CLB để di chuyển khắp nơi trong khuôn khổ Thai League 1, tuỳ vào đường bay của hãng.
Việc thương hiệu Việt Nam tài trợ cho các CLB Việt Nam cũng từng rộ lên từ hai năm trước khi bia Sài Gòn trở thành một trong những nhà tài trợ cho Leicester City, CLB từng giành chức vô địch Giải Ngoại hạng Anh mùa 2015/2016. Logo của hãng xuất hiện trên tay áo của Leicester City. Hiện tại, bia Sài Gòn thuộc quyền quản lý của một công ty nước ngoài. Tuy nhiên, thương hiệu vẫn mang đậm yếu tố Việt Nam.
Trường hợp của Chiangrai United hay Leicester City cho thấy, các CLB Việt Nam đang thua ngay trên sân nhà về khoản kêu gọi tài trợ. Việc một doanh nghiệp Việt tài trợ cho đội bóng nước ngoài, đặc biệt là Thái Lan, một nước ở Đông Nam Á, trong khi các CLB ở trong nước đang chật vật tìm kiếm thêm nguồn thu tạo nên một thực tế buồn.
Các CLB ở V.League hay Thai League 1 có điểm chung là nguồn tài chính lớn nhất thường tới từ công ty của ông chủ đội bóng. Khác biệt ở chỗ, các CLB Thai League 1 kêu gọi được thêm nhiều nhà tài trợ khác.
Với nhà tài trợ mới, Chiangrai United đã có 19 thương hiệu đổ tiền cho họ. Thế nhưng, con số này vẫn chưa là gì với Buriram United, họ có 29 nhà tài trợ ở mùa giải 2020. Những con số đáng mơ ước với các đội bóng Việt Nam.
Các CLB Việt Nam đá ngang ngửa thậm chí có thể đánh bại những đội bóng mạnh nhất Thái Lan nhưng về khoản kêu gọi tài trợ thì lại thua xa (Ảnh: Buriram United)
Xét tổng thể, những đội bóng Thái Lan được chống lưng bởi các tập đoàn lớn vẫn khác biệt so với phần còn lại. Tuy nhiên, không vì thế mà các đội bóng khác nản lòng. Họ vẫn kiên trì xây dựng đội bóng, tự cân đối thu chi theo định hướng mô hình như Giải ngoại hạng Anh mà Hiệp hội bóng đá Thái Lan (FAT) và Công ty Thai League theo đuổi.
Ở Việt Nam, các CLB ngoài một doanh nghiệp lớn đứng ra tài trợ (thường là của ông chủ) lại rất khó khăn trong việc tìm thêm những khoản thu khác. Những doanh nghiệp lớn của Việt Nam không ít nhưng để họ móc hầu bao tài trợ cho CLB vẫn là điều xa xỉ. Thay vào đó, họ tài trợ hoặc thưởng cho các đội tuyển quốc gia như một cách quảng bá hình ảnh tốt hơn.
Năm 2017, Toyota từng bỏ V.League sau 3 năm gắn bó nhưng lại tăng tiền tài trợ cho các giải thuộc Thai League. Sau những phân tích, quyết định của Toyota dường như không nằm ở chất lượng sản phẩm mà nằm ở cách làm bóng đá giữa Công ty VPF với Công ty Thai League, giữa các CLB Thái Lan và các CLB Việt Nam. Và có lẽ, nhiều doanh nghiệp Việt cũng đang nghĩ như Toyota.
TPHCM: Xe buýt liều lĩnh chạy ngược chiều, tông 1 thanh niên trọng thương Sáng nay 12-9, trong khu đô thị Đại học quốc gia TPHCM đã xảy ra một vụ tai nạn giữa xe buýt và xe máy làm một người bị thương nặng. Theo đó, khoảng 8 giờ sáng, xe buýt số 8 chạy tuyến Bến xe quận 8 - Đại học quốc gia (phường Đông Hoà, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Khi về...