Tiền đạo Brazil: ‘Cầu thủ Thái Lan rất sợ nắng’
Tiền đạo người Brazil đã chia sẻ những điều anh từng trải qua ở Thái Lan, cũng như đưa ra những so sánh tương đối với bóng đá Việt Nam.
VIDEO: Viettel, Hà Nội ‘khóc thét’ khi nhìn lịch thi đấu V-League? (Nguồn: Next Media)
Pedro Paulo từng thi đấu cho CLB Lampang ở Thái Lan trước khi sang Việt Nam đầu quân cho Sài Gòn FC. Cầu thủ này đã có những sự so sánh tương đối về 2 nền bóng đá trong khu vực Đông Nam Á.
Pedro Paulo chia sẻ: “Tôi từng có trải nghiệm ở Thái Lan trước khi sang Việt Nam nên có thể nhận xét rằng trình độ của bóng đá Việt Nam, cách vận hành và quản lý tại CLB Việt Nam đang đi lên từng ngày.
Chuyện của tôi không đại diện cho tất cả hay số đông, nhưng cũng có tính chất tham khảo. Ngoài việc tôi bị nợ gần nửa năm tiền lương, cách hành xử của CLB Lampang – nơi tôi từng thi đấu – rất kỳ lạ. Ở đó, họ tập ít, gần như là không tập. Phải 5h chiều hàng ngày, đội mới ra sân vì cầu thủ… sợ nắng. Ra sân chỉ khởi động nhẹ nhàng, trêu đùa vài câu rồi giải tán. Mỗi buổi tập thường chỉ diễn ra trong 30 phút, dài lắm chỉ 45 phút. Khái niệm vào phòng gym tăng cường thể chất không tồn tại ở đó” – theo VNE.
Pedro Paulo (số 11) cùng đội tuyển U17 Brazil năm 2011
Pedro Paulo sinh ngày 10 tháng 2 năm 1994. Anh là thành viên của đội tuyển U17 Brazil tham dự giải vô địch bóng đá U17 Nam Mỹ vào năm 2011. Anh thi đấu 8 trận và ghi được 2 bàn trong chiến thắng 4-3 trước U17 Venezuela tại trận mở màn.
Rất nhiều người bạn của Pedro Paulo hiện nay đang là những ngôi sao hàng đầu tại châu Âu như Marquinhos, Emerson hay Piazon. Mặc dù vậy, đối với tiền đạo sinh năm 1994, việc thi đấu ở Đông Nam Á hay châu Âu không có quá nhiều điều khác biệt. Với Pedro Paulo, anh trân trọng những gì mình đang có, bóng đá là một niềm vui, một đam mê và một nghề nghiệp.
Pedro Paulo: 'Đá ở Anh hay Pháp chẳng khác gì Việt Nam'
Không thể sang châu Âu thi đấu như nhiều đồng đội vô địch U17 Nam Mỹ 2011, Pedro Paulo - tiền đạo của Viettel - vẫn cảm thấy biết ơn Thượng đế vì sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc tại Việt Nam.
Pedro trò chuyện với VnExpress tại Hà Nội đầu tháng 3/2021. Ảnh: An Ngọc.
- Sau hai năm ổn định cuộc sống ở Sài Gòn FC, vì sao anh quyết định chuyển tới Viettel?
- Cầu thủ chuyên nghiệp nào cũng muốn tìm kiếm thử thách mới, nhất là khi nó mang lại những trải nghiệm bóng đá đỉnh cao. Viettel là nhà vô địch V-League, được chơi cho đội bóng mạnh nhất một giải vô địch quốc gia là điều tôi chưa làm được trước đó. Tới Viettel, tôi cũng được thi đấu tại AFC Champions League. Chỉ những lý do chuyên môn đó thôi đã đủ thuyết phục tôi.
- Nhưng anh ra đi đúng lúc Sài Gòn FC thay máu nhân sự, thanh lý tới 20 cầu thủ, đổi HLV... Thực hư tin đồn về "cuộc nội chiến" ở đội bóng này là thế nào?
- Quan hệ giữa ban huấn luyện, lãnh đạo với các cầu thủ Việt Nam thì tôi không rõ. Đó là nguyên tắc làm việc của một cầu thủ nước ngoài. Riêng tôi luôn biết ơn Sài Gòn FC, các HLV và đồng đội đã hỗ trợ tôi suốt hai năm qua. HLV Nguyễn Thành Công đã trao niềm tin tuyệt đối cho một kẻ xa lạ như tôi, đội trưởng Nguyễn Quốc Long đã sát cánh cùng tôi cả trong sân lẫn ngoài cuộc sống, còn HLV Vũ Tiến Thành giúp nâng tầm trình độ, nhận thức bóng đá của tôi.
