Tiền điện tử Ethereum tìm cách cải tiến công nghệ giảm thiểu tác hại về môi trường
Ethereum, đồng tiền điện tử phổ biến thứ 2 trên thế giới, sau đồng bitcoin, thông báo sẽ sớm cải tiến công nghệ chuỗi khối (blockchain) để hạn chế những ảnh hưởng của mạng tiền điện tử này với môi trường.
Đồng tiền kỹ thuật số Ethereum. Ảnh: AFP/TTXVN
Ethereum sẽ tiến hành cuộc cách mạng kỹ thuật quan trọng này vào tháng 9 tới. Cải tiến này xuất phát từ thực tế các loại tiền kỹ thuật số thời gian qua bị chỉ trích vì quá trình “đào” những loại tiền này đòi hỏi phải giải rất nhiều thuật toán phức tạp, sử dụng những máy tính mạnh, tiêu tốn nhiều năng lượng. Một blockchain là một sổ cái phi tập trung và có tính bảo mật cao ghi lại những giao dịch này khi các mã hóa được chuyển qua một mạng máy tính. Người dùng sẽ được xác nhận là “đào” thành công tiền điện tử thông qua cơ chế “chứng nhận công việc” (proof-of-work) để được thưởng tiền điện tử – nhưng chỉ sau khi họ chứng minh được là đã tham gia vào quá trình “đào” tiền tiêu tốn nhiều năng lượng này.
Ngành công nghiệp tiền điện tử được định giá khoảng 1.000 tỷ USD. Tuy nhiên, giá trị của tiền điện tử ethereum cũng đã giảm mạnh khoảng 55% kể từ đầu năm tới nay. Ethereum phổ biến vì hầu hết các tài sản kỹ thuật số được mua và bán bằng đồng tiền này. Một phần vì người dùng có thể tạo ra “những hợp đồng thông minh” hoặc những mã thuật toán máy tính có thể thực hiện những giao dịch đã được cụ thể hóa cho những chức năng khác nhau.
Video đang HOT
Lennart Ante, giám đốc điều hành (CEO) của Phòng nghiên cứu Blockchain, cho biết công nghệ blockchain của ethereum hiện đã là hạ tầng cơ bản của hầu hết hệ sinh thái tiền điện tử. Hầu như mọi thứ đều phụ thuộc vào ethereum. Vài năm trước cũng có một số nền tảng tương tự như Solana hay Cadano nhưng đến nay không có nền tảng nào phát triển thành mạng lưới rộng lớn với số lượng lớn người phát triển, các dự án và thành công được như ehtereum. Cũng chính vì sự phổ biến này nên trách nhiệm phải giảm thiểu những ảnh hưởng môi trường từ phía ehtereum lại càng cấp bách hơn để tránh bị tẩy chay.
Chuyên gia tiền điện tử Eswar Prasad, thuộc Đại học Cornell, khẳng định quá trình “đào” tiền điện tử rất hại về mặt môi trường, tốn kém và không hiệu quả. Bên cạnh đó, những hậu quả về mặt khí thải carbon do hệ thống blockchain phi tập trung gây ra rất khó để xác định vì các nguồn sử dụng điện không phải lúc nào cũng minh bạch. Ehtereum hiện tiêu hao khoảng 45 terawatt giờ điện năng mỗi năm trong khi Bitcoin tiêu hao khoảng 95 terawwatt giờ điện năng mỗi năm, tương đương mức tiêu thụ của cả nước Pakistan trong 1 năm.
Nhà sáng tạo ethereum Vitalik Buterin đã lên kế hoạch cải tiến bằng cách thay đổi cơ chế chứng nhận. Giới chuyên gia nhận định việc thay đổi cơ chế chứng nhận sẽ giúp ethereum giảm khoảng 99% lượng điện tiêu thụ, qua đó giúp người dùng thực hiện các giao dịch nhanh hơn và hiệu quả hơn. CEO Ante cho biết mức điện năng tiêu thụ sẽ về gần bằng 0, không cần tới các phần cứng, chỉ cần phần mềm. Tuy nhiên, chuyên gian Prasad đánh giá cơ chế mới “không hoàn hảo” xét về tính thanh khoản và những lo ngại từ chính phủ. Ngoài ra, nhiều người dùng có thể sẽ vẫn muốn sử dụng năng lượng để “đào” tiền điện tử và chuyển qua dùng các đồng tiền điện tử khác.
