Tiến độ 3 dự án cao tốc Bắc Nam được chuyển sang đầu tư công giờ ra sao?
Chiều 6/9, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã thông tin chi tiết về tiến độ ba dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam được chuyển sang hình thức đầu tư công gồm Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây.
Gia hạn thời điểm đóng thầu thêm 10 ngày
Bộ GTVT cho biết, Bộ này nhận thức rõ đây là các dự án thành phần thuộc dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đồng thời phải khẩn trương triển khai nhằm thúc đẩy công tác đầu tư công, thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế .
Video đang HOT
Ông Nguyễn Duy Lâm – Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng Công trình giao thông – cho biết, để đảm bảo tiến độ, ngay thời điểm Chính phủ đề xuất Quốc hội chủ trương chuyển đổi đối với 3 dự án, Bộ GTVT đã chủ động lên kế hoạch, huy động đội ngũ cán bộ chủ chốt, có kinh nghiệm của các cơ quan đơn vị tham mưu, các Ban quản lý dự án (BQLDA) tập trung thời gian kể cả ngày nghỉ và ngoài giờ, khẩn trương tiến hành rà soát, chuẩn bị điều chỉnh các hồ sơ, thủ tục liên quan.
Hoạt động này được thực hiện song song, đồng thời với công tác chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với 3 dự án đó theo hình thức PPP đã được xác định tại Nghị quyết 52/2017/QH14. Vì vậy, sau khi Quốc hội, Chính phủ có Nghị quyết chuyển đổi hình thức đầu tư, Bộ GTVT đã kịp thời thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thiết kế kỹ thuật, dự toán, hồ sơ mời thầu các gói thầu thuộc dự án đảm bảo tuân thủ trình tự và quy định pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng, pháp luật về đấu thầu.
Theo ông Lâm, việc lựa chọn được các nhà thầu đáp ứng được năng lực, có kinh nghiệm là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng và tiến độ thi công. Ngày 4/9/2020, BQLDA 7 và BQLDA Thăng Long đã tổ chức đóng, mở thầu 13/13 gói thầu đảm bảo công khai, minh bạch theo đúng quy định pháp luật về đấu thầu và có sự tham gia chứng kiến của đại diện Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) – Bộ Công an…
Theo đó, dự án Mai Sơn – Quốc lộ 45 gồm 5 gói thầu Xây lắp, có 60 đơn vị mua hồ sơ mời thầu (HSMT) với tổng số 140 bộ HSMT; Dự án Vĩnh Hảo – Phan Thiết với 4 gói thầu Xây lắp, có 61 nhà thầu mua 140 bộ HSMT; Dự án Phan Thiết – Dầu Giây với 4 gói thầu Xây lắp có 32 đơn vị mua HSMT với tổng số 74 bộ HSMT. Để đảm bảo minh bạch và tăng thêm số lượng nhà thầu tham gia dự thầu Bộ GTVT đã có văn bản chỉ đạo các BQLDA hoàn thiện các tục theo quy định, gia hạn thời điểm đóng thầu thêm 10 ngày (đóng thầu, mở thầu vào 14h00 ngày 14/9/2020).
Giám đốc các Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng
Ông Dương Viết Roãn, Giám đốc BQLDA Thăng Long, cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ GTVT, Ban sẽ tiến hành kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo Tổ chuyên gia đấu thầu tổ chức đánh giá các hồ sơ dự thầu đảm bảo công bằng, minh bạch, chính xác và tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu; phối hợp chặt chẽ các cơ quan liên quan căn cứ chức năng trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh(nếu có), tổ chức thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định.
“Trước mắt trong khâu chấm thầu, chúng tôi sẽ đánh giá sơ bộ để chọn ra những gói thầu ít vướng mắc nhất, cố gắng đối với mỗi Dự án chọn ra được một gói thầu để có thể lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật và của HSMT, đáp ứng thời gian yêu cầu để quyết tâm khởi công xây dựng tối thiểu 01gói thầu/01dự án vào cuối tháng 9/2020, các gói thầu còn lại trong tháng 10/2020 “, ông Roãn nói.
Ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT, cho biết, Bộ luôn phối hợp chặt chẽ với các địa phương có dự án đi qua để thúc đẩy quyết liệt và hiệu quả hơn trong công tác giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao mặt bằng, công địa sạch cho các nhà thầu thi công, tránh tình trạng “xôi, đỗ” gây ảnh hưởng đến tiến độ cũng hiệu quả trong thi công. Bộ cũngchủ động có văn bản gửi các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước đề nghị tham gia phối hợp từ đầu nhằm giám sát, kịp thời chấn chỉnh, ngăn ngừa tiêu cực, phòng chống tham nhũng trong hoạt động xây dựng cơ bản (nếu có) . “Giám đốc BQLDA phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước Bộ, trước lãnh đạo Bộ về tiến độ, chất lượng của Dự án”, ông Nhật nói.
Các đoạn Cao Bồ – Mai Sơn, Cam Lộ – La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2 thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 được đầu tư công theo Nghị quyết 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 của Quốc hội đến nay đang triển khai thi công xây dựng các gói thầu.
Cổ đông yêu cầu lãnh đạo Cảng Quy Nhơn (QNP) giải trình suất đầu tư dự án
Cổ đông yêu cầu HĐQT QNP và CMB phải đưa các số liệu về giá cả nguyên vật liệu thực tế tại thời điểm lập báo cáo.
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) trong văn bản gửi các cơ quan quản lý nhà nước dẫn phản ánh của các cổ đông CTCP Cảng Quy Nhơn (mã QNP) mới đây đề nghị HĐQT QNP, HĐQT Vinalines giải thích tại sao tổng mức đầu tư dự án Cải tạo bến 1 Cảng Quy Nhơn là 497 tỷ đồng, trong khi khối lượng xây dựng thực tế thấp hơn nhiều so với các dự án có mức đầu tư thấp hơn như Cảng VIP Port là 392 tỷ đồng.
Cổ đông đã yêu cầu CMB - đơn vị tư vấn lập dự toán, cung cấp vài gói trúng thầu tại VIP Port thì thấy rằng, giá trúng thầu thực tế giảm từ 35% - 20% do CMB lập. Cổ đông QNP cho rằng, đối với doanh nghiệp nhà nước, nếu không chặt chẽ trong tổ chức lập dự toán và đấu thầu thì cổ đông và Nhà nước dễ dàng bị rút ruột .
Cổ đông đã yêu cầu HĐQT QNP và CMB phải đưa các số liệu về giá cả nguyên vật liệu thực tế tại thời điểm lập báo cáo, chứ không dựa vào các bảng giá của địa phương từ nhiều năm trước đó; thu thập số liệu thắng thầu thực tế (không phải số dự toán) tại các công trình xây dựng cầu tầu, cảng biển của các đơn vị tư nhân kinh doanh hiệu quả như Hòa Phát, Gemadept, Viconship, Cảng Nghi Sơn... để làm cơ sở xây dựng tương đối về giá dự toán; đồng thời phân tích về tình hình giá cả nguyên vật liệu, tình hình thị trường đấu thầu để làm cơ sở xây dựng giá thầu.
Địa ốc Sài Gòn (SGR) thông qua phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn (Mã chứng khoán: SGR - sàn HOSE) thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức tăng vốn điều lệ từ 455,4 tỷ đồng lên 600 tỷ đồng. Cụ thể, Địa ốc Sài Gòn dự kiến phát hành thêm gần 14,5 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng,...