Chuyện thay đổi màu áo hoàn toàn là ý chí chủ quan của tôi. Khi mùa giải sắp khép lại, lãnh đạo Sài Gòn FC nhiều lần hỏi ý kiến xem tôi muốn gì, cần nhận lương bao nhiêu hay có yêu cầu gì. Nhưng tôi từ chối đàm phán. Tôi không bao giờ muốn bị hiểu lầm mình là người không biết điều, đòi hỏi quá cao sau tất cả những gì đã nhận được ở Sài Gòn FC.
Thời còn ở Sài Gòn FC, Pedro Paulo rất thân thiết với các đồng đội Quốc Long, Geovane. Ảnh: FBNV
Một điểm quan trọng nữa là tôi muốn sống ở Hà Nội. Tôi không dám chắc là mình có thể ở đây thật lâu không, nhưng không khí của thành phố phù hợp với những người đã có gia đình và bắt đầu tất bật chuẩn bị cho hành trang của con cái. Sài Gòn náo nhiệt và vui vẻ, nhưng tôi thấy an toàn và dễ chịu khi ở Hà Nội. Nghe thì buồn cười vì nó chẳng liên quan gì tới chuyên môn, nhưng ở góc nhìn của người chồng, người cha, việc này rất quan trọng. Tôi ra đi không phải vì Sài Gòn FC trả ít tiền và Viettel trả nhiều tiền. Có những lời mời hấp dẫn hơn Viettel về mặt tài chính, nhưng tôi cần môi trường sống phù hợp để cân bằng, cần một đội bóng có tham vọng và cơ sở vật chất tốt, cần một HLV trưởng tin tưởng mình và có phương pháp khoa học, cần những trường học và bệnh viện đủ tốt. Tất cả yếu tố đó đưa tôi tới Viettel.
- HLV Trương Việt Hoàng có tác động lớn thế nào tới quyết định của anh về việc gia nhập Viettel?
- Trước khi về Viettel, tôi không biết nhiều về ông ấy. Nhưng chắc chắn, đó là HLV xuất sắc của bóng đá Việt Nam. Phải xuất sắc mới giúp Viettel vô địch V-League trong mùa giải bị đứt quãng liên tục như thế. Một số người bạn của tôi cũng kể rằng ông ấy từng giúp Hải Phòng suýt vô địch cả V-League lẫn Cup Quốc Gia, dù lực lượng không mạnh.
Tôi đã ở Hà Nội vài tuần để chuẩn bị cho thủ tục gia nhập Viettel. Thời gian ấy, tôi có dịp chứng kiến các buổi tập do HLV Trương Việt Hoàng điều hành. Theo quan điểm bóng đá của tôi, muốn biết một đội bóng có được tổ chức tốt hay không, phải nhìn vào các bài tập tình huống cố định và những bài tấn công biên tạt cánh. Đây là điểm chung giữa ông Hoàng và ông Vũ Tiến Thành. Phương pháp của họ hiện đại, cập nhật và khoa học.
Người ngoài thường suy nghĩ tình huống cố định hay tạt cánh - đánh đầu là cách tấn công khi đội bóng thiếu ý tưởng, bế tắc. Thực tế ngược lại hoàn toàn. Về cơ bản, số lượng cầu thủ tấn công luôn ít hơn cầu thủ phòng ngự trong những quả phạt vì đội hưởng đá phạt sợ dính phản công. Làm sao để bóng tìm tới vị trí thuận lợi nhất khi được treo vào trong nhưng vẫn đảm bảo nếu bị đối phương cắt được, pha phản công sau đó cũng không có tính sát thương cao. Đó là cái khó nhất, và một đội bóng tổ chức vị trí, nhân sự ở tình huống cố định sẽ phản ánh triết lý và tư tưởng của HLV trưởng. Viettel tổ chức bóng chết rất thông minh, và tính hợp lý ấy được ông Hoàng nhân bản ở các miếng đánh khác, giúp Viettel đăng quang.
- Có ý kiến rằng cả Sài Gòn FC lẫn Viettel đều "phụ thuộc vào Tây", nên mới tin tưởng vào Pedro. Anh nghĩ sao?
