Tiền đồ cả làng smartphone dựa vào cặp “bảo kiếm” này
Hiệu năng và trải nghiệm sẽ cùng “song kiếm hợp bích” vạch đường cho cuộc đại dịch chuyển của smartphone trên hành trình làm mãn nguyện nhu cầu của “thượng đế”.
Theo kết quả khảo sát từ Nielsen, tỉ lệ người sử dụng điện thoại thông minh so với số lượng những người sử dụng điện thoại thông thường chiếm 84% vào năm 2017, tăng 6% so với một năm trước (78%).
“Sự tăng trưởng nhanh chóng của các thiết bị kết nối, đặc biệt là điện thoại thông minh và máy tính bảng đang trở thành điều hiển nhiên ở nước ta. Điều này có thể phản ánh thực tế là các thương hiệu điện thoại thông minh đang cung cấp cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn với giá cả phải chăng và hợp lý. Một lý do khác cần được đề cập đến là người tiêu dùng đang nâng cao mức sống hằng ngày và bày tỏ mong muốn kết nối mọi lúc mọi nơi”, ông Đoàn Duy Khoa – Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Hành vi người tiêu dùng – Nielsen Việt Nam cho biết.
Thị trường điện thoại từng chứng kiến những màn đổi ngôi đầy bất ngờ, từ vị thế của những “ông vua làng di động” một thời như Nokia, BlackBerry, từng chiếm thị phần nhất, nhì vào năm 2009 nhưng gần đây cũng đều bị “thần chết” gọi tên, hay mới đây nhất là HTC.
Thay chân Nokia, BlackBerry là những “gã khổng lồ công nghệ” điện thoại thông minh đầy năng động như Samsung và Apple, hay các tên tuổi mới nổi như Oppo, Huawei, Xiaomi. Tuy nhiên, chỉ có hai cái tên luôn khẳng định được vị thế dẫn đầu suốt một chặng đường dài là Samsung và Apple. Cả hai lập tức tạo ra sân chơi sôi động, định hình cuộc chơi và ra cả luật chơi từ cấu hình mạnh, màn hình siêu mỏng tới các cuộc đua về camera.
Samsung Galaxy Note 9 được kỳ vọng tạo ra cuộc đại dịch chuyển của smartphone.
Video đang HOT
Cuộc đua nối tiếp cuộc đua, các hãng smartphone đang tỏ ra nhanh nhạy bắt kịp và thậm chí tiến tới làm thỏa mãn hoàn toàn các vị “thượng đế” của mình trong thời gian tới bằng việc đầu tư vào hai “vũ khí” lợi hại là hiệu năng và trải nghiệm. Trong đó Samsung và Apple là những cái tên tiên phong, có tiền đồ rất sáng láng, và đang vững vàng ở hai ngôi vị lớn nhất làng smartphone hiện nay.
Những cuộc khảo sát mới đây về mối quan tâm của người dùng khi chọn mua một chiếc smartphone đã chỉ ra rằng, có đến 74% người dùng quan tâm đến phần cứng, dung lượng bộ nhớ; 65% người dùng quan tâm pin…, cao hơn so với 2016 (lần lượt 41% và 61%). Như vậy có thể thấy rằng, những yếu tố từng lên ngôi một thời như thiết kế, màn hình đang dần bị các tính năng cơ bản và thiết yếu như tốc độ vi xử lý, dung lượng bộ nhớ, pin… thay thế nhằm tối đa hóa trải nghiệm trên một chiếc điện thoại. Còn các yếu tố khác vẫn sẽ là những điểm nhấn để tạo sự khác biệt cho sản phẩm.
Smartphone hiện đại rồi sẽ chẳng khác nào như cây sồi khổng lồ chứa vô cùng cành nhánh, lá lộc công nghệ mà trước đây chưa hề thấy bao giờ. Với hiệu năng mạnh mẽ, camera xuất sắc, kết nối tốc độ cao, tương tác màn hình cảm ứng và hàng triệu triệu ứng dụng sẵn có mà chỉ cần vài thao tác bằng ngón tay chúng ta, thiết bị smartphone giờ dường như không có giới hạn trong việc thực hiện các tác vụ.
Sạc không dây, sạc nhanh sẽ đáp ứng nhu cầu sử dụng smartphone cả ngày, mọi lúc mọi nơi.
Hiệu năng smartphone sẽ như “hổ thêm cánh” với sự ra đời của sạc không dây. Công nghệ này sẽ giúp cho smartphone có năng lượng ở mọi lúc mọi nơi, sử dụng suốt cả ngày. Không những vậy những đột phá về công nghệ sẽ giúp cho người dùng smartphone nạp đầy năng lượng vô cùng nhanh.
Ví dụ, Viện Công nghệ Tiên tiến của Samsung (SAIT) mới đây đã phát triển thành công công nghệ dựa trên các nguyên tử carbon than chì cho phép sạc đầy năng lượng của điện thoại chỉ trong vòng 12 phút. Rất có thể công nghệ này sẽ được áp dụng vào siêu phẩm Galaxy Note 9 sắp tới.