Big Tech Trung Quốc trải qua quý tồi tệ nhất lịch sử
Do chính sách zero-Covid của Trung Quốc, các hãng công nghệ lớn nước này trải qua quý tăng trưởng tồi tệ chưa từng có.
Trong quý II, hãng thương mại điện tử (TMĐT) Alibaba ghi nhận doanh thu quý gần như không tăng trưởng, trong khi công ty mạng xã hội Tencent lần đầu sụt giảm doanh thu. Tăng trưởng của JD.com, nền tảng TMĐT lớn thứ hai Trung Quốc, chậm nhất lịch sử, còn hãng xe điện Xpeng lỗ sâu hơn dự kiến.
Vốn hóa thị trường của các công ty này là hơn 770 tỷ USD.
Các hãng công nghệ Trung Quốc, bao gồm Alibaba, tăng trưởng chậm lại so với trước đây. (Ảnh: Getty Images)
Từ tháng 3 tới tháng 6, số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc tăng đột biến. Trung Quốc áp dụng chính sách zero-Covid nghiêm ngặt, đặt ra hàng loạt biện pháp như phong tỏa, xét nghiệm đại trà để khống chế dịch bệnh. Các thành phố lớn, bao gồm Thượng Hải, bị đóng cửa nhiều tuần.
Kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 0,4% trong cùng kỳ, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng cũng như chi tiêu từ các công ty vào quảng cáo hay điện toán đám mây. Những cơn gió chướng không buông tha ngay cả các "ông lớn" công nghệ.
Tại cuộc điện đàm sau khi báo cáo kết quả kinh doanh tháng này, Daniel Zhang - CEO Alibaba - thừa nhận doanh số bán lẻ giảm so với năm trước do Covid-19. Mạng lưới hậu cần của công ty bị ảnh hưởng, một số dự án điện toán đám mây bị ngưng trệ.
Tencent, chủ sở hữu WeChat, cũng cảm nhận ảnh hưởng của chính sách zero-Covid. Doanh thu từ dịch vụ tài chính tăng trưởng chậm hơn các quý trước vì ít người ra ngoài và sử dụng dịch vụ thanh toán di động WeChat Pay hơn. Mảng quảng cáo trực tuyến giảm mạnh khi các công ty thắt chặt ngân sách.
JD.com khá hơn vì kiểm soát nhiều chuỗi cung ứng hậu cần và hàng tồn kho. Song, chi phí thực hiện đơn hàng và hậu cần gia tăng vì phong tỏa. Xpeng kỳ vọng giao 29.000 đến 31.000 xe điện trong quý III, kém hơn mong đợi. Chủ tịch Brian Gu cho biết, số khách ghé thăm các cửa hàng thấp hơn trước do tình hình hậu Covid.
Khi dịch bệnh bùng phát, các "gã khổng lồ" Internet Trung Quốc tận hưởng tăng trưởng bùng nổ do mọi người chuyển sang các dịch vụ trực tuyến như mua sắm, chơi game. Chính điều này khiến rất khó so sánh số liệu giữa hai năm. Khi kinh tế Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức hơn phía trước, môi trường kinh tế vĩ mô càng khắc nghiệt.
Trong khi đó, môi trường quản lý cũng ngày một nghiêm khắc. Trong 2 năm qua, chính phủ ban hành các chính sách quản lý khắt khe trong mọi lĩnh vực, từ game đến bảo vệ dữ liệu.
Với việc tỉ lệ tăng trưởng rơi mạnh so với các năm trước, các nhà đầu tư trở nên cảnh giác về triển vọng của công nghệ trong nước. Trước đây, Tencent, Alibaba và JD.com thường duy trì tăng trưởng doanh thu hàng năm trên 25%. Theo Tariq Dennison, Quản lý tài sản tại hãng GFM Asset Management, nếu quý II là dấu hiệu cho thấy họ sẽ trở về mức tăng trưởng một chữ số hơn là tình thế tạm thời, nó chắc chắn ảnh hưởng lớn đến việc định giá cổ phiếu.
PT trên cổ tay và cách người dùng Galaxy mang phòng tập đi bất cứ đâu Một chiếc tai nghe, smartphone, thảm tập và Galaxy Watch5 Pro là tất cả những gì bạn cần để có thể luyện tập ở bất cứ đâu. Quỹ thời gian hạn hẹp và động lực không đủ là 2 trong số những lý do khiến người dùng trì hoãn việc tập luyện. Huấn luyện viên sức khỏe Lynne Johnson, Trung tâm sức khỏe...