- 2020 là mùa giải bùng nổ của tôi, Geovane và một số tiền đạo nước ngoài khác. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu đúng bản chất của vấn đề: Tôi tỏa sáng vì những đồng đội Việt Nam đã giúp công việc ở phía trên của tôi dễ dàng hơn!
Không một đội bóng nào trên thế giới chỉ cần phất bóng cho tiền đạo và chờ anh ta tỏa sáng. Khi tôi ghi bàn, phải có người chuyền bóng đúng vị trí cho tôi chứ. Chưa hết, để tôi được thoải mái nhận bóng mà không bị hậu vệ đối phương kèm chặt, cũng cần có người chạy chỗ, thu hút sự chú ý và làm phân tán hệ thống phòng ngự.
Pedro là Vua phá lưới V-League 2020 với 12 bàn ghi cho Sài Gòn FC. Ảnh: Đức Đồng
Những ý kiến như thế không đúng chuyên môn, và cũng hạ thấp giá trị, đóng góp của những cầu thủ Việt Nam. Ngay trong câu chuyện ở Sài Gòn, Geovane vốn dĩ không phải tiền đạo. Geovane xuất phát điểm là tiền vệ trung tâm, thời gian đầu tới Việt Nam chơi tiền vệ phòng ngự. Nhưng tiền vệ Cao Văn Triền chơi xuất sắc ở vai trò đó, nên Geovane được đẩy lên cao, vô tình phát hiện thêm một năng lực khác mà trước đây cậu ấy chưa nghĩ tới.
Tôi từng có trải nghiệm ở Thái Lan trước khi sang Việt Nam nên có thể nhận xét rằng trình độ của bóng đá Việt Nam, cách vận hành và quản lý tại CLB Việt Nam đang đi lên từng ngày. Ít nhất, trong câu chuyện của tôi là như thế. Còn nếu cứ cố bới móc hay so sánh với các nền bóng đá lớn trên thế giới thì cãi nhau cả ngày cũng không hết.
- Vậy, bóng đá ở Thái Lan có gì khác và giống, hơn và kém Việt Nam từ góc nhìn của anh?
- Chuyện của tôi không đại diện cho tất cả hay số đông, nhưng cũng có tính chất tham khảo. Ngoài việc tôi bị nợ gần nửa năm tiền lương, cách hành xử của CLB Lampang - nơi tôi từng thi đấu - rất kỳ lạ. Ở đó, họ tập ít, gần như là không tập. Phải 5h chiều hàng ngày, đội mới ra sân vì cầu thủ... sợ nắng. Ra sân chỉ khởi động nhẹ nhàng, trêu đùa vài câu rồi giải tán. Mỗi buổi tập thường chỉ diễn ra trong 30 phút, dài lắm chỉ 45 phút. Khái niệm vào phòng gym tăng cường thể chất không tồn tại ở đó. Nó làm tôi thấy khó hiểu vì cơ sở vật chất ở Thái Lan rất tốt, sân bóng ở các hạng đấu đều sở hữu chất lượng mặt cỏ cao.
Một phần cũng vì năm ấy, tôi lần đầu tới châu Á, không có kinh nghiệm, chưa biết thích nghi với đời sống, văn hóa cầu thủ bản địa. Khi tới Việt Nam cũng có những va vấp ban đầu nhưng tuyệt nhiên, những điều căn bản nhất của công việc luôn được đảm bảo. Ngày tôi xuống sân bay và di chuyển về bản doanh CLB ở Thái Lan, HLV bảo tôi ra sân tập chạy. Xong tập thêm được 3-4 buổi, mà mỗi buổi có chừng ấy thời gian, rồi bảo tôi vào sân đá chính, đặt chỉ tiêu sáu trận đầu tiên phải ghi tám đến mười bàn.
Trải nghiệm ở Thái Lan của tôi gần giống với hệ thống vận hành bóng đá ở Brazil. Ở quê tôi, tập là phụ, còn thi đấu mới là quan trọng. Nhưng khó để so sánh với Brazil vì mỗi đứa trẻ sinh ra ở đó đã va chạm với bóng đá. Món quà sinh nhật đầu tiên của tôi là một quả bóng. Tính ganh đua, chiến đấu ở Brazil để trở thành một cầu thủ bóng đá rất khủng khiếp. Hơn nữa, bóng đá thực chiến ở Brazil lại giống V-League ở chỗ các hậu vệ tranh chấp rát, sẵn sàng va chạm và chơi bạo lực chứ không nhẹ nhàng, "hời hợt" như Thái Lan.