Ngoài ra, với những tính toán về sức mạnh của CPU, độ phân giải màn hình, điểm ảnh của camera, bộ nhớ và tốc độ internet, kích cỡ pin, khả năng tiêu dùng năng lượng pin sẽ được bố trí và cải thiện vượt bậc. Pin có thể sẽ ngày càng nhỏ và đẹp hơn nhưng hiệu suất cao hơn, để không gian cho các tính năng khác được tích hợp vào mà trước đây các phần cứng không thể đạt được.
Người dùng trẻ tuổi ngày càng muốn thể hiện tương tác bằng hình ảnh qua smartphone.
Chip, RAM mạnh hơn, xử lý nhanh hơn, dung lượng bộ nhớ mở rộng khủng hơn tạo lợi thế để smartphone vượt xa cả chức năng nguyên thủy là liên lạc của mình và trở thành ổ nhớ di động, thiết bị tra cứu, ghi chú với bút cảm biến S-pen, xử lý công việc thông minh và là người “trợ lý” đắc lực cho chủ nhân trong nhiều tình huống.
Cùng với hiệu năng, tiện ích, smartphone sẽ ngày càng chú trọng hơn vào trải nghiệm. Chiếc điện thoại tương lai có thể trở nên trong suốt, tích hợp các công nghệ thực tế ảo (AR) và hình ảnh 3D mang lại những xúc cảm mới lạ, siêu thực cho người dùng.
Camera ngày càng thông minh hơn với công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) giúp thỏa mãn nhu cầu thể hiện bằng hình ảnh của người dùng bình thường cũng như các nhiếp ảnh gia. Các ứng dụng như quay siêu chậm, chụp phơi sáng mà smartphone đã đạt được ghi lại các khoảnh khắc, đem lại những hình ảnh trải nghiệm mà bất kỳ ai cũng lay động và tương lai với tiến bộ của AI trên smartphone chắc chắn người dùng còn có thêm các trải nghiệm tuyệt vời hơn. Ngoài ra, công nghệ bảo mật cũng được chú ý đặc biệt.
Chân dung người dùng smartphone tương lai: Theo báo cáo của Nielsen: Tỉ lệ người sử dụng điện thoại thông minh so với số lượng những người sử dụng điện thoại thông thường chiếm 84% vào năm 2017, tăng 6% so với một năm trước (78%), trong đó 20% người Việt sử dụng smartphone cao cấp. Trong đó, người dùng sẽ ngày càng trẻ hóa, có nhu cầu thể hiện bản thân, làm việc và giải trí đa dạng, kết nối mọi lúc mọi nơi và nắm bắt xu hướng nhanh chóng trong kỷ nguyên số hóa giao tiếp hình ảnh.
Theo Danviet.vn
Samsung và Xiaomi chiếm 60% thị phần smartphone tại Ấn Độ
Thị trường smartphone tại Ấn Độ - quốc gia đông dân thứ 2 thế giới đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt của các ông lớn, trong đó có Samsung và Xiaomi.
Theo báo cáo của hãng nghiên cứu Canalys, trong quý 2, cả Samsung và Xiaomi đều bán được gần 10 triệu điện thoại thông minh tại Ấn Độ. Cả hai đang chiếm 60% thị phần tại quốc gia này.
Cụ thể, Samsung đạt mức tăng trưởng 47% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm khoảng 30% thị phần, mức tăng kỷ lục nhất của hãng kể từ năm 2015. Xiaomi cũng tăng trưởng vượt bậc tới 106% so với cùng kỳ và chiếm 30% thị phần.
Trong quý 2, Samsung bán được 2,3 triệu chiếc Galaxy J2 Pro trong khi Xiaomi cũng đưa được 3,3 triệu chiếc Redmi 5A đến tay người dùng. Đây là hai thiết bị bán chạy nhất của Samsung và Xiaomi.
Samsung và Xiaomi đang cạnh tranh quyết liệt về thị phần tại Ấn Độ - Ảnh: Canalys.
Nếu Samsung và Xiaomi khá thuận lợi thì Apple vẫn đang vật lộn tìm chỗ đứng tại Ấn Độ. Nguyên nhân do những chiếc iPhone có mức giá cao hơn rất nhiều so với mức thu nhập bình quân của người dân. Theo đó, doanh số của iPhone chưa đạt nổi 1 triệu chiếc trong quý 2. Sản lượng nhập khẩu iPhone tới quốc gia này cũng giảm tới 50% so với quý đầu năm.
Không chỉ Xiaomi "ăn nên làm ra" tại Ấn Độ, 2 đồng hương Vivo và Oppo cũng đang phát triển mạnh, với thị phần lần lượt 11% và 10%.
Trong bối cảnh nhiều thị trường lớn đang bão hòa về điện thoại thông minh, các hãng công nghệ tên tuổi đang rất quan tâm tới Ấn Độ. Thị trường này hấp dẫn nhờ dân số 1,3 tỷ người nhưng nhiều trong số đó chưa sở hữu smartphone.
Nam Nguyễn
Theo Zing
Pixel 3 và Pixel 3 XL sẽ phá vỡ giới hạn của Pixel 2 Cặp Google Pixel 3 và Pixel 3 XL là hai trong số smartphone được mong chờ nhất trong nửa cuối năm nay. Chúng ta đang bước vào nửa cuối năm 2018 và háo hức chờ đợi hàng loạt điện thoại thông minh cao cấp ra đời. Ngoài Galaxy Note 9 của Samsung, LG V40 hay bộ ba iPhone mới của Apple còn có...