- Tính cạnh tranh ở Brazil quá cao, và đó là lý do khiến anh tìm tới Đông Nam Á, một nền bóng đá kém phát triển hơn, dù xuất phát điểm của anh là thành viên đội U17 Brazil vô địch U17 Nam Mỹ 2011?
- Khi bước chân vào thế giới bóng đá ở Brazil, bài học đầu tiên của mỗi cầu thủ là ghi nhớ câu nói: Không thể biết phía trước là gì. Đặc thù của bóng đá Brazil là số đông đều muốn thi đấu ở các vị trí tấn công và luôn hướng tới hình tượng của Ronaldo hay Ronaldinho. Vì thế, sự cạnh tranh ở các vị trí như tiền đạo hay tiền vệ công là quá lớn.
Hãy tưởng tượng có 1.000 người tranh suất đá chính tiền đạo cắm ở Sao Paulo, nhưng chỉ một người được chọn. Như vậy là người đó giỏi hơn 999 người còn lại? Không sai, nhưng cũng không đúng hoàn toàn. Thậm chí, còn phải đặt ra câu hỏi là có bao nhiêu người ngoài 1.000 thí sinh dự tuyển đó chưa được phát hiện, hoặc đã chia tay bóng đá vì không muốn đi theo nghiệp này? Và có khả năng nào nếu những người đó vẫn theo đuổi sự nghiệp thì bây giờ đã trở thành ngôi sao hạng A không? Hoàn toàn có thể chứ!
Pedro Paulo (số 11) trong màu áo U17 Brazil năm 2011. Ảnh: FBNV
Bóng đá là môn nghệ thuật mà tính thời điểm chiếm vai trò tiên quyết tới thành công của một con người. Bạn giỏi, bạn cố gắng, nhưng đội trưởng mới 29 tuổi và vẫn còn thi đấu thêm 5-6 năm nữa. Cơ hội của bạn ở đâu trong hoàn cảnh ấy? Tất nhiên, tôi không lấy lý do đó để giải thích cho việc mình không còn chơi bóng ở những giải đấu hàng đầu thế giới. Nhưng về cơ bản là vậy, và câu chuyện của tôi có thể sẽ phản ánh phần nào tính "tùy biến, ngẫu nhiên và khó lường" của bóng đá.
- Rút cuộc, rào cản nào ngăn anh tiến lên đội một Cruzeiro, hay xa hơn là một đội bóng ở châu Âu và suất vào tuyển Brazil?
- Có một sự thật không được thừa nhận rộng rãi. Brazil là quốc gia xuất khẩu cầu thủ hàng đầu thế giới, ngang ngửa Argentina và Pháp, nhưng cũng là quốc gia chứng kiến thị trường chuyển nhượng vô cùng sôi động. Các CLB lớn ở Brazil không chỉ đá Serie A mà còn tham dự giải đấu của bang, Copa Libertadores, Copa Sudamericana và hệ thống thi đấu ấy dẫn tới thực tế: Họ chi tiền liên tục để chiêu mộ cầu thủ giỏi.
Bước lên đội một không phải chuyện đơn giản và có lẽ, bóng đá Brazil khắc nghiệt hơn cả Ngoại hạng Anh hay La Liga ở điểm này. Tôi đã nhìn thấy cơ hội để bước lên tầm cao mới, nhưng trong bốn năm tập ở tuyến trẻ Cruzeiro, tôi dính ba chấn thương nặng, đều là những tổn thương đứt dây chằng chéo cần phẫu thuật. Lần đầu là năm 2011, nhưng khi ấy, tôi vẫn vượt qua mạnh mẽ để sát cánh cùng Lucas Piazon, Marquinhos dự giải U17 Nam Mỹ. Nhưng tới năm 2013, giai đoạn chiến đấu gắt gao cho vị trí đá chính ở đội một, tôi liên tiếp bị dập dây chằng tới hai lần, buộc phải nghỉ thi đấu bốn tháng. Chấn thương đó đã khép lại cánh cửa của tôi ở Cruzeiro.
Cuối cùng, ban lãnh đạo thống nhất gửi tôi sang Atletico PR theo dạng cho mượn. Ở đây, bi kịch chưa chịu dừng lại. Tôi vẫn nhớ đó là trận gặp Botafogo, tôi được điền tên trong danh sách đăng ký thi đấu. Ông nội hôm ấy đã dự định tới sân dự khán, muốn chứng kiến cột mốc mới của cháu trai. Nhưng trên đường, ông gặp tai nạn giao thông và không qua khỏi.
Chấn thương đầu gối và tinh thần kiệt quệ làm tôi đánh mất chính mình. Hai lần "học việc" sau đó, bao gồm một lần tới Bồ Đào Nha ăn tập với Rio Ave, đều thất bại. Nhưng sau này, với những gì Chúa trả lại, tôi thấy giấc mơ thành ngôi sao không còn quan trọng nữa.
- Vậy điều gì với anh mới là quan trọng nhất?
- Tôi luôn nghĩ rằng, con người thường quan tâm tới cái ta "muốn" chứ ít để ý tới những điều bản thân thật sự "cần". Tôi cũng muốn như Marquinhos, được sang châu Âu, khoác áo Roma, PSG rồi chơi ở Champions League. Tôi cũng muốn như Emerson Palmieri, được đá cho Chelsea, hưởng bầu không khí Ngoại hạng Anh. Nhưng, thứ tôi cần là được chơi bóng, có thể lo toan cuộc sống nhờ công việc mình yêu mến. Vì thế, được ra sân mỗi tuần ở Việt Nam là món quà tuyệt vời nhất cuộc sống mang lại cho tôi.
Sau tất cả, tôi càng trân trọng những gì mình có. Bạn tôi chơi ở giải VĐQG Pháp, Anh, tôi chơi ở giải VĐQG Việt Nam. Bạn tôi chơi ở Champions League châu Âu, tôi chơi ở Champions League châu Á. Những khái niệm ấy thực chất có khác biệt không? Theo tôi là không. Vẫn là giải VĐQG, vẫn là bóng đá chuyên nghiệp, có khác là khác ở cái tên và vị trí địa lý. Dân tộc nào cũng bình đẳng, con người ở đâu cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc và bóng đá ở Việt Nam, Thái Lan hay Anh tóm lại cũng chỉ là bóng đá, một niềm vui, một đam mê và một nghề nghiệp.
Pedro hài lòng với cuộc sống ở Việt Nam bên cạnh người vợ Thái Lan và hai con gái. Ảnh: FBNV
10 năm trước, tôi là đồng đội của Marquinhos, của Emerson, của Piazon ở U17 Brazil. 10 năm sau, chúng tôi vẫn là bạn, vẫn trong nhóm trò chuyện hàng ngày. Thấy bạn thành công, tôi mừng cho họ và họ cũng mừng cho tôi. Chúng tôi có thể làm việc ở những quốc gia khác nhau nhưng tổng kết, ai cũng là cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Không có sự phân biệt đối xử hay ghen ghét, đố kỵ nào ở đây. Bật mí cho các bạn là ngay trước cuộc phỏng vấn này, tôi mới biết nếu không vì Covid-19, Marquinhos và Emerson đã tới Việt Nam du lịch vào hè 2020. Họ đều mua vé, đặt dịch vụ hết cả nhưng phải hủy lịch trình vì dịch bệnh. Marquinhos vẫn động viên tôi và nói: "Mừng cho cậu vì tìm thấy hạnh phúc ở Việt Nam".
Cuối cùng, bóng đá dạy cho tôi bài học "Phải tôn trọng sự khác biệt". Tôi thường lấy câu chuyện của Oscar (cầu thủ nhận 26 triệu USD mỗi năm tiền lương ở Trung Quốc) để chia sẻ với những người em, người bạn chưa tìm được chân lý trong cuộc sống. Oscar rời Chelsea ở đỉnh cao sự nghiệp để tới Trung Quốc. Người ta trách Oscar vì tiền mà phá hủy danh tiếng? Nhưng họ lại chẳng biết sau lưng Oscar là bao nhiêu con người trông chờ vào anh ấy, và cũng quên mất đó là thỏa thuận thương mại được các bên tự nguyện ký vào. Oscar không xin, và cũng không ép ai phải trả lương cao cho anh ấy. Sau cùng, trước khi là cầu thủ bóng đá, chúng tôi cũng là những con người hết sức bình thường với lo toan thường nhật như bao gia đình khác. Bạn phải làm một người tốt, mới có thể là một người thành công.
Dàn sao tấn công người Brazil nổi bật ở V.League 2021 Các đội bóng V.League ưa chuộng những cầu thủ tấn công người Brazil giàu kỹ thuật, có khả năng xử lý độc lập tốt. Geovane Magno (áo xanh) gia nhập CLB Hà Nội sau mùa giải 2020 và đã ghi được một bàn vào lưới đội Bình Dương ở vòng 2 V.League. Mùa trước, anh có đến 8 pha lập công và